Tôi xin trích dẫn bài viết này cho mọi người tham khảo:
Quan sát diễn biến thị trường chứng khoán trong thời gian qua, có thể thấy ngoài những yếu tố truyền thống còn có những yếu tố “lạ” tác động vào giá cổ phiếu.





I.Chuyển sàn làm tăng giá[/B]


Gần đây có hiện tượng cổ phiếu khi chuyển sàn lại tăng giá mạnh. Ví dụ cổ phiếu PPC lúc còn ở sàn Hà Nội chỉ là 65.000 đồng, khi chuyển sang sàn TPHCM lại tăng lên 105.000 đồng? Đó chính là do sự khác nhau trong hệ thống giao dịch giữa các sàn.





Hệ thống giao dịch ở sàn Hà Nội (khớp lệnh báo giá) có cái hay là đòi hỏi nhà đầu tư phải biết “định giá đúng”. Do khớp lệnh liên tục nên nếu người chơi không biết định giá sẽ bị thiệt. Ví dụ thị trường đang định giá cao cổ phiếu đó, nhưng do không biết nên nhà đầu tư bán với giá sàn, thì ngay lập tức sẽ có người mua. Trong khi đó tại sàn TPHCM (khớp lệnh định kỳ), người bán này có thể không bị thiệt do hệ thống giao dịch tìm ra mức giá thị trường, mà mức giá này thường cao hơn mức giá sàn (trừ trường hợp thị trường giảm giá quá mức). Cách khớp lệnh này đã giúp cho không ít nhà đầu tư lớn làm giá cổ phiếu, tạo ra cung cầu ảo. Vì vậy mới có trường hợp khi chuyển sàn thì giá lại tăng quá nhanh.





II.Vòng xoáy thặng dư vốn[/B]


Từ số liệu công bố của các công ty niêm yết, phải thừa nhận rằng một phần không ít thu nhập của nhiều công ty là từ đầu tư tài chính. Chính những khoản lợi nhuận này đã thổi phồng hiệu quả thực từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết dạng này (xem bảng).





Khi TTCK là một kênh tạo ra lợi nhuận hấp dẫn như thời gian qua thì các doanh nghiệp không nằm ngoài cuộc chơi ấy, cũng tranh thủ cho mình những khoản lợi nhuận nhằm gia tăng mức tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông của họ. Chính những khoản lợi nhuận thu được đã giúp cho các công ty niêm yết lấy lại đà tăng trưởng giá của mình, lôi kéo các nhà đầu tư trên thị trường. Trong khi đó, các nhà đầu tư mới tham gia chỉ thấy mức lợi nhuận của công ty mà mình đã đầu tư chứ ít chú ý đến nền tảng sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với những công ty niêm yết thì nhà đầu tư còn có thể nhận ra được những bất hợp lý, còn những công ty chưa niêm yết thì quả là một mê hồn trận. Ví dụ có công ty mức lợi nhuận sau thuế cả năm 2006 là 83 tỉ đồng thì có đến 30 tỉ đồng từ lãi đầu tư cổ phiếu công ty khác. Những khoản lợi nhuận này có được tiếp tục duy trì trong tương lai như kỳ vọng của các nhà đầu tư không?





III.Sự liên kết giữa công ty và các nhà quản lý quỹ[/B]


Rủi ro tiềm ẩn hiện nay của TTCK nằm ở chính phần đầu tư tài chính tại các công ty cổ phần do đầu tư tài chính không phải là “nghề” chính và rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Đứng ở góc độ chung thì lượng vốn đầu tư này đã làm gia tăng quy mô thị trường nhưng GDP thì rất có thể lại không tăng theo tương ứng, đây chính là điều tạo nên yếu tố không bền vững hay ảo trên TTCK Việt Nam.


Nguy hiểm hơn khi ta liên kết các khoản đầu tư tài chính này với hoạt động IPO hay huy động vốn bổ sung trên TTCK. Việc thực hiện các dự án cần một khoảng thời gian khá dài mới có thể hấp thụ hết lượng vốn huy động, nên đã tạo ra lượng vốn quá dư thừa. Sẽ có nhiều công ty sử dụng một phần lượng vốn thu được để đầu tư tài chính.





Điều nguy hiểm là lượng vốn này lại được các công ty “nhờ” những công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp thực hiện đầu tư trở lại cho mình. Thực tế cho thấy có thể đã có những thỏa thuận “ẩn” giữa công ty và nhà quản lý quỹ để kích cổ phiếu của công ty lên cao. Sở dĩ phải nhờ đến các nhà quản lý quỹ là do quy định hiện nay không cho phép công ty tự đầu tư vào chính mình, nhưng không thể cấm các công ty quản lý quỹ dùng tiền của công ty để đầu tư vào chính công ty đó. Sự cấu kết này là vô cùng nguy hại cho sự bền vững của TTCK. Chính các công ty quản lý quỹ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và họ am hiểu hơn các nhà đầu tư khác. Không những thế họ lại có ưu thế về vốn để thực hiện những chiến lược đầu tư mang lại hiệu quả cao. Còn những nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người đến sau và họ chính là người tự nguyện “phân phối” lại túi tiền của mình cho các đại gia.


[/B]


IV.Những chiêu kích giá [/B]


Hiện nay đang có một phong trào tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành đặc quyền và các nhà đầu tư hiện đang rất háo hức đón chờ mùa đại hội cổ đông để hưởng trái ngọt. Huy động vốn là quyền của doanh nghiệp, nhưng nếu như để đầu tư trở lại vào TTCK thì cơ quan quản lý thị trường cần phải xem lại.





Một chiêu thức khác là các công ty phát hành đặc quyền đưa ra giá cao hơn gấp nhiều lần so với mệnh giá để tạo ra thặng dư vốn. Thặng dư vốn còn được xem như là một mồi nhử để kích giá cổ phiếu khi có thông tin công ty thưởng cổ phiếu cho các cổ đông. Một ngân hàng cổ phần lớn mới đây thông báo sẽ phát hành đặc quyền 2:1 với giá phát hành bằng 1,5 lần mệnh giá. Khoản thặng dư vốn (0,5 lần so với mệnh giá) sau đó sẽ được thưởng cho các cổ đông hiện hữu.





Vấn đề đặt ra là tại sao ngân hàng này lại không chuyển một đặc quyền như thế thành một đặc quyền 4:3 với giá phát hành bằng đúng mệnh giá, trong khi vẫn huy động một số vốn như dự kiến? Phải chăng nếu làm như thế thì ngân hàng không thể có thặng dư vốn để thưởng cho cổ đông và do đó góp phần kích giá cổ phiếu lên cao?









[table]



Mã chứng khoán
|

Lợi nhuận hoạt động/thu nhập tài chính (trước thuế) (tỉ đồng)
|

Vốn chủ sở hữu/đầu tư tài chính (tỉ đồng)





DTC
|

38/12
|

120,9/52,9





NAV
|

21/1,4
|

38/11,5





HAP
|

19/15
|

158/38,5





SMC
|

20,8/2,3
|

102/26





DHA
|

29,9/7
|

186,6/83,6


[/table]






<Thời báo kinh tế sài gòn>[/B]