Cổ phiếu này tốt nhất 3 sàn
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 9 của 9

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Jan 2016
      Bài viết
      88
      Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Cổ phiếu này tốt nhất 3 sàn

      Em chẳng thấy con nào ngon bằng con CHS ở sàn upcom, con này đất đai nhiều vô địch mà toàn ở vị trí đẹp, đất vàng giữa Tp. HCM bây giờ được giá lắm. Không những thế mà ngành nghề kinh doanh thì lại cũng là ngành độc quyền, chẳng sợ ai cạnh tranh

      Đất vàng của nó có ở toàn những vị trí đẹp nhất Tp. HCM, thử sơ sơ liệt kê xem nhé:

      1) Miếng đất ở 121 Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5
      2) Miếng đất ở 436 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5
      3) Miếng đất ở 55 Nguyễn Thi, Phường 13, Quận 5
      4) Miếng đất 681 m2 ở Số 3 TL , Phường Thạnh Lộc, Quận 12
      5) Miếng đất 2373 m2 ở Số 167 Lưu Hữu Phước, Phường 15, Quận 8

      Đấy là chưa kể đến miếng đất rộng mênh mông ở Củ Chi

      Riêng mấy miếng đất vàng này mà đem bán đi đã cho lợi nhuận đột biến chia cổ tức bét nhè rồi. Chưa kể ngành nghề chiếu sáng công cộng là ngành độc quyền, không sợ cạnh tranh, nên lợi nhuận siêu cao. Xem cả 3 sàn em thấy chẳng con nào ngon bằng con CHS này

    2. #2
      Ngày tham gia
      Dec 2012
      Bài viết
      513
      Được cám ơn 72 lần trong 48 bài gởi

      Mặc định

      Con CHS này hơi bị hay, sắp tới mà nhà nước thoái vốn thì giá tăng gấp 3 lần ngay lập tức

    3. #3
      Ngày tham gia
      Jun 2017
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Ngành nghề của con này cũng hơi bị hay, độc quyền ít bị cạnh tranh

    4. #4
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      141
      Được cám ơn 6 lần trong 5 bài gởi

      Mặc định

      Riêng mấy miếng đất này tính ra giá trị thị trường đã phải mấy trăm tỷ rồi, con này hay ra phết nhỉ, cám ơn chủ thớt nhé
      Xi măng La Hiên là loại xi măng tốt nhất Việt Nam

    5. #5
      Ngày tham gia
      May 2007
      Bài viết
      2,327
      Được cám ơn 417 lần trong 328 bài gởi

      Mặc định

      Thumbs down Vì sao nên mua cổ phiếu PVE

      PVE: Cơ hội đầu tư an toàn với lợi suất cổ tức cao



      Năm 2017, ĐHCĐ Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí - CTCP (HNX: PVE) đã thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017 với doanh thu đạt 1,100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 32.6 tỷ đồng. Được biết, PVE có cơ hội tham gia cung cấp các dịch vụ cho các dự án lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị trong tập đoàn như:

      Chuỗi dự án khí Lô B
      Dự án phát triển mỏ Full Field Sư Tử Trắng – Giai đoạn 2
      Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – Giai đoạn 2
      Dự án phát triển mỏ Sao Vàng – Đại Nguyệt

      Nguồn công việc này sẽ giúp công ty hoạt động ổn định trong vài năm tới.
      Đồng thời, công ty đã trúng thầu một số gói thầu EPC/dịch vụ kỹ thuật có giá trị lớn tại dự án Rapid – Malaysia. Dự án Rapid là một trong những dự án lọc hóa dầu có quy mô lớn với công suất 300,000 thùng/ngày, trị giá gói thầu lên tới 1,100 tỷ đồng. Tuy hiệu quả sinh lời tự dự án này chưa cao do cách biệt về vị trí địa lý, chi phí lãi vay cao để thực hiện dự án, nhưng việc tìm kiếm các nguồn việc bên ngoài, hạn chế sự phụ thuộc vào Tập đoàn PVN, đánh dấu bước phát triển độc lập hơn của PVE cũng như giúp công ty nâng cao năng lực, vị thế trên thị trường.
      Một điểm đáng chú ý khác, PVE còn là một trong những cổ phiếu chi trả cổ tức tiền mặt đều đặn và tương đối khá trên thị trường, sắp tới công ty sẽ chia 8% cổ tức năm 2016 cho cổ đông, tương đương tỷ suất cổ tức là 11.3%/năm.

      Thị giá ngày 11/7/2017: 7000k

    6. #6
      Ngày tham gia
      Oct 2010
      Bài viết
      141
      Được cám ơn 6 lần trong 5 bài gởi

      Mặc định

      CHS có tin gì mới không hả các bác?
      Xi măng La Hiên là loại xi măng tốt nhất Việt Nam

    7. #7
      Ngày tham gia
      Jul 2017
      Bài viết
      10
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Con này khá hấp dẫn đấy, có nhiều tiềm năng

    8. #8
      Ngày tham gia
      Feb 2018
      Bài viết
      91
      Được cám ơn 4 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định

      Con này là con đầu ngành của VN về chiếu sáng đô thị, chiếu sáng công cộng

    9. #9
      Ngày tham gia
      Apr 2018
      Bài viết
      30
      Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định

      Vì sao thị trường chứng khoán thường tăng mạnh ngay sau khi các cuộc chiến nổ ra?
      Liệu có phải các nhà đầu tư ưa thích các cuộc chiến tranh hay không? Không hẳn như thế. Nhưng có một điều đúng đó là hầu hết các nhà đầu tư đều ghét bỏ sự không chắc chắn (uncertainty).

      Sự không chắc chắn đó chính xác là diễn biến của thị trường trước khi cuộc chiến xảy ra. Phần lớn những sự không chắc chắn đó sẽ được giải quyết ngay sau khi các cuộc chiến bắt đầu, và đó là lý do vì sao thị trường chứng khoán lại phản ứng theo chiều hướng tăng điểm.

      Mỹ vừa kết thúc đợt không kích chớp nhoáng vào một số căn cứ nghiên cứu khoa học của Syria với 34 tên lửa bắn thành công trong tổng số 105 tên lửa được sử dụng. Trước đó, tuyên bố về một vụ tấn công trừng phạt Syria được Tổng thống Donald Trump đưa ra sau cuộc họp với nội các chính phủ Mỹ ngày 9/4.

      Trái với lo ngại giảm điểm, thị trường khoán Mỹ vừa mới kết thúc tuần với mức tăng của chỉ số Dow Jones đạt hơn 420 điểm, tương đương khoảng 1,8%. Hết ngày 12/4, chỉ số này cũng đã tăng gần 3% so kể từ đầu tháng Tư, là mức tăng mạnh nhất trong 3 tháng trở lại đây.

      Sự trùng hợp đáng ngạc nhiên đó là, đây không phải lần duy nhất thị trường chứng khoán Mỹ có mức tăng điểm đáng kể khi chính phủ Hoa Kỳ có các hoạt động can thiệp quân sự mạnh mẽ ở nước ngoài.

      Chứng khoán tăng điểm mỗi khi Mỹ can thiệp quân sự nước ngoài

      Trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây, quân đội Mỹ đã nhiều lần thực hiện các hành động quân sự ở nước ngoài. Tuy nhiên, để quan sát diễn biến của thị trường chứng khoán trong tuần trước và sau các cuộc chiến, ta lựa chọn danh sách các cuộc chiến mà thời điểm bắt đầu và kết thúc được xác định rõ ràng, tương tự như đợt không kích Syria lần này. Theo đó, có 7 sự kiện rời rạc kể từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được ngày mà chúng nổ ra, bao gồm:

      1993: Cuộc xâm lượng Grenada

      1989: Cuộc xâm lược Panama

      1991: Chiến tranh vùng vịnh đầu tiên

      1999: Mỹ ném bom Kosovo

      2001: Chiến tranh Afghanistan

      2003: Chiến tranh vùng vịnh lần thứ 2

      2011: Mỹ ném bom Libya

      Trong những cuộc xung đột khác do Hoa Kỳ lãnh đạo, chẳng hạn như cuộc chiến chống lại Lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, thời điểm bắt đầu cuộc chiến là gần như không thể xác định.

      Trung bình trong tháng trước khi bắt đầu bảy sự kiện này, chỉ số Dow giảm 0,6%, thấp hơn 1,4 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng trung bình của tất cả các tháng kể từ năm 1983. Kết quả này trái ngược với diễn biến của chỉ số trong tháng ngay sau khi quân đội Mỹ bắt đầu cuộc xung đột. Cụ thể, trong vòng một tháng sau khi diễn ra sự kiện, chỉ số Dow tăng vọt với mức tăng trung bình khoảng 4%, tức cao hơn 3,2 điểm phần trăm so với bình quân các tháng kể từ năm 1983.

      Hơn nữa, thị trường chứng khoán có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong nhiều tháng sau đó. Cụ thể, trung bình ba tháng sau khi bắt đầu bảy sự kiện nêu trên, chỉ số Dow tăng 6,7% so với mức trung bình 2,4% của tất cả các khoảng thời gian 3 tháng kể từ năm 1983. Thậm chí nếu thống kê trong khoảng thời gian 6 tháng, hai con số trên lần lượt đổi thành 7,2% và 4,8%.

      Minh chứng đáng chú ý gần đây có thể kể tới là cuộc chiến Afghanistan năm 2001, bắt đầu chưa đầy một tháng sau vụ tấn công 11 tháng Chín. Mặc dù chỉ số Dow đã giảm hơn 8% trong tháng trước khi chiến tranh bắt đầu, và mặc dù lúc này bong bóng Dotcom đang nổ tung trong thị trường giá xuống kéo dài, chỉ số này vẫn tăng tới 11,9% trong tháng ngay sau khi cuộc chiến nổ ra.



      Mức độ dao động của thị trường thậm chí còn giảm xuống

      Đúng như vậy, sau khi các sự kiện chiến tranh chính thức nổ ra, mức độ dao động của thị trường (đại diện cho sự rủi ro của thị trường) có xu hướng giảm đáng kể so với thời điểm trước đó.

      Trong một nghiên cứu năm 2013 của Mark Armbruster, Chủ tịch của Armbruster Capital Management có trụ sở tại Rochester New York , sự dao động trung bình của thị trường chứng khoán trong suốt bốn cuộc chiến lớn ở thế kỷ trước là thấp hơn đáng kể so với mức độ dao động trung bình mọi thời kỳ, kể từ năm 1941. Bốn cuộc chiến này bao gồm Thế chiến thứ II, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh vùng vịnh lần đầu tiên.

      Thậm chí, sự chênh lệch còn tương đối đáng chú ý. Cụ thể, cũng nghiên cứu này chỉ ra rằng các cổ phiếu vốn hóa lớn có mức độ biến động thấp hơn 33% trong suốt bốn cuộc chiến tranh đó so với tất cả các thời kỳ còn lại kể từ năm 1941. Trong khi đó, mức chênh lệch của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ là thấp hơn 26%.

      Các nhà đầu tư duy lý cũng thường kỳ vọng cổ phiếu tăng trưởng thuận lợi hơn khi mức độ biến động thấp hơn. Điều này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Mark Armbruster. Cụ thể, tăng trưởng trung bình mỗi năm của các cổ phiếu vốn hóa lớn cao hơn 1,4% trong bốn cuộc chiến nói trên so với các thời gian còn lại, và số liệu đối với các cổ phiếu vốn hóa nhỏ là 2,2%.

      Nhà đầu tư duy lý không thích sự bất trắc

      Theo các quan sát trên, liệu có phải các nhà đầu tư ưa thích các cuộc chiến tranh hay không? Không hẳn như thế. Nhưng có một điều đúng đó là hầu hết các nhà đầu tư đều ghét bỏ sự không chắc chắn (uncertainty). Sự không chắc chắn đó chính xác là diễn biến của thị trường trước khi cuộc chiến xảy ra.

      Phần lớn những sự không chắc chắn đó sẽ được giải quyết ngay sau khi các cuộc chiến bắt đầu, và đó là lý do vì sao thị trường chứng khoán lại phản ứng theo chiều hướng tăng điểm.

      Thậm chí, điều này không chỉ đúng với các cuộc chiến quân sự. Năm 2016, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vật lộn với nghi ngờ về việc Donald Trump sẽ quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Mức tăng điểm của chỉ số VN-Index trong năm chỉ đạt 14,8%. Sau khi quyết định trên thực sự được đưa ra, Mỹ đã chính thức không tham gia TPP, chỉ số VN-Index thậm chí đã tăng hơn 45% - mức cao nhất trong cả thập kỷ qua.

      Tất nhiên, đây chỉ là một quan sát chưa đầy đủ về mối tương quan giữa chiến tranh và sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán, bởi có rất nhiều yếu tố phức tạp cần đưa vào phân tích.

      Dù thế, các sự kiện thực tế là minh chứng rất đáng xem xét để lý giải cho việc các nhà đầu tư không thích các nghi ngờ và sự không chắc chắn, là tình trạng xảy ra trước mỗi cuộc chiến.

      Một điểm cần chú ý đó là quan sát nói trên chỉ được thực hiện với các hành động can thiệp quân sự của Mỹ mang tính cục bộ và có thời điểm bắt đầu được xác định rõ ràng. Đối với những cuộc chiến dai dẳng kéo dài không xác định và thường là bí mật, chẳng hạn cuộc chiến chống khủng bố, nhà đầu tư không nên đặt cược vào bất cứ điều gì.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Cổ phiếu này tốt nhất 3 sàn
      By BongVietNam in forum CLB Chứng khoán
      Trả lời: 9
      Bài viết cuối: 28-08-2017, 11:42 AM
    2. Cổ phiếu này tốt nhất 3 sàn
      By BongVietNam in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 14
      Bài viết cuối: 29-06-2017, 08:35 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình