Để giúp các bạn mới gia nhập thị trường có cái nhìn tổng quan về thị trường ngoại hối, bài viết này tôi xin chia sẻ những thông tin chung về thực trạng thị trường. Hy vọng phần nào cung cấp kiến thức cho những ai cần biết.


Thực trạng thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng thị trường ngoại hối ở Việt Nam hiện nay được các chuyên gia tài chính đánh giá rằng đã đi vào ổn định. Mặc dù đây chỉ là một thị trường mới hình thành không bao lâu nhưng lại là một thị trường phát triển mạnh mẽ.
Ở giai đoạn đầu của sự hoàn thiện, các công cụ giao dịch ngoại hối phái sinh trên thị trường chưa thật sự đa dạng. So với khoảng hơn 200 sản phẩm phái sinh trên thế giới, thị trường của chúng ta chỉ mới dừng lại với những hình thức đơn giản như kỳ hạn, quyền chọn, tương lai, hoán đổi và giao ngay. Do sự quản tỷ giá từ nhà nước nên các các nghiệp vụ phái sinh vẫn chưa hoàn toàn được phát triển theo đúng quy luật tỷ giá thị trường. Giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi còn chiếm tỷ trọng nhỏ (xấp xỉ 5%) trong tổng số doanh thu từ các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, gần một năm trở lại đây các loại hình giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại hối diễn ra khá ổn định, tỷ giá giao động xoay quanh điểm dưới mức giá trần, các ngân hàng thương mại đã tham gia giao dịch hoán đổi với kỳ hạn dài hơn.
Tính thanh khoản của các ngân hàng cũng được cải thiện rõ rệt khi hầu hết các ngân hàng đều chấp nhận thực hiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, việc nhà nước thay đổi một số điểm trong cơ chế quản lý tỷ giá với những thông điệp rõ ràng cụ thể, biện pháp quyết liệt đã đập tan nghi ngờ của người dân, hạn chế tâm lý giữ tiền ở nhà, thúc đẩy người dân tham gia giao dịch.
Giải pháp cải thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam

Để cải thiện những hạn chế còn tồn tại trên thị trường ngoại hối Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần có nhiều biện pháp thúc đẩy các nghiệp vụ phái sinh phát triển hơn nữa, ví dụ như: Cho phép công ty phát hành trái phiếu ngoại tệ để thu gom lượng ngoại tệ trôi nổi trên thị trường và lượng ngoại tệ dư thừa của ngân hàng thương mại. Tạo cơ chế mua bán dứt điểm nhằm nâng cao tính sự chủ động của doanh nghiệp, ngân hàng đồng thời cũng nâng cao tính thị trường của giao dịch ngoại hối. Giải quyết nguồn ngoại tệ ứ động tại các doanh nghiệp xuất khẩu và đa dạng hóa ngoại tệ trong thanh toán, không nên chỉ đánh mạnh vào USD như hiện nay.
Đồng thời, gia tăng tính “trực tiếp” của các hợp đồng giao dịch bằng cách để bên mua/bán thực sự gặp nhau trao đổi điều khoản mà không thông qua bất kỳ bên thứ ba môi giới nào. Đồng thời, sự vận động của tỷ giá phải bám sát nhu cầu của thị trường là điều quan trọng để thúc đẩy các sản phẩm phái sinh phát triển.