Khi đề cập về ngành chăn nuôi Việt Nam, phần lớn bộ phận mà tôi nhận được phản hồi đều xoay quanh những cụm từ chính: biến động, rủi ro, phụ thuộc thiên nhiên, dịch bệnh, … Chung quy lại, ta thấy rằng nhận thức phần đông sẽ cho rằng có khá nhiều yếu tố tiêu cực. Tất nhiên, nhận thức được hình thành từ hiện thực khách quan hiện hữu hàng ngày. Biểu đồ giá thịt hơi

Một trong những yếu tố biến động trong ngành chăn nuôi là giá bán các sản phẩm ra thị trường. Trong những năm qua, thực tế cho thấy giá bán ***, gà hơi tại thị trường Việt Nam biến động rất mạnh. Trong đó, sản phẩm tiêu thụ cao nhất là thịt *** nhìn chung vẫn chỉ biến động trong biên độ 40,000 – 55,000 đồng/kg. Ngược lại, giá bán gà trắng (gà công nghiệp) có tỷ lệ biến động cao, mức giá cao nhất từ năm 2015 đến nay là 30,000 đồng/kg. Trong giai đoạn này, giá gà trắng có lúc sụt giảm chỉ còn 18,000 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo thống kê từ nguồn Asia Market Price, bình quân chi phí sản xuất 1kg gà hơi ở Việt Nam khoảng 35,000 – 36,000 VND. Điều này có nghĩa là phần lớn hộ chăn nuôi gà đang gánh chịu lỗ trong hoạt động chăn nuôi gà trắng trong những năm gần đây. Hoặc kết quả có thể chuyển từ lãi sang lỗ trong một số thời điểm.

?: Vậy điều đáng quan tâm ở đây rằng, rủi ro hay sự biến động là thuộc tính cố hữu của ngành chăn nuôi hay do những vấn đề còn vướng mắc mà những người tham gia vào ngành chăn nuôi chưa giải quyết được.


Nhìn ra ngành chăn nuôi trong khu vực, tôi xin lấy ví dụ từ một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành chăn nuôi tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Charoen Pokphand Foods (CP Foods). Trong hiện tại, CP Foods hoạt động trong cả hai lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản. Đồng thời, mô hình kinh doanh của CP Foods kéo dài trên cả chuỗi giá trị Feed – Farm – Food – Retail trên toàn cầu như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ,… 3F value chain

Kết quả hoạt động kinh doanh của CP Foods trong những năm qua vẫn có sự tăng trưởng ổn định, dù thực tế ngành chăn nuôi có khá nhiều yếu tố biến động. Hiện tại, lợi nhuận sau thuế của CP Foods trong 6 tháng đầu năm 2016 đã đạt 7,780 triệu THB, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng biên lợi nhuận gộp tăng từ 10% lên mức 13.8% trong giai đoạn 2013 – 2015. Riêng mảng chăn nuôi biên lợi nhuận bình quân ước khoảng 15% và tăng lên mức 18% trong Q2/2016.

Sở dĩ lựa chọn tỷ lệ biên lợi nhuận gộp để dẫn chứng cho mô hình kinh doanh của CP Foods do nguyên nhân sau: Chính tỷ lệ biên lợi nhuận gộp khá cao là một bộ đệm để bảo toàn lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp trước những biến động mạnh mẽ của giá bán đầu ra. Biên lợi nhuận gộp quá mỏng sẽ làm doanh nghiệp từ lãi sang lỗ trong gang tấc, khi giá thị trường giảm mạnh.

Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng vẫn tồn tại những doanh nghiệp Việt Nam duy trì được mức biên lợi nhuận gộp khá tốt và ổn định theo thời gian, dao động trong biên độ 10% – 12%. Những doanh nghiệp này phần lớn đang theo đuổi phát triển mô hình Feed – Farm – Food trên các vật nuôi cả lợn và gà.

?: Sau cùng, tôi nghĩ rằng thật dễ để đưa ra câu trả lời rằng, ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp khó khăn chính vì có những vấn đề chưa giải quyết được mà không phải do bất kỳ thuộc tính cố hữu nào. Dù đứng trên phương diện là một doanh nghiệp chăn nuôi, hay một nhà đầu tư vào ngành chăn nuôi, ta đều cần xác định những vấn đề nào để gia tăng được biên lợi nhuận gộp cao trong ngành.

?: Vấn đề xuất phát từ việc nâng cao giá trị sản phẩm, marketing hay cắt giảm chi phí chăn nuôi. Chúng ta tiếp tục nghiên cứu những doanh nghiệp có biên lợi nhuận tốt trong khu vực và tại Việt Nam sẽ dần có câu trả lời.

Theo: FGate