Candlesticks và mức độ hữu dụng ở thị trường Việt Nam
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 4 của 4
    1. #1
      Ngày tham gia
      Apr 2014
      Bài viết
      37
      Được cám ơn 11 lần trong 4 bài gởi

      Mặc định Candlesticks và mức độ hữu dụng ở thị trường Việt Nam

      Candlesticks và mức độ hữu dụng ở thị trường Việt Nam

      Kỹ thuật phân tích hình nến có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, để áp dụng hiệu quả kỹ thuật này vào thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là điều dễ dàng.

      Candlesticks có lịch sử lâu đời
      Kỹ thuật phân tích hình nến (candlesticks) được người Nhật phát minh ra từ hàng trăm năm trước. Munehisa Homma đã dùng kỹ thuật này để trở thành một trong những người giàu có nhất trong thời đại của mình ở Nhật Bản và ông cũng được phong tước vị Samurai.
      Với bề dày lịch sử lâu đời như vậy, kỹ thuật trading dựa trên candlesticks đã cho thấy khả năng thích nghi mạnh mẽ ở gần như tất cả các thị trường (chứng khoán, hàng hóa, forex...) từ mức độ sơ khai cho đến thị trường đã phát triển lâu năm.
      Vì vậy, việc ứng dụng kỹ thuật này vào thị trường Việt Nam không gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần phải lưu ý một số điểm quan trọng.
      Một số lưu ý khi ứng dụng candlesticks tại thị trường Việt Nam
      Tránh dùng các mẫu hình nến đơn lẻ. Rõ ràng việc chỉ sử dụng các mẫu hình nến đơn lẻ rất có hại cho nhà đầu tư. Ở những thị trường mà mức độ phát triển và tính ổn định chưa thực sự cao như Việt Nam thì việc xuất hiện Hammer, Doji hay Spinning Top... mà không đi kèm với các tín hiệu ủng hộ khác sẽ có ít giá trị đầu tư trong thực tế.
      Cụ thể là có khá nhiều nhà đầu tư bán ra mạnh chỉ bởi vì xuất hiện một mẫu hình nến đảo chiều và ngược lại. Người viết cho rằng cách làm này khá phiêu lưu vì quyết định dựa trên những công cụ đơn lẻ thay vì tổ hợp sẽ không có tính chắc chắn cao.
      Áp dụng vào những cổ phiếu thanh khoản thấp. Dù không bị ràng buộc hoàn toàn bởi các lý thuyết nhưng nhìn chung thì các cổ phiếu thanh khoản cao sẽ ”dễ phân tích” hơn là các cổ phiếu có thanh khoản thấp.
      Kỹ thuật phân tích candlesticks cũng không nằm ngoài quy luật này. Việc cố gắng áp dụng các mẫu hình nến vào những cổ phiếu ít được nhà đầu tư quan tâm thường sẽ không đem lại hiệu quả cao.
      Các kỹ thuật phân tích Candlesticks thường được áp dụng tại Việt Nam
      Tận dụng Khoảng trống giá. Khoảng trống tăng giá (gap up, rising window) là khoảng cách giữa giá cao nhất của phiên giao dịch hôm trước với giá thấp nhất của phiên giao dịch hôm sau. Khoảng trống giảm giá (gap down, falling window) là khoảng cách giữa giá thấp nhất của phiên giao dịch hôm trước với giá cao nhất của phiên giao dịch hôm sau.
      Nhìn chung các khoảng trống giá khi xuất hiện sẽ xác lập ra những ngưỡng kháng cự/hỗ trợ ngắn hạn cho giá và nhà đầu tư có thể dựa vào đó để lên kế hoạch trading. Kỹ thuật này đặc biệt hiệu quả đối với những cổ phiếu có thời gian giao dịch chưa nhiều và chưa thể hình thành được các kháng cự/hỗ trợ theo kiểu truyền thống như đáy cũ, đỉnh cũ, trendline...
      Ví dụ dưới đây của mã HBC vào tháng 02/2017 sẽ cho thấy tính hữu dụng của khoảng trống khi không có sẵn các kháng cự, hỗ trợ cần thiết.
      Chú trọng vào các tổ hợp nến. Thay vì chỉ chú trọng các mẫu hình nến đơn lẻ, việc chú ý hơn đến các tổ hợp hình nến sẽ mang lại sự chắc chắn và an tâm trong đầu tư.
      Trường hợp của BVH vào tháng 09/2016 có thể coi là một ví dụ điển hình. Mẫu hình nến Bull Sash xuất hiện vào ngày 19/09/2019. Sau đó, các mẫu hình Bullish Belt Hold và Rising Window lần lượt xuất hiện. Cộng thêm tín hiệu mua từ MACD thì đà tăng ngắn hạn đã được xác nhận. Sau đó, giá tiếp tục tăng thêm 15% chỉ trong vòng 2 tuần.

    2. #2
      Ngày tham gia
      Apr 2017
      Bài viết
      356
      Được cám ơn 17 lần trong 15 bài gởi

      Mặc định

      Theo mình thì đồ thị nến chỉ nên sử dụng với những cổ phiếu có thanh khoản cao. còn mấy mã có thanh khoản thấp thì kg đùng hiệu quả được.

    3. #3
      Ngày tham gia
      Apr 2017
      Bài viết
      356
      Được cám ơn 17 lần trong 15 bài gởi

      Mặc định

      Giới thiệu với các bác cuốn Japanese Candlestick Charting Techniques của Steve Nison là cuốn sách kinh điển trong nghiên cứu Candlestick.

    4. #4
      Ngày tham gia
      Apr 2017
      Bài viết
      356
      Được cám ơn 17 lần trong 15 bài gởi

      Mặc định

      Candlestick là công cụ khá đặc biệt trong PTKT, theo kinh nghiệm của mình khung thời gian sử dụng hiệu quả cho Candlestick là từ ngày trở xu hướng, kg nên sử dụng Candlestick cho khung thời gian quá dài như tuần hay tháng vì độ hiệu quả có thể giảm.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-12-2010, 03:41 PM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 22-11-2010, 02:26 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình