Threaded View
-
07-06-2017 07:57 AM #1
- Ngày tham gia
- May 2017
- Bài viết
- 26
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
Khó giảm lãi suất vì Ngân hàng Nhà nước cũng 'một cổ hai ba tròng'? Cp ngân hàng liệu có bị ảnh hưởng?
Tới cuối tháng 4/2016, lãi suất trung bình trên thị trường đã giảm được khoảng 1%/năm với cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, giờ đây lãi suất lại đang rục rịch tăng ở hầu hết các kỳ hạn và mức độ tăng ở các NHTM có vốn nhà nước đang cao hơn. Vậy, vai trò của NHNN trong điều hành lãi suất đang ở đâu?
lock-your-ratewniweibwwpyf_JOUE
Lãi suất cao và vai trò của Ngân hàng Nhà nước
Báo cáo tổng hợp các ý kiến chất vấn của cử tri Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV cho biết, cử tri TP.HCM kiến nghị ngành ngân hàng cần có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV), để họ có thể tiếp cận được nguồn vốn vay với mức lãi suất ưu đãi để cải tiến công nghệ, máy móc, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DN năm 2017, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cũng nêu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục nghiên cứu các giải pháp phù hợp để nới lỏng điều kiện cho vay, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.
Đây là vấn đề được các DN hết sức quan tâm, đặc biệt là DNNVV, khi họ luôn phải kêu trời bởi chi phí đầu vào cao, khó cạnh tranh với các nước trong khu vực, nói gì tới thế giới. Đầu năm 2016, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã có lời hứa trước Chính phủ sẽ giảm lãi suất để hỗ trợ DN phát triển. Tuy nhiên, trong năm 2016 lãi suất chỉ giảm được khoảng 1%/năm cho kỳ ngắn hạn và điều chỉnh giảm về tối đa 10%/năm lãi suất cho vay trung và dài hạn, nhưng chỉ đối với một số khách hàng "ưu tiên".
Còn dư địa nào cho việc giảm lãi suất từ giờ tới cuối năm?
Theo cuộc khảo sát lãi suất tại thời điểm cuối tháng 4 của HSC, lãi suất huy động tăng ở hầu hết các kỳ hạn và mức độ tăng ở các NHTM có vốn nhà nước cao hơn.
Tại thời điểm cuối tháng 4, lãi suất huy động bình quân kỳ hạn ngắn (kỳ hạn 1 tháng) tăng 0,2% so với đầu năm; kỳ hạn 6 tháng tăng 0,14% còn kỳ hạn 12 tháng tăng 0,17%. Lãi suất huy động tại các NHTM có vốn nhà nước bình quân là 5,7%; tăng 0,18% so với đầu năm còn tại các NHTMCP là 6,24%; tăng 0,11% so với đầu năm.
Lãi suất cho vay tại thời điểm cuối tháng 4 tăng nhẹ và cao hơn 0,14% so với đầu năm. Lãi suất cho vay bình quân tại thời điểm cuối tháng 4 là 9,36%năm. Lãi suất cho vay bình quân gia quyền là 9,36%/năm; tăng nhẹ từ mức 9,35% trong 3 tháng đầu năm do lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn tại một số ngân hàng tăng.
Theo quy luật hàng năm, càng về cuối năm nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp càng tăng cao, nhằm tích trữ hàng hóa, tăng cường sản xuất phục vụ cho nhu cầu người dân dịp Tết. Như vậy, xu hướng lãi suất hiện tại có thể là điểm khởi đầu của chuỗi tăng lãi suất trong thời gian tới.
Trả lời câu hỏi "Liệu còn dư địa nào cho việc giảm lãi suất từ giờ tới cuối năm?", TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, để giảm được lãi suất ở thời điểm này là rất khó khăn và muốn làm được thì cần có sự nỗ lực từ nhiều phía.
Ông Lực lý giải, lãi suất chưa thể giảm vì lạm phát ở nước ta hiện nay là khá cao so với quốc tế và khu vực. Năm nay dự kiến lạm phát sẽ vào khoảng 4%, so với cùng kỳ năm ngoái có thể ở mức 4,5% hoặc 5%. Cùng với đó là chi phí hoạt động của toàn nền kinh tế còn cao, kéo theo chi phí đầu vào cao.
Chi phí huy động vốn ở nước ta tương đối cao, cùng với việc nợ xấu còn nhiều tồn đọng cũng là những nguyên nhân dẫn tới lãi suất khó giảm, ông Lực nhấn mạnh.
Đứng từ phía các NHTM, ông Lực cho rằng, những con số lợi nhuận gần đây của các ngân hàng có thể lên tới hàng ngàn tỷ. Tuy nhiên, đó là con số tuyệt đối, còn nếu tính theo hệ số ROE (chỉ số lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu) của các ngân hàng Việt Nam thì khá thấp, khoảng 7%. Trong khi tỉ lệ này trên thế giới trung bình khoảng 10-12%. Hệ số NIM (chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả trung bình của ngân hàng) năm 2016 cũng chỉ vào khoảng 2,4-2,5%, trong khi tại Trung Quốc là 3,0% và Indonesia là 3,2%.
ts-can-van-luc-bizlive-sknt-gnvb-sjoh-1473413708553-8-47-238-416-crop-1473413849302
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng
NHNN nước đứng ở đâu trong câu chuyện giảm lãi suất?
Nhận định về vai trò của NHNN với tổng thể nền kinh tế và câu chuyện giảm lãi suất hỗ trợ cho DN, ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cho biết: Vai trò của NHNN là điều tiết lưu lượng tiền tệ một cách ổn định để không quá nhiều hay quá ít.
Cùng với đó, NHNN cũng có vai trò điều tiết lãi suất ổn định để DN phát triển bền vững. Không DN nào có thể lập kế hoạch kinh doanh trong 3 tháng, 5 tháng, mà họ cần sự ổn định trong 2 năm, 3 năm.
Vì thế, ông Bùi Kiến Thành ví von một cách hình ảnh: "NHNN có vai trò quản lý tiền tệ như quản lý tưới tiêu cho đồng ruộng. Khi đồng ruộng cần cày cấy thì cần nước để làm, khi mạ non không được để ngập úng, khi ruộng khô thì cần có nước để cây lúa trổ bông. NHNN ở vị trí này còn có quyền hơn cả ông trời khi có thể chủ động bơm, rút tiền khỏi nền kinh tế".
Tuy nhiên, theo ông Thành, hiện nay NHNN chưa sử dụng công cụ mà mình có một cách hiệu quả để điều hành lãi suất, giúp giảm lãi suất để hỗ trợ cho DN.
Đồng quan điểm với ông Bùi Kiến Thành, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết: Về lý thuyết, giảm lãi suất cho vay là việc NHNN có thể làm được, bằng cách mua lại trái phiếu trên thị trường OMO, mua lại trái phiếu Chính phủ của các NHTM, đẩy lượng tiền lớn vào lưu thông.
"Làm được như vậy giá vốn sẽ giảm, lãi suất cho vay sẽ giảm", ông Hiếu khẳng định. Tuy nhiên, theo ông Hiếu, trên thực tế để làm được điều này không phải là việc dễ với NHNN Việt Nam.
NHNN: "Một cổ đôi ba tròng"
Cụ thể, ông Hiếu phân tích: NHNN Việt Nam không có tính độc lập như ngân hàng trung ương ở một số nước trên thế giới, chẳng hạn như Mỹ. NHNN phụ thuộc rất lớn vào Bộ Tài chính, mà lãi suất trái phiếu Chính phủ ở nước ta thường khá cao. Thành ra có công cụ nhưng NHNN không thể độc lập sử dụng để giảm lãi suất bằng cách bơm tiền ra được.
Cùng quan điểm với chuyên gia Cấn Văn Lực, ông Hiếu cũng cho rằng NIM của các NHTM hiện nay cũng chỉ vừa đủ để họ chi phí và có một chút lãi. Vì vậy, sẽ không NHTM nào chịu làm ăn lỗ để giảm lãi suất.
"Bản thân NHNN đang vướng một cổ đôi ba tròng, vừa phải lo ổn định lạm phát, lại vừa chịu sức ép trước lãi suất trái phiếu Chính phủ, cùng với đó cũng không thể bắt các NHTM giảm lãi suất để chịu lỗ. Vì thế, dư địa để giảm lãi suất hiện nay còn rất ít, nếu không muốn nói là rất khó khăn", ông Hiếu nhận định.
Cho tới thời điểm hiện tại, vấn đề kinh niên của các DN tư nhân, đặc biệt là DNNVV ở Việt Nam vẫn là: khó tiếp cận vốn, nếu tiếp cận được thì lãi suất quá cao, DN khó mà làm ăn có lãi, chưa nói tới cạnh tranh với các nước khác.
Làm sao để giảm lãi suất từ đó hỗ trợ DN phát triển? Đây là câu hỏi lớn đặt ra cho toàn nền kinh tế nói chung và NHNN nói riêng.
Có nhiều ý kiến lạc quan cho rằng, dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu nếu được Quốc hội thông qua và sớm có hiệu lực thì hơn 600 nghìn tỷ đồng sẽ được đưa vào lưu thông trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại dự thảo này còn vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều, người cho rằng có ban hành rồi cũng không hiệu quả vì còn vướng các luật hiện hành, không giải quyết được căn cơ nợ xấu; ý kiến khác lại cho rằng một Nghị quyết là chưa đủ để giải quyết được câu chuyện này.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 2 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 2 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Ngân hàng Nhà nước giảm một loạt lãi suất
By Tiengthettrong gio in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 2Bài viết cuối: 16-05-2013, 09:15 AM -
Hưởng 6% lãi suất: Ngân hàng vẫn than khó?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 0Bài viết cuối: 19-08-2012, 06:38 PM -
Hạ lãi suất, bài toán khó cho Ngân hàng Nhà nước
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 29-02-2012, 03:31 PM -
Giảm lãi suất cho vay: Món nợ của Ngân hàng Nhà nước?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 4Bài viết cuối: 13-01-2012, 09:54 AM -
Giảm lãi suất OMO, Ngân hàng Nhà nước “thả lỏng” chính sách tiền tệ?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 5Bài viết cuối: 05-07-2011, 09:24 AM
Bookmarks