Sau đây là kinh nghiệm hơn 10 năm của mình tham gia trên TTCK VN, hy vọng đóng góp được cho những người đang lạc lối trên con đường PTKT

Tổng hợp các cách dùng phân tích kỹ thuật:

Cũng như rất nhiều các lĩnh vực khác, PTKT có rất nhiều các phương pháp và trường phái khác nhau, mỗi trường phái lại mạnh ở một điểm, kết hợp được một số trường phái với nhau sẽ ra một hệ thống (system) riêng của mỗi người, nhưng không dễ để kết hợp với nhau vì sẽ phát sinh rất nhiều mâu thuẫn. Nhưng tựu chung thì vẫn có một số khẩu quyết chung sau đây, nếu biết thì sau này khi tự tìm tòi sâu thêm tùy theo hoàn cảnh mỗi người (đánh ngắn, trung, dài, hoặc tứ lung tung, thích thì vào, chán thì ra) thì sẽ tự đi sâu vào đó:

1. Nhìn từ xa đến gần (monthly, weekly, daily). Ở TTCK VN rất may, nhìn weekly daily là được rồi, chứ đánh forex thì rất là mệt.

2. Dùng một leading indicator kết hợp một lagging indicator (leading để chỉ báo sớm, lagging xác nhận chậm hơn nhưng chắc). Indicator thì phải kết hợp thêm phân kỳ/hội tụ mới phát huy được 100% tác dụng, không thì chỉ 70%. Mỗi một indicator phải hiểu thật rõ về nó, không chỉ đơn giản là giao cắt và chạm 30-70, hiểu rồi sẽ biết cần làm thế nào để dùng và bổ sung khuyết điểm của indicator. Mà cũng ko cần biết nhiều indicators quá, vì các indicators chủ yếu đều là công thức khác nhau với đầu vào là giá và khối lượng xào nấu với nhau, cũng như bún với phở vậy thôi, có người thích bún, nhưng có người chỉ thích phở. RSI, MACD, Stochastic..
.
3. Kẻ trendline ( chỉ những trendline quan trọng nhất mà bạn cảm nhận giá đang trong xu hướng đó, kẻ thêm các đường phụ khác cũng được nhưng sẽ rất nhiều, phải chọn lọc). Các mẫu hình/patterns cũng thực ra xuất phát từ các trendline. Trendline nói đơn giản dễ vẽ cũng đúng, mà nói khó vẽ cũng rất đúng.

4. Kẻ kênh giá/channel - thường thì giá sẽ đi theo một kênh song song nào đó.

5. Còn lại, biết thêm về phân tích cơ bản, vĩ mô, elliot wave, Fibonacci, ichimoku, candlestick đều rất tốt. Tại sao phải biết nhiều như vậy, vì đường giá đi rất nhiều kiểu khác nhau, càng biết nhiều công cụ càng hình dung ra được các hướng đi khác nhau và có thể phản ứng tại mọi thời điểm giao dịch. Cũng giống như học võ công, biết đấm thôi thực ra cũng đủ rồi, nhưng lúc mà tay đang cầm thức ăn mà bị đánh lén, lại phải biết dùng cả chân nữa mới hợp thời vì kẻ thù bao giờ cũng nhằm lúc ta chủ quan lơi là cảnh giác nhất mới đánh.

6. Nắm vững kiến thức kỹ thuật tốt vẫn chưa đủ, lại bắt đầu học từ sai lầm sau khi áp dụng được kiến thức PTKT một thời gian, vì rất nhiều các đường fake, tưởng phá lại không phá, tưởng lên lại không lên, hư chiêu khó dò. Lúc này bắt đầu học cách cut loss (bỏ chạy, rút lui)

7. Kỹ thuật thôi thực ra cũng chưa đủ, mà phải kết hợp thêm cả phân tích cơ bản mới thực là chuẩn và tốt. Tại sao thế ? ví dụ như phần 6 ở trên, đường giá bị fake, nhưng vẫn yên tâm cầm cổ phiếu, đó là vì mình biết cổ phiếu đó rẻ, tốt, chắc chắn sẽ lên tiếp. Nếu ko giỏi cơ bản, hãy đi hỏi người giỏi cơ bản.

8. Sau khi nắm vững hết 7 điều trên, có thể bạn sẽ gặp thời, có thể sẽ lãi lớn, hoặc cũng có thể trắng tay do trong quá trình học hỏi tìm tòi, gặp được nhân duyên hoặc hoàn cảnh thị trường tốt/xấu lẫn lộn thì đừng bao giờ quên, đi hỏi những người giỏi nhất vẫn là cách tốt nhất chứ đừng tự cho mình là vô địch thiên hạ.

Nếu bạn không thể học được PTKT vì thấy nó phức tạp quá, cứ yên tâm vì còn có rất nhiều người giàu vì chứng khoán mà ko biết PTKT là gì. Ngủ một đêm ở Vinpearl, thấy thoải mái thì mua VIC vào cầm; uống sữa Vinamilk thấy nhạt nhạt như nước lã, bán vội bán vàng; thấy người chết vì ung thư đợt mấy năm gần đây sao nhiều thế, mua vội cổ phiếu CPH, vẫn thắng.