Vietjet Air - VJC - CEO đang trực tiếp và gián tiếp sở hữu 32,66% cổ phần
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 12 của 12

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Sep 2008
      Bài viết
      329
      Được cám ơn 45 lần trong 27 bài gởi

      Mặc định Vietjet Air - VJC - CEO đang trực tiếp và gián tiếp sở hữu 32,66% cổ phần

      Theo số liệu đến hết ngày 12/01/2017, Vietjet có 3 cổ đông lớn là Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và quỹ Government of Singapore với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 23,24%, 9,42% và 5,48%. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo hiện sở hữu 100% vốn điều lệ của Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny. Như vậy, bà Phương Thảo đang trực tiếp và gián tiếp sở hữu 32,66% cổ phần của Vietjet.


      Ngoài bà Phương Thảo, việc cổ phiếu VJC tăng trần 3 phiên liên tiếp cũng khiến 2 cổ đông nước ngoài là Quỹ đầu tư Goverment of Singapore (GIC) và Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) "ăn mừng".


      GIC hiện đang nắm 5,48% vốn của VJC, tương ứng với lượng cổ phiếu sở hữu là hơn 16,4 triệu đơn vị. Với thị giá 123.500 đồng/cổ phiếu, GIC hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá hơn 2.025 tỷ đồng, tăng hơn 625 tỷ đồng so với khoản tiền mà GIC chi ra (gần 1.400 tỷ đồng) để trở thành cổ đông có quyền biểu quyết tại hãng hàng không này.


      Trong khi đó, VEIL - quỹ đầu tư thuộc Dragon Capital cũng lãi hàng trăm tỷ đồng so với khoản tiền bỏ ra là gần 1.000 tỷ đồng để sở hữu 4,25% vốn của Vietjet.


      Năm 2016, Vietjet Air đạt hơn 27.532 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 2.400 tỷ đồng lợi nhuận. Năm 2017, hãng hàng không này đặt mục tiêu doanh thu hơn 42.000 tỷ đồng và sẽ tăng tiếp lên trên 48.000 tỷ năm 2018.


      Cổ phiếu Vietjet niêm yết thành công cũng đã đưa CEO Nguyễn Thị Phương Thảo lọt vào danh sách những người giàu nhất trên sàn chứng khoán.


      Chỉ sau 3 ngày chính thức niêm yết cổ phiếu VJC, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã tăng 3.283 tỷ đồng, từ mức hơn 8.817 tỷ đồng (tương ứng với mức giá tham chiếu cổ phiếu VJC ngày chào sàn là 90.000 đồng/cổ phiếu) lên tới 12.100 tỷ đồng.


      Trước đó, sáng ngày 28/2, Vietjet đã niêm yết thành công cổ phiếu của công ty mã VJC trên sàn chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Ngay ngày đầu niêm yết, giá cổ phiếu VJC đã tăng hết biên độ dao động 20% lên mức 108.000 đồng/cổ phiếu. Dù vậy, cơ bản nhà đầu tư vẫn quyết giữ, bán dư bán liên tục ở mức 0.



    2. Có 2 thành viên đã cám ơn heoden :
      at2 (27-03-2017), Bà già chứng (27-03-2017)

    3. #2
      Ngày tham gia
      Aug 2009
      Bài viết
      32
      Được cám ơn 36 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định



      Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny thành lập vào tháng 11/2016 và là doanh nghiệp thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Vietjet Air. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này hiện là 1 tỷ đồng

    4. Có 2 thành viên đã cám ơn at2 :
      Bà già chứng (27-03-2017), heoden (27-03-2017)

    5. #3
      Ngày tham gia
      Nov 2016
      Bài viết
      30
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Tay không bắt giặc rồi

      (NDH) Dự kiến, Vietjet Air sẽ chào bán 22,38 triệu cổ phiếu với giá 86.400 đồng/cp cho duy nhất một tổ chức là Cty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny. Doanh nghiệp này do Tổng Giám đốc Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo sở hữu.


      Mới đây, CTCP Hàng không Vietjet (Vietjet Air) cho biết đã hoàn tất lấy ý kiến cổ đông thông qua hàng loạt vấn đề về việc đưa cổ phiếu của Vietjet Air niêm yết trên HoSE, tăng vốn điều lệ, thành lập công ty còn và ủy quyền cho HĐQT quyết định một số phạm vi thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ vào ngày 3/1/2017.

      Đã có 39 trên tổng số 75 cổ đông của Vietjet Air nộp ý kiến về các nội dung này. Các vấn đề đều được thông qua với tỷ lệ tán thành đa số (hơn 90%). Một số cổ đông lựa chọn không ý kiến.

      Đáng chú ý, ĐHĐCĐ đã thống nhất phương án tăng vốn điều lệ thông qua hình thức phát hành riêng lẻ 22,38 triệu cổ phiếu. Kế hoạch trên đã được Vietjet công bố trước đó. Tuy nhiên, thông tin về giá và đối tượng phát hành hiện mới được công bố.

      Theo đó, hãng hàng không tư nhân này sẽ chào bán với giá 86.400 đồng/cp cho duy nhất một tổ chức là Cty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny. Tính đến 3/1, tổ chức này cũng đồng thời là cổ đông nắm giữ gần 44 triệu cổ phần, tương đương 14,66% vốn Vietjet Air. Do có lợi ích liên quan nên cổ đông trên đã được loại trừ khi lấy ý kiến về vấn đề này.

      Thông tin từ Cục Đăng ký doanh nghiệp cho biết Cty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny thành lập vào tháng 11/2016 và là doanh nghiệp thuộc sở hữu của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Vietjet Air.

      Vốn điều lệ của doanh nghiệp này hiện là 1 tỷ đồng. Tuy vậy, Đầu tư Hướng Dương Sunny lại sở hữu 43,95 triệu cổ phiếu Vietjet (tính đến ngày 3/1) và dự kiến chi ra 1.894 tỷ để mua thêm 22,38 triệu cổ phiếu Vietjet phát hành thêm.

      Cổ phiếu Vietjet Air là một trong những cổ phiếu OTC được "săn lùng" thời gian gần đây. Cuối tháng 12/2016, Vietjet Air cho biết sẽ thực hiện đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO). Tuy nhiên, trong đợt này, cổ phiếu Vietjet được chào bán là cổ phiếu do cổ đông hiện hữu đang nắm giữ mà không phải hình thức phát hành tăng mới.

      Chia sẻ tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu VietJet ngày 15/12, Vietjet Air cho biết đã chào bán 44,8 triệu cổ phần cho các nhà đầu tư tổ chức và dự kiến bán 3,5 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư cá nhân với giá 86.500 đồng/cổ phiếu, chênh không nhiều so với giá phát hành riêng lẻ. Cổ đông hiện hữu nhờ đó thu hồi khoản vốn đầu tư không nhỏ.

      Số vốn gần 1.900 tỷ đồng mà công ty của bà Phương Thảo sử dụng để đầu tư vào Vietjet dự kiến sẽ được sử dụng để thuê, đặt cọc mua máy bay, đầu tư hệ thống công nghệ thông tin và các mục đích khác

      Ngoài nội dung tăng vốn, ĐHĐCĐ cũng đã nhất trí kế hoạch lên sàn của Vietjet Air với thời gian được thông qua là quý I/2017. Doanh nghiệp hàng không này cũng dự định mở rộng các lĩnh vực hoạt động dựa trên nền tảng tệp khách hàng sẵn có. Chủ trương thành lập công ty con, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực cho thuê tàu bay, dịch vụ sân bay, nhượng quyền, thương mại điện tử và dịch vụ tài chính - bảo hiểm đã được các cổ đông thông qua.

    6. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Bà già chứng (27-03-2017)

    7. #4
      Ngày tham gia
      Aug 2009
      Bài viết
      32
      Được cám ơn 36 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định



      VJC cho biết đã chào bán thành công hơn 22.38 riệu cp riêng lẻ với giá 84,600 đồng/cp và thu ròng hơn 1,894 tỷ đồng.

      Người ôm trọn số cổ phần này là Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny và tăng nắm giữ từ hơn 69.7 triệu cp lên 92 triệu cp, chiếm 28.57% vốn VJC.

    8. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Bà già chứng (27-03-2017)

    9. #5
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      295
      Được cám ơn 36 lần trong 33 bài gởi

      Mặc định

      Cuộc chiến thị phần: Vietnam Airlines – VietJet Air

      Trong khi ACV nắm giữ vị trí độc quyền ở lĩnh vực của mình thì Vietnam Airlines và VietJet Air lại phải cạnh tranh từng chút để có thêm thị phần.

      Với 5 hãng hàng không trong nước, Air Mekong đã ngừng bay từ đầu năm 2013, còn Jestar Pacific Airlines và VASCO đều là công ty con do Vietnam Airlines sở hữu lần lượt 69% và 100% vốn. Như vậy, thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam có thể xem là cuộc đối đầu giữa Vietnam Airlines và VietJet Air.

      Tương tự các hãng hàng không full-service khác, Vietnam Airlines đang chịu áp lực lớn về thị phần giảm sút, nhất là thị trường nội địa khi tỷ lệ tăng trưởng trung bình của VietJet luôn ở mức 50% trong 3 năm gần đây.

      Kể từ khi khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào cuối năm 2011 và thị phần chỉ đạt vỏn vẹn 8% vào năm 2012, đến nay con số này tại VietJet Air đã tăng gấp hơn 5 lần trong khi thị phần của Vietnam Airlines giảm gần một nửa. Năm 2016, VietJet Air thâu tóm được tới 41% thị phần hàng không trong nước, so với 42% của Vietnam Airlines. Cú lội ngược dòng về thị phần vẫn chưa dừng lại khi VietJet còn triển khai kế hoạch mở rộng cả đường bay và đội bay giai đoạn sắp tới.
      Thị phần của các hàng hàng không Việt Nam 2011 - 6T2016


      Nguồn: ACCV

      Đến hết năm 2016, Vietnam Airlines có mạng đường bay quốc tế gồm 55 đường bay đến 29 điểm thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, mạng đường bay nội địa gồm 41 đường bay đến 21 điểm. Đội tàu bay của tổng công ty hiện đang có 88 tàu bay, trong đó có 42 máy bay thuê ngoài và 46 máy bay sở hữu. Theo kế hoạch, hãng sẽ tiếp nhận 10 chiếc máy bay A350 và 8 chiếc B787 trong giai đoạn 2016-2019, nâng tổng số lượng tàu bay dự kiến là 115 chiếc trong 2019. Tổng công ty cũng sẽ thuê thêm 20 chiếc máy bay A321 NEO trong giai đoạn 2016-2020, để tăng năng lực khai thác và thay thế dần các dòng máy bay đã khai thác lâu.

      Còn VietJet, tính đến 31/12/2016 đang khai thác 37 đường bay nội địa, 23 đường bay quốc tế và nhiều tuyến bay thuê chuyến. VietJet dự kiến sẽ tăng số đường bay nội địa lên 45 vào năm 2019 và tăng số đường bay quốc tế lên 36 vào năm 2018. Đội máy bay của Công ty gồm 41 máy bay với độ tuổi trung bình là 3.03 tuổi, trong đó gồm 30 máy bay Airbus A320-200 và 11 máy bay Airbus A321-200.

      Cuối năm 2016, VietJet đặt hàng thêm 77 tàu Airbus dòng A320/A321 với quyền chọn thuê thêm và 100 tàu 737MAX 200, được giao từ 2019-2023. Trước đó, tháng 9/2016, Công ty đã ký hợp đồng với Airbus mua thêm 20 máy bay, thời gian bàn giao dự kiến 2017-2020. Số lượng máy bay của VietJet dự kiến sẽ tăng từ 41 lên 78 vào năm 2019, và tăng lên khoảng 200 máy bay đến năm 2023 sau khi đơn hàng với Airbus và Boeing được hoàn tất, gấp đôi số lượng tàu bay hiện tại của Vietnam Airlines.

      Số liệu của IATA cho thấy thị trường hàng không Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới với tỷ lệ trung bình 16.6%/năm trong giai đoạn 2001-2014. Trong báo cáo triển vọng năm 2016, IATA cũng dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới, đạt 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035.

      Nhân tố chính của sự tăng trưởng ấn tượng này là: (i) hạ tầng hàng không đã có sự cải thiện đáng kể, (ii) ngành du lịch trên đà tăng tốc mạnh mẽ, dẫn đến việc xây dựng hàng loạt khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các cơ sở liên quan đến du lịch, giúp cho Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và ngành hàng không phát triển nhanh chóng, và (iii) tốc độ đô thị hóa tăng cao.

    10. #6
      Ngày tham gia
      Apr 2017
      Bài viết
      13
      Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      HVN đang dần đuối sức

    11. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Bà già chứng (07-04-2017)

    12. #7
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      295
      Được cám ơn 36 lần trong 33 bài gởi

      Mặc định

      HVN đuối thì đuối nội địa thôi chứ quốc tế cũng còn ngon cơm hơn nhiều bạn á

    13. #8
      Ngày tham gia
      Feb 2017
      Bài viết
      92
      Được cám ơn 21 lần trong 20 bài gởi

      Cool Nói nhỏ chút đi

      Xem ra nguồn cung giá rẻ đã hết
      AE thả câu được rồi
      Mấy thằng bé quay tay vét hàng cũng bắt đầu nản
      Tuần sau: HVN
      Gom mua giá: 27 - 28k Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 70% cash/ 30% stocks.
      Giá mục tiêu: 31k
      Ta không được chọn nơi mình sinh ra.
      Nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống.

    14. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Bà già chứng (10-04-2017)

    15. #9
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      295
      Được cám ơn 36 lần trong 33 bài gởi

      Mặc định

      Vietjet: Xin tăng room ngoại, phát hành cổ phiếu thưởng, ESOP

      Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2017 có nội dung chủ trương tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

      Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng và ESOP; bầu cử HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2017-2022.

    16. #10
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      295
      Được cám ơn 36 lần trong 33 bài gởi

      Mặc định

      Vietjet: Xin tăng room ngoại lên 49%, cổ tức 2017 tối đa 30%

      Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên sắp tới của CTCP Hàng không Vietjet (VJC), công ty xin tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài từ 30% lên tối đa 49%.

      Ngoài ra, một nội dung cũng rất đáng được quan tâm là công ty dự kiến chi cổ tức năm 2016 với tỷ lệ bình quân là 31.59% bằng tiền mặt, còn mức chia cho năm 2017 tối đa 30%.

      Trong năm 2016, VJC đã hai lần phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lần lượt là 100:33 và 100:20, đồng thời trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 25%. Ngoài ra, trong năm nay công ty cũng sẽ phát hành thêm cổ phiếu thưởng từ thặng dư vốn cổ phần với tỷ lệ 100:40.

      Tại thời điểm cuối năm 2016, thặng dư vốn cổ phần của VJC ở mức 1,524 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1,703 tỷ đồng, vốn cổ phần bình quân năm qua là 2,603 tỷ đồng.

      Đối với kế hoạch phát hành ESOP giai đoạn 2017-2019, VJC dự kiến sẽ không quá 3% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành cho mỗi năm. Giá phát hành không thấp hơn giá trị sổ sách.

      VJC cũng trình mức tổng thù lao, phụ cấp và kinh phí của HĐQT và BKS năm 2017 là 23.28 tỷ đồng. Trong đó thù lao HĐQT và BKS ở mức 8.28 tỷ đồng, kinh phí là 5 tỷ đồng, còn lại 10 tỷ đồng cho công tác xã hội từ thiện và cộng đồng./.

    17. #11
      Ngày tham gia
      Apr 2017
      Đang ở
      616/39/35 Lê Đức Thọ, Phường 15, Quận Gò Vấp
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      hay quá

    18. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Bà già chứng (25-04-2017)

    19. #12
      Ngày tham gia
      Nov 2009
      Bài viết
      295
      Được cám ơn 36 lần trong 33 bài gởi

      Mặc định

      Nữ tướng VietJet có trong tay những gì?

      Là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và cũng là của Đông Nam Á góp mặt trong danh sách tỷ phú năm 2017 của Forbes, người sáng lập kiêm CEO VietJet Air - Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang có trong tay những gì?


      Bà Nguyễn Thị Phương Thảo tại ĐHĐCĐ thường niên 2017 của VietJet sáng ngày 20/04.

      Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của hãng hàng không VietJet (VietJet Air – HOSE: VJC), đã được góp mặt trong danh sách tỷ phú năm 2017 của Forbes với tổng giá trị tài sản hơn 1.2 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên Forbes ghi nhận một nữ tỷ phú đến từ Việt Nam. Trước đó, bà Thảo đã lọt top 100 người phụ nữ quyền lực nhất hành tinh (đứng thứ 62/100) cũng do tạp chí Forbes công bố.

      Tài sản ròng của bà Thảo vượt 1 tỷ USD sau khi VietJet Air thực hiện IPO vào tháng 12/2016. Được biết, phần lớn tài sản của bà đến từ cổ phần ở VietJet và Tập đoàn Sovico (với hàng loạt các dự án bất động sản).

      Nữ doanh nhân 45 tuổi này hiện đang giữ một loạt các chức vụ quan trọng tại những tổ chức lớn: Cổ đông sáng lập, Chủ tịch HĐQT của Sovico Holdings; Người sáng lập, Tổng giám đốc VietJet Air; Phó Chủ tịch HĐQT thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) và Thành viên HĐQT của CTCP Dầu khí Đông Đô.

      Trực tiếp và gián tiếp sở hữu 38% cổ phần VietJet Air

      Trên cương vị Tổng Giám đốc VietJet Air, bà Thảo được biết đến như một người thay đổi thị trường hàng không trong nước khi theo đuổi mô hình hàng không giá rẻ “lai” truyền thống.

      Tại đây, bà Thảo đang sở hữu 9.42% vốn, tương đương hơn 28.2 triệu cp VietJet. Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny - do bà Thảo sở hữu 100% vốn cũng vừa gom vào toàn bộ gần 22.4 triệu cp riêng lẻ trong đợt chào bán hồi giữa tháng 3/2017 của VietJet với giá 84,600 đồng/cp, qua đó tăng nắm giữ từ 69.7 triệu cp lên 92 triệu cp, chiếm 28.57% vốn VJC. Như vậy, bà Thảo hiện trực tiếp và gián tiếp sở hữu 38% cổ phần của VietJet. Nếu tính theo giá thị trường xấp xỉ 133,000 đồng/cp của VietJet những phiên giao dịch gần đây, số cổ phiếu này có giá trị khoảng 16,000 tỷ đồng.

      Ông Nguyễn Thanh Hùng, chồng bà Thảo đồng thời là cổ đông sáng lập và Phó Chủ tịch HĐQT VietJet đang nắm giữ gần 3.2 triệu cp của hãng hàng không này, tương đương tỷ lệ sở hữu 1.06%.

      Còn Sovico Holdings và HDBank, hai tổ chức có liên quan đến bà Thảo hiện đang nắm giữ lần lượt 4.9% (14.7 triệu cp) và 4.47% vốn (13.4 triệu cp) của VietJet. Được biết, trước 31/12/2016, Sovico sở hữu 12.9% vốn điều lệ, tương đương 38.7 triệu cp VJC.
      Cơ cấu cổ đông hiện tại của VietJet

      Ba năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng trung bình của VietJet luôn ở mức 50%. Năm 2016, VietJet ghi nhận con số lợi nhuận sau thuế đạt gần 2,500 tỷ đồng, tăng gấp đôi năm trước; trong đó lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ hơn 2,495 tỷ đồng. Theo thống kê của Cục hàng không Việt Nam (ACCV), năm 2016, VietJet Air thâu tóm được tới 41% thị phần hàng không trong nước, so với 42% của Vietnam Airlines.

      Tại ĐHĐCĐ thường niên sáng 20/04, cổ đông VietJet đã thông qua kế hoạch lợi nhuận ròng sẽ tăng trưởng 36% lên gần 3,400 tỷ đồng trong năm 2017. VietJet đang nghiên cứu đầu tư vào các công trình hạ tầng sân bay, bà Thảo cho biết trước mắt đã có đề xuất xin tham gia đầu tư các công trình nhà ga mới tại sân bay Tân Sơn Nhất.

      Cơ cấu cổ đông hiện tại của VietJet


      52% cổ phần Sovico Holdings

      Bên cạnh mảng hàng không, bà Thảo cùng chồng, ông Nguyễn Thanh Hùng nằm trong số những người sáng lập Sovico Holdings - Tập đoàn đa ngành hoạt động ở nhiều lĩnh vực như bất động sản, tài chính ngân hàng, điện năng lượng, hàng không,…. Ông Hùng hiện là Chủ tịch Hội đồng sáng lập của Sovico Holdings, còn bà Thảo là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn này.

      Sovico Holdings hiện có vốn điều lệ 2,000 tỷ đồng, trong đó bà Thảo cùng chồng nắm 82% vốn (1,640 triệu cp) và ông Nguyễn Cảnh Sơn - em trai bà Thảo giữ 18% (360 triệu cp) còn lại.

      Được biết, Sovico là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB. Nhóm các cổ đông có liên quan đến Sovico hiện cũng là các cổ đông chính và đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong HĐQT HDBank. Bên cạnh đó, Sovico Holdings còn là cổ đông lớn của CTCP Chứng khoán Phú Gia và Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital.

      Tuy nhiên, Tập đoàn này được biết đến nhiều hơn với các dự án tỷ đô trong lĩnh vực bất động sản. Dấu ấn đậm nét của bà Thảo tại Sovico là thương vụ mua lại toàn bộ vốn góp Lai Sun và trở thành chủ sở hữu Furama Resort Danang – khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Đà Nẵng vào cuối năm 2005.

      Đến năm 2014, Sovico tiếp tục thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Khánh Hoà là Evason Ana Mandara Nha Trang và An Lâm Ninh Vân Bay Villas, đồng thời triển khai xây dựng thêm khu nghỉ dưỡng mới tại Cam Ranh và Phú Quốc. Bên cạnh đó, Sovico còn rót vốn vào khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, dự án Ariyana ở Đà Nẵng, dự án Halong Star ở Hạ Long, Abacus Tower tại Tp.HCM


      CTCP Địa ốc Phú Long thành lập vào tháng 4/2005. Vốn điều lệ ban đầu là 75 tỷ đồng, hiện đã cán mốc 700 tỷ đồng sau 3 lần tăng vốn. Sovico Holdings là cổ đông chiến lược và đang nắm giữ 30%, tương đương 150 triệu cp của Địa ốc Phú Long. Còn ông Nguyễn Cảnh Sơn - em trai bà Thảo sở hữu 2% (10 triệu cp) công ty này.

      Đặc biệt, Sovico còn sở hữu CTCP Địa ốc Phú Long – chủ đầu tư dự án Dragon City. Đây là dự án trải dài hơn 7km mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ (thuộc xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) nối liền trung tâm TP.HCM với Khu Đô thị - Cảng Hiệp Phước và liền kề Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Hiện Phú Long đang triển khai xây dựng và bán hàng khu căn hộ Dragon Hill 2 thuộc Khu đô thị Dragon City, dự kiến bàn giao nhà vào quý 1/2018.

      Trước đó, năm 2016, Địa ốc Phú Long cũng công bố một dự án lớn khác tại TP.HCM với tên gọi Dragon Riverside City tọa lạc ở số 628-630 mặt tiền Đại lộ Võ Văn Kiệt quận 5. Dự án này do Phú Long hợp tác phát triển với chủ đầu tư là CTCP Bất động sản Saigon Vina (Land Saigon – Sovico sở hữu gần 9% vốn) sẽ khởi công trong năm 2017 này.

      Dragon Riverside City


      Tham gia vào HDBank

      Trước khi được biết đến như người làm thay đổi ngành hàng không trong nước hay nữ tướng địa ốc quyền lực, bà Thảo còn ghi dấu ấn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tại Ngân hàng VIB hay Techcombank, vợ chồng bà Thảo là những cổ đông sáng lập, rồi sau đó tham gia vào HDBank.

      Bà Thảo hiện giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT thường trực của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank). Tính đến 30/10/2013, bà Thảo nắm giữ gần 16.8 triệu cp, chiếm 3.36% vốn điều lệ HDBank.

      Cuối năm 2013, HDBank nâng vốn điều lệ lên 8,100 tỷ đồng sau khi sáp nhập với DaiABank (Sovico cũng sở hữu hơn 28.2 triệu cp, tương đương 9.1% vốn DaiABank). Ngân hàng này đồng thời hoàn tất thương vụ mua lại 100% vốn của Công ty TNHH MTV Tài chính Việt-Societe Generale (SGVF) của tập đoàn Société Générale rồi bán 49% cổ phần cho đối tác Nhật và đổi tên công ty tài chính thành HD Saison.

      Sau 3 năm tái cơ cấu, HDBank lần đầu công bố lợi nhuận trước thuế cán mốc 1,282 tỷ đồng trong năm 2016. Con số này tăng trưởng hơn 60% so với năm 2015.

      Trong giai đoạn 2017-2021, Ban lãnh đạo HDBank cho biết sẽ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân dự kiến sẽ chiếm 60% doanh số hoạt động, đồng thời phát triển mạng lưới quốc tế. Tới năm 2021, tổng tài sản, vốn hoạt động dự kiến tăng trưởng tối thiểu gấp đôi so với năm 2016, vốn huy động tăng tối thiểu 20%/năm, cho vay dài hạn tăng trưởng 25%/năm và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng tối thiểu 15%/năm./.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình