[quote user="tchinghia"]

Bài viết rất có ý nghĩa, ah, mà mình đã thủ dùng MACD của các công ty chứng khoán (VCBS, HSX, SSI...), mình thử vẽ đường SMA 12 và d0ường SMA 26, nhưng khi 2 đường này cắt nhau thì trên biểu đồ MACD lại không cắt đường 0.


MMình không biết như vậy là sao nhỉ?[/quote] Có thể là công thức sai, thực ra các software chạy trên website thì
không thể so sánh với 1 software chuyên dụng như Metastock. Có một số
các code các indicator bị sai lệch vì các thuật toán trên software
chuyên dụng mô tả chính xác hơn!




[table] [table]



[/table]Chỉ báo MACDMACD là chỉ báo thị trường rất phổ biến khi sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính.



Định nghĩa MACD




1. Đường MACD: EMA (12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất

Trừ EMA (26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất

2. Đường tín hiệu MACD: là đường EMA (9) của đường MACD

3. Đường biểu đồ MACD: là MACD trừ đi đường tín hiệu MACD





Chỉ báo MACD là công cụ rất có hiệu quả và nhiều tác dụng. Có 3 cách chính khi sử dụng chỉ báo MACD:


- Sự giao cắt của đường trung bình giá.

- Biểu đồ MACD

- Sự phân kỳ của MACD




MACD và sự giao cắt của đường trung bình giá (MA)




Phương pháp sử dụng đầu tiên này là sự nghiên cứu hiện tượng giao cắt của các đường trung bình giá.






- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA
(12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này tương
đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero.


- Khi đường trung bình ngắn hạn EMA
(12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA (26), điều này
tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero.



Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero.


Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện



Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự
giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất
hiện sớm và nhanh hơn.





Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD.


Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD.



MACD và sự giao cắt của các đường trung bình là một trong những cách sử
dụng kỹ thuật chỉ báo MACD. Sử dụng biểu đồ MACD và sự phân kỳ của MACD
là 2 phương pháp quan trọng để đưa ra những cảnh báo đảo chiều.




Biểu đồ MACD




Biểu đồ MACD là 1 dạng khá đơn giản, nó nói lên sự khác biệt giữa đường MACD và đường tín hiệu của MACD





Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD:


- Hội tụ:
Biểu đồ MACD co rút lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng
đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với
đường tín hiệu của MACD.


- Phân kỳ:
Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao(không kể chiều âm hay dương),
điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh
và chắc chắn.


Khi đường giá di chuyển theo xu hướng
giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD
không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó
có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ
có đảo chiều trong thời gian sắp tới.



Tín hiệu mua: Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.


Tín hiệu bán: Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và bắt đầu hội tụ về hướng đường zero.



Lưu ý: Biểu đồ
MACD không chỉ cho ra các tín hiệu mua bán khá chắc chắn mà còn được sử
dụng cho việc cảnh báo khả năng thay đổi hướng đi của đường giá.
Sự Phân Kỳ của MACD










(còn tiếp)


Trịnh Phát - Bùi Việt Cường
[/table]