Theo báo cáo kết quả ước tính của UBGSTC Việt Nam, trong 9 tháng vừa qua, tỷ trọng vốn cho vay kinh doanh bất động sản và xây dựng đã giảm nhẹ từ 17,% xuống còn 16,8 % so với năm 2016.

Tình hình giảm nhẹ vay kinh doanh bất động sản

Theo báo cáo của tình hình kinh tế, tài chính mới nhất từ Ủy ban giám sát Tài chính quốc gia, tín dụng của nền kinh tế 9 tháng vừa qua của nền kinh tế tăng trưởng tích cực. Theo ước tính, tín dụng tăng trưởng tăng 11,5%, trái phiếu doanh nghiệp cũng tăng 12,9% so với năm ngoái.

Theo kết quả đó, trong đó cho thất về cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế, cho vay đối với hoạt động làm thuê, sản xuất vật phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng của những hộ gia đình tiếp tục tăng mạnh từ năm 2015 đến nay. Theo ước tính của UBGSTC, đến tháng 9/2017 dư nợ nhóm này đang chiếm tỷ trọng 15,7% tổng số cho vay, tăng từ mức 11,2% ở cuối năm 2016.

Theo đó, tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 22,4% len 23,4%. Tỷ trọng cho vay ngành nông lâm thủy hải sản giảm từ 8,3% xuống còn 7,6%, ngành buôn bán lẻ giảm từ 18,6 xuống 17,7%.

Đặc biệt trong ước tính của UBGSTC, tỷ trọng cho vay để kinh doanh bất động sản và ngành xây dựng giảm nhẹ từ 17,1% trong cuối năm 2016 xuống 16,8% vào cuối tháng 9/2017, trong đó cho vay ở ngành xây dựng chiếm vào 10,3%, cho vay để kinh doanh bất động sản chiếm 6,5%.

Xét theo kỳ hạn cho vay thì tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tiếp tục có xu hướng giảm.Tín dụng trung và dài hạn ước tăng lên 10,7% (cùng kỳ năm 2016 đã tăng 14,9%), chiếm đến 54% tổng tín dụng (cùng kỳ năm 2016 chiếm vào 55,6%).

Trên thị trường tài chính, tín dụng VNĐ vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong 9 tháng đầu năm 2017 đã cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể có thể thấy, tín dụng ngoại tệ ước tính tăng 12,9%, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,4% của cùng kỳ năm 2016 và chiếm đến 8,4% tổng tín dụng VNĐ. Tín dụng VNĐ ước tính tăng 13% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ 2016 tăng 14,4%), chiếm đến khoảng 91,6% (gần như không thay đổi so với cùng kỳ 2016).

Theo Kinh tế & Tiêu dùng