Threaded View
-
29-09-2016 11:06 AM #1
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 105
- Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi
Nhà đầu tư “xếp hàng” chờ mua Sabeco, sao không phải là Habeco?
Trái với hình ảnh sôi động tại Sabeco khi hàng loạt đại gia như Heineken, Ab-Inbev, SABMiller, Asahi, Singha, Thai Beverage, Shingha “xếp hàng” chờ mua thì Habeco hiện chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Bộ Công Thương đồng ý cho Sabeco niêm yết trên sàn Hose
Sabeco chưa lên sàn nhưng cổ đông tại hàng loạt công ty thành viên đã “mở bia” ăn mừng
Chuẩn bị lên sàn, giá chào mua cổ phiếu Sabeco đã tăng phi mã, chạm ngưỡng 100.000 đồng/cp
Tiến hành cổ phần hóa từ năm 2008 nhưng gần một thập kỷ trôi qua, 2 “ông lớn” ngành bia là Sabeco và Habeco vẫn chưa tiến hành niêm yết trên TTCK.
Mới đây, việc Chính phủ quyết định đẩy mạnh quá trình thoái vốn kết hợp niêm yết Sabeco, Habeco trên TTCK đã khiến giới đầu tư hết sức hào hứng bởi TTCK Việt Nam chuẩn bị đón nhận thêm những “món hàng” chất lượng.
Nếu như vào đầu tháng 8, cổ phiếu Sabeco chỉ được chào mua trên thị trường OTC với mức giá 80.000đ/cp thì trong những ngày gần đây, mức giá chào mua đã tăng vọt lên 110.000đ/cp. Không những vậy, hàng loạt “đại gia” bia trên thế giới như Heineken, Ab-Inbev, SABMiller, Asahi, Singha, Thai Beverage cũng “xếp hàng” chờ mua cổ phần đã cho thấy sức hấp dẫn từ Sabeco.
Không chỉ Sabeco, các cổ phiếu “họ” Sabeco đang giao dịch trên TTCK như SCD (NGK Chương Dương), WSB (Bia Sài Gòn Miền Tây), SMB (Bia Sài Gòn Miền Trung), BSP (Bia Sài Gòn Phú Thọ) cũng thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư và đều tăng “phi mã” trong khoảng 1 tháng nay.
Tuy vậy, với Habeco là một câu chuyện hoàn toàn khác khi cổ phiếu này không nhận được nhiều sự chú ý như Sabeco.
Trên thị trường OTC, cổ phiếu Habeco hiện chỉ được chào mua với mức giá 47.000đ- 48.000đ, nhỉnh hơn đôi chút so với thời điểm đầu tháng 8 nhưng vẫn thấp hơn mức giá IPO cách đây 8 năm là 50.015đ. Hiện tại, chưa có nhiều đối tác “đánh tiếng” muốn sở hữu cổ phần Habeco khi Nhà nước thoái vốn.
Tương tự với công ty mẹ, nhà đầu tư cũng tỏ ra khá “hờ hững” với các thành viên “họ” Habeco đang giao dịch trên TTCK như HAT (Habeco Trading), BHP (Bia Hà Nội Hải Phòng), HAD (Bia Hà Nội Hải Dương), THB (Bia Thanh Hóa).
Trên thị trường OTC, cổ phiếu Sabeco lên giá từng giờ, trong khi Habeco gần như đi ngang trong 2 tháng qua
Trên thị trường OTC, cổ phiếu Sabeco lên giá từng giờ, trong khi Habeco gần như đi ngang trong 2 tháng qua
Vì sao Habeco kém hấp dẫn?
Cùng là những “ông lớn” ngành bia tại Việt Nam nhưng động thái của giới đầu tư với Sabeco và Habeco hoàn toàn đối lập. Vậy đâu là điều khác biệt?
Nếu xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh, biên lợi nhuận gộp của Sabeco và Habeco trong những năm qua khá cân bằng quanh ngưỡng 27%. Do đó, đây không thể là yếu tố khiến Habeco trở nên kém hấp dẫn.
Tuy vậy, nhìn về thị phần giữa 2 doanh nghiệp có thể thấy rõ sự khác biệt. Trong khi Sabeco vẫn duy trì vững chắc ngôi vị dẫn đầu ngành bia Việt Nam trong suốt hàng chục năm qua thì Habeco đã đánh mất vị trí thứ 2 về tay Heineken và rơi xuống đứng thứ 3 với thị phần khoảng 20%.
Theo báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm, trong khi doanh thu Sabeco đạt 14.736 tỷ đồng – tăng 3%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.984 tỷ đồng – tăng 24% so với cùng kỳ 2015 thì doanh thu Habeco chỉ là 4.039 tỷ đồng – giảm 13% và lợi nhuận trước thuế đạt 417 tỷ đồng – giảm 38%.
Cần lưu ý, trong nửa đầu năm 2016, thị trường bia trong nước tăng trưởng khá tích cực do thời tiết nắng nóng kéo dài và ảnh hưởng từ mùa Worldcup. Vậy nhưng, Habeco không tận dụng được nhiều và đang ngày càng đánh mất thị phần vào tay các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Ngoài câu chuyện thị phần thì vấn đề cơ cấu cổ đông cũng là yếu tố khiến Habeco trở nên kém hấp dẫn. Cụ thể, khác với những nhà đầu tư tài chính vốn chỉ đầu tư nhằm thu lợi ngắn hạn từ chênh lệch giá cổ phiếu hay nhận cổ tức thì những nhà đầu tư chiến lược như Heineken, Ab-Inbev, SABMiller, Asahi, Singha…luôn muốn thâu tóm, giành quyền chi phối doanh nghiệp.
Tại Habeco, Carlsberg hiện đang sở hữu 17,5% cổ phần và có thể sẽ được ưu tiên khi Nhà nước thoái vốn bởi những ràng buộc của hợp đồng đầu tư chiến lược. Nếu nắm quyền sở hữu Habeco, Carlsberg sẽ chi phối khoảng 30% thị phần bia Việt Nam, đủ sức đương đầu với Heineken và Sabeco.
Thị phần bia Việt Nam chủ yếu nằm trong tay Sabeco, Heineken, Habeco và Carlsberg
Thị phần bia Việt Nam chủ yếu nằm trong tay Sabeco, Heineken, Habeco và Carlsberg
Trong trường hợp Habeco đấu giá công khai và Carlsberg thất bại trong cuộc đua sở hữu Habeco thì với tỷ lệ sở hữu 17,5%, doanh nghiệp này vẫn có thể cử tối đa 2 thành viên vào HĐQT. Khi đó, nhiều khả năng sẽ phát sinh mẫu thuẫn trong hoạt động của Habeco do khác biệt giữa chiến lược, lợi ích của các nhóm cổ đông.
Trên thực tế, một doanh nghiệp trong nước là Bibica từng là nạn nhân của sự tranh chấp quyền lực giữa các nhóm cổ đông dẫn tới hoạt động kinh doanh ảnh hưởng nặng nề. Bởi vậy, việc Carlsberg đang nắm giữ 17,5% cổ phần Habeco có lẽ khiến các nhà đầu tư khác e ngại.
Còn với Sabeco, hãng bia Hà Lan Heineken hiện chỉ nắm giữ một tỷ lệ không đáng kể là 5% và cuộc đua sở hữu cổ phần khi Nhà nước thoái vốn rõ ràng cân bằng với các nhà đầu tư hơn là trường hợp Habeco. Do đó, không quá bất ngờ khi hàng loạt đại gia bia trên Thế giới đang “xếp hàng” chờ mua Sabeco thay vì Habeco.
Sabeco chưa lên sàn nhưng cổ đông tại hàng loạt công ty thành viên đã “mở bia” ăn mừng
Hoàng Anh
Theo Trí thức trẻ
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Chưa đủ vốn vẫn mua được nhà - Sao phải chần chừ
By tantbd in forum BẤT ĐỘNG SẢNTrả lời: 1Bài viết cuối: 11-06-2015, 10:59 AM -
Vì sao tôi không bao giờ xếp hàng mua Mc Donald's?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 17-02-2014, 01:30 PM -
Cho mình hỏi sao không còn chổ để chát hằng ngày
By MrChen in forum Thông báo - Góp ýTrả lời: 12Bài viết cuối: 09-05-2012, 09:03 AM -
Đấu giá HABECO - tại sao không ?
By anhhunglama in forum Thị trường OTCTrả lời: 6Bài viết cuối: 20-03-2008, 09:08 PM
Bookmarks