Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay với số người mắc bệnh ngày càng tăng, khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Đặc biệt là những người có tính chất công việc phải ngồi nhiều, đứng nhiều, thói quen sinh hoạt không khoa học... và bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính đó là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy cụ thể bệnh trĩ là gì? bệnh trĩ có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về những vấn đề này nhé.


Bệnh trĩ là gì?
Trong dân gian, người ta còn gọi bệnh trĩ với một tên khác đó là lòi dom. Trong cơ thể mỗi người chúng ta có những mạch máu, còn được gọi là các tĩnh mạch, khi những tĩnh mạch ở hậu môn bị co giãn quá mức sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Bệnh trĩ trong giai đoạn đầu thường chỉ có cảm giác ngứa rát một chút, nhưng về lâu dài người bệnh sẽ đi cầu ra máu và ngứa rát hậu môn nhiều hơn.

Vì là một trạng thái sinh lý khá bình thường nên bệnh trĩ xuất hiện không rõ ràng, không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh mà chỉ dựa vào các dấu hiệu của bệnh. Khi bị bệnh trĩ, trong thời gian đầu người bệnh có biểu hiện thường gặp nhất đó là đại tiện ra máu, ban đầu lượng máu rất ít chỉ thấm qua giấy vệ sinh, khi bệnh không được điều trị vè ngày càng tiến triển thì lượng máu ngày càng tăng dần, xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, cảm giác đau đớn khi đi đại tiện.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ là do chứng táo bón lâu ngày gây ra. Khi tình trạng táo bón kéo dài khiến cho lòng hậu môn chịu nhiều áp lực, các tĩnh mạch to và dãn ra. Ngoài ra, bệnh trĩ còn do nhiều nguyên nhân khác gây ra như ngồi, đứng quá lâu trong thời gian dài, lao động nặng nhọc, ngồi đại tiện quá lâu, quan hệ tình dục đường hậu môn, quan hệ tình dục quá độ, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh đẻ, những người mắc bệnh béo phì...

Dựa theo cấu trúc giải phẫu, bệnh trĩ được chia thành 3 loại chủ yếu như sau: bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó, bệnh trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại.



Bệnh trĩ có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh trĩ có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Bệnh trĩ thường làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân như chảy máu, đau đớn khi đi đại tiện... Nếu không điều trị kịp thời, đúng hướng sẽ khiến cho bệnh trĩ ngày càng tiến triển và chuyển sang giai đoạn nặng, lúc này cần có sự can thiệp của phẫu thuật.

Cho dù bạn mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoài đều có sự ảnh hưởng rất lớn nếu bạn chủ quan không đi thăm khám mà quyết định sống chung với căn bệnh khó chịu này. Những sự nguy hiểm tiềm ẩn sẽ dần dần xuất hiện, cụ thể như:

Bệnh trĩ gây nguy hiểm đến sức khỏe
- Nghẹt búi trĩ: Nếu không được điều trị kịp thời, có khả năng cao sẽ khiến cho các cơ vòng hậu môn bị nghẹt lại do áp lực tĩnh mạch trong trực tràng gây ra. Máu không thể lưu thông gây nghẹt búi trĩ, gây ra những cỏn đau vô cùng khó chịu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn, ápxe hậu môn...

- Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: Rất nhiều bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng nghẹt búi trĩ. Búi trĩ không thu vào bên trong được nên để lâu sẽ dẫn đến hoại tử, nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm trùng máu.

- Bệnh ung thư trực tràng: Nhiều người bệnh chủ quan về vấn đề bệnh trĩ của mình, khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng lan rộng, nhiễm trùng nặng, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng thành ung thư trực tràng.

- Dẫn tới thiếu máu: Thường kèm theo các triệu chứng đại tiện ra máu, lượng máu tiết ra ngày càng nhiều khi bệnh phát triển. Tình trạng này kéo dài dẫn tới thiếu máu, hay thậm chí dẫn đến viêm nhiễm gây nhiễm trùng máu, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

- Đặc biệt nguy hiểm đến nữ giới: Do kết cấu cơ thể của nữ giới, hậu môn và âm hộ nằm khá gần nhau. Khi mắc bệnh trĩ, các vi khuẩn tích tụ lại hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm hộ và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều đáng lo ngại hơn, nữ giới là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ hơn đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và sinh nở, vì thế chị em phải hết sức lưu ý.

Bệnh trĩ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
- Gây rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ khiến nhiều người luôn trong trạng thái lo lắng, hệ thần kinh căng thẳng, đau nhức vùng lưng dưới, dễ ngất xỉu, suy giảm trí nhớ... khiến cho cuộc sống của họ bị đảo lộn, đặc biệt là đối với nữ giới.

- Ảnh hưởng đến sinh lý: Bệnh luôn khiến nhiều người cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt là khi quan hệ tình dục luôn cảm thấy tự ti, e ngại, làm giảm khoái cảm. Không những vậy, khi quan hệ tình dục, những áp lực lên hậu môn tăng cao có thể khiến cho bệnh phát triển nặng hơn.

Vậy khi bị bệnh trĩ chúng ta nên làm gì?
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này. Do đó, phòng tránh táo bón chính là giải pháp tối ưu giúp hạn chế những nguy hiểm nhất định.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Người bệnh cần bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ vào bữa ăn hàng ngày để đường ruột hoạt động hiệu quả và phân không bị vón cục. Thực phẩm có nguồn chất xơ dồi dào phải được kể đến đó là ngũ cốc, các loại rau, hoa quả. Thực phẩm có khả năng nhuận tràng như các loại rau xanh, hạt lanh, lô hội, nho khô, giấm táo, nước dừa cũng là một những thực phẩm nên dùng.

- Uống đủ nước mỗi ngày (từ 2-2,5 lít nước): Điều này sẽ giúp cơ thể có đủ nước, đường tiêu hóa làm việc ổn định hơn.

- Xây dựng thói quen đi đại tiện khoa học: Mỗi ngày bạn nên rèn luyện thói quen đi đại tiện vào một khung giờ cố định, tốt nhất là vào sáng sớm (trong khung giờ từ 6-7 giờ sáng). Tuyệt đối không được nhịn đại tiện. Không ngồi trong WC quá lâu, không dùng điện thoại di động để lướt web, đọc báo hoặc chơi game mỗi lần đi đại tiện. Lưu ý đến việc vệ sinh sau mỗi lần đi cầu để tránh gây viêm nhiễm khu vực hậu môn và các vùng liên quan trực tiếp đến khu vực này.

- Chăm chỉ luyện tập và vận động: Nên rèn luyện thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày để khí huyết lưu thông tốt hơn. Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lộ vào các thời điểm thích hợp trong ngày như buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.

- Đối với những người phải ngồi làm việc thường xuyên hoặc đứng một chỗ quá lâu thì nên dành một ít thời gian để nghỉ ngơi và vận động đi lại sau mỗi tiếng làm việc. Tuyệt đối không được ngồi hoặc đứng quá lâu ở một chỗ khiến cho áp lực luôn đè nặng lên khu vực hậu môn. Luyện tập vừa phải, không quá sức, tránh những bài tập làm gia tăng áp lực lên vùng ổ bụng.

- Giữ tâm lý thoải mái: Luôn giữ cho mình tâm lý thật thoải mái, vui vẻ và lạc quan, tránh tình trạng căng thẳng, phiền muộn trong lòng. Đây cũng là một cách hữu ích để tránh khỏi sự tấn công của bệnh.