Hybrid View
-
12-11-2010 03:50 AM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Oct 2010
- Bài viết
- 571
- Được cám ơn 107 lần trong 54 bài gởi
ý kiến hay:"tìm con cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng mà chưa trả cổ tức 2010"
1 là đóng bảng đi chơi 2 tháng nữa quay lại thị trường.....
2 múc mấy con cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng mà chưa trả cổ tức 2010 ( giờ hàng kiểu này nhiều như quân nguyên)
đến tháng 3 năm sau ko vào trend thì coi như ăn cổ tức vẫn hơn gửi ngân hàng. vào trend thì có sẵn hàng để cuốn.
những yếu tố thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô gần đây cho thấy đây là thời điểm cần ưu tiên chính sách ổn định nền kinh tế hơn là ưu tiên phát triển thị trường chứng khoán.
Niềm hi vọng lớn nhất của thị trường hiện tại đó là niềm tin của đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt nam, P/E trung bình của VN đang ở mức hấp dẫn nhất trong nhóm nước đang phát triển trong khu vực nhưng dòng tiền nước ngoài vẫn chưa chảy tới , dòng vốn ĐTNN đến Việt nam có thể giúp “hạ nhiệt” tỉ giá, ổn định thị trường tiền tệ, đưa niềm tin của NĐT trở lại với thị trường. tuy nhiên với thực trạng hiện tại có lẽ chúng ta cần thời gian thêm nữa.
những vấn đề trên đây NĐT đưa vào danh sách những vấn đề cần theo dõi trong thời gian tới để đưa ra quyết định phù hợp.
ý kiến hay:"tìm con cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng mà chưa trả cổ tức 2010"
nào , chúng ta tìm xem con cổ phiếu nào ?
tìm đi , con nào ?
con nào nhỉ ?
con này.....
-
12-11-2010 08:15 AM #2
- Ngày tham gia
- May 2007
- Bài viết
- 48
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
-
13-11-2010 01:21 AM #3
Senior Member- Ngày tham gia
- Oct 2010
- Bài viết
- 571
- Được cám ơn 107 lần trong 54 bài gởi
ve vang
Theo chuyên gia kinh tế tài chính Lê Hồng Giang, có 2 lợi ích của việc mở gold ETF so với nhập vàng vật chất về bán cho dân.
Bài viết của chuyên gia kinh tế tài chính Lê Hồng Giang về các giải pháp cho tình trạng đô la hóa nền kinh tế và chữa cháy cơn sốt vàng hiện nay ở Việt Nam.
TIPS – giải pháp dài hạn cho tình trạng đô la hóa nền kinh tế
TIPS - Treasury Inflation Protected Securities - là trái phiếu chính phủ Mỹ phát hành có đặc điểm mệnh giá (face value) và coupon được điều chỉnh theo lạm phát (cụ thể là CPI).
Nhiều nước cũng phát hành loại trái phiếu này, có nước gọi là inflation linked bonds hoặc indexed bonds (trái phiếu ngừa lạm phát). Nguyên tắc của loại trái phiếu này rất đơn giản, vào thời điểm phát hành người ta ghi nhận giá trị của CPI ở thời điểm đó và sau đó hàng năm hiệu chỉnh mệnh giá theo giá trị CPI cuối cùng.
Ví dụ nếu CPI ban đầu là 100, một năm sau CPI tăng lên 108, nghĩa là lạm phát sau 1 năm là 8%, thì mệnh giá của TIPS được tăng lên 8% và coupon được tính theo mệnh giá mới.
Theo ý kiến của ông Giang, Chính phủ VN nên nhanh chóng nghiên cứu phát hành TIPS trên thị trường nội địa bởi 2 lý do.
Thứ nhất, đó là cách để những người dân bình thường có thể bảo toàn những khoảng tiết kiệm của họ cho tương lai. Cho dù giá vàng, giá đô la có biến động thế nào chăng nữa, nếu bạn đầu tư vào TIPS thì ít nhất bạn sẽ yên tâm số tiền của mình sẽ giữ được sức mua, và còn sinh lời chút đỉnh - phụ thuộc vào lãi suất thực (real yield) lúc mua.
Nếu loại chứng khoán này được phát hành rộng rãi và có thể mua bán được một cách dễ dàng/an toàn, khả năng người dân sẽ bớt tích trữ vàng và đô la như một hình thức tiết kiệm. Đồng tiền VN có thể vẫn chưa có uy tín cao, lạm phát VN có thể vẫn còn cao, nhưng có lẽ những xáo trộn tâm lý như mấy ngày qua sẽ giảm đi ít nhiều.
Lý do thứ hai là với việc phát hành TIPS để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách, Chính phủ sẽ có động lực yêu cầu NHNN phải kiểm soát lạm phát tốt, vì nếu không tiền trả lãi suất cho TIPS sẽ tăng cao.
Nói cách khác, thay vì hô hào hay ra nghị quyết kiểm soát lạm phát, đây là giải pháp kiềm chế lạm phát đáng tin cậy cho Chính phủ và NHNN (tất nhiên với điều kiện lượng TIPS phát hành phải đủ lớn và CPI phải được thống kê chính xác).
Ngoài ra số liệu về lãi suất của TIPS sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, nghiên cứu biết được kỳ vọng về lạm phát (inflation expectation) của thị trường/người dân, từ đó đưa ra những chính sách thích hợp hơn.
Việt Nam đã có kinh nghiệm và cơ chế để phát hành TIPS khi những năm 1982-1983 khi VN đang bị siêu lạm phát, Chính phủ đã từng phát hành một loại công trái có tính chất thay đổi theo lạm phát tương tự. Loại công trái này hồi đó được bảo đảm bằng lương thực và một số mặt hàng tiêu dùng khác (vải vóc, xe đạp...), là những thành tố chính của CPI sau này.
Điều cần làm hiện nay là tạo ra cơ chế cho TIPS có thể chuyển nhượng được trên thị trường thứ cấp, điều này sẽ giúp nó cạnh tranh được với vàng/đô la như một kênh tiết kiệm an toàn và có thanh khoản.
Gold ETF – Giải pháp chữa cháy cho những cơn sốt vàng
Ngoài ra, theo tiến sỹ Giang, trước mắt SBV và SSC có thể chữa cháy cho những cơn sốt vàng của VN bằng cách cho phép mở một Gold ETF trên sàn chứng khoán VN.
ETF - Exchange Traded Fund, là một quĩ đầu tư mở có cổ phần được giao dịch tự do trên sàn chứng khoán. Gold ETF có một mục tiêu duy nhất là đảm bảo giá trị của quĩ (NAV) tăng lên/giảm xuống đúng bằng giá vàng (nguyên tắc của index fund), do đó giá cổ phiếu của ETF cũng tăng/giảm theo giá vàng.
Nếu nhu cầu cổ phiếu tăng quá mạnh thì các nhà quản lý ETF hoặc các nhà ủy thác sẽ phát hành thêm cổ phiếu (tăng NAV).
Để đảm bảo NAV tăng giảm theo giá vàng, các gold ETF thường mua vàng vật chất và/hoặc mua vàng theo dạng phái sinh - gold derivatives (mua bán vàng trên các sàn vàng cũng là một dạng gold derivatives).
Diễn biến giá vàng trong nước 3 tháng qua: Vàng tăng 35,7% trong 3 tháng, lên đỉnh cao nhất 38,2 triệu đồng/lượng sau đó đang giảm xuống dưới 36 triệu đồng/lượng (ngày 12/11). - Nguồn: SJC
Có 2 lợi ích của việc mở gold ETF so với nhập vàng vật chất về bán cho dân.
Thứ nhất ETF có thể (nếu được SBV/SSC đồng ý), tham gia các sàn vàng quốc tế và/hoặc mua bán hợp đồng vàng kỳ hạn (gold futures) để đảm bảo NAV tăng/giảm đúng theo giá vàng mà không nhất thiết phải mua vàng miếng.
Lượng ngoại tệ chuyển ra ngoài để mua hợp đồng vàng kỳ hạn (paper gold/gold futures) nhỏ hơn rất nhiều so với NAV vì có thể được sử dụng đòn bẩy (leverage), do vậy giảm bớt sức ép lên thị trường ngoại hối.
Số vàng vật chất của ETF này sẽ có vai trò như một quĩ bình ổn vàng hoạt động song song với dự trữ vàng của SBV, giảm bớt gánh nặng bình ổn cho SBV.
Thứ hai, cổ phiếu của ETF được giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhiều khả năng sẽ có khối lượng giao dịch lớn, nên sẽ tránh bị thao túng như trong trường hợp giá vàng trên thị trường tự do.
Nhà đầu tư mua/bán ETF sẽ chỉ quan tâm đến giá vàng thế giới chứ không lo lắng về tình hình giá vàng trong nước. Nhiều khả năng giá vàng trong nước sẽ gần với giá vàng quốc tế hơn vì hai thị trường này sẽ liên thông gián tiếp qua gold ETF (các tiệm vàng sẽ tham gia mua/bán ETF share). Các giao dịch được thực hiện trên thị trường chứng khoán nên sẽ loại bỏ nhiều loại rủi ro cho nhà đầu tư (vàng giả, bị trộm cắp, làm giá...).
ETF này có thể sẽ được một vài "đại gia" trong giới vàng bạc (SJC, PNJ) và một số ngân hàng lớn góp vốn ban đầu (seed money). Nếu Chính phủ cho rằng bình ổn thị trường vàng là một nhiệm vụ quan trọng có thể giao cho SCIC tham gia. SSC/HOSE có thể duyệt dự án này nhanh chóng và cho niêm yết thật nhanh.
Nếu cần thiết có thể thuê các nhà quản lý gold ETF đang hoạt động trên thế giới điều hành trong thời gian đầu, thậm chí mời họ tham gia góp vốn. Trong tương lai, SSC/HOSE có thể cho phép các thành viên thị trường mở thêm 1-2 gold ETF khác nếu nhu cầu thị trường quá lớn.
Cho phép mở gold ETF sẽ là cách để SBV "đảo ngược" lại quyết định đóng cửa các sàn vàng hồi đầu năm mà không ảnh hưởng nhiều đến uy tín của mình.
http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2...1_archive.html
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Chứng chỉ Quỹ "rẻ" như rau sắp chia cổ tức 2,000d/cp
By shevaluong in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 3Bài viết cuối: 04-09-2009, 10:23 PM -
ST8 - Riêng khoản trả cổ tức cũng cao hơn ngân hàng
By dannguyenvan in forum Doanh nghiệp sàn HoSETrả lời: 0Bài viết cuối: 04-09-2009, 08:25 AM
Bookmarks