KHI NÀO THỊ TRƯỜNG DẦU TÁI CÂN BẰNG
13/07/2017
Trữ lượng dầu thô thương mại của Hoa Kỳ giảm 7,5 triệu thùng, tuy nhiên vẫn gấp 3 lần so với dự kiến, tuy nhiên OPEC lại nâng han mức sản lượng. Báo cáo hàng tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy mức tuân thủ cắt giảm sản lượng chỉ còn 78% so với 95% một tháng trước đó, vì lợi ích dưới hình thức thị phần lưu lại dường như biện minh cho tất cả các tổn thất khác.

Các quốc gia như Nigeria, Libya và Ả-rập Xê-út đã đóng góp phần lớn cho mức tăng sản lượng tháng trước. Sản lượng tăng 720.000 thùng lên 97,46 triệu thùng / ngày, tăng 1,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi các nước Libya và Nigeria, đã không phải tuân thủ hạn ngạch, đang mong muốn xây dựng thêm các giàn khoan và các nhà máy lọc dầu, Saudi Arabia đã chuyển sang nhu cầu trong nước, trong khi hứa sẽ cắt giảm nguồn cung cấp cho thị trường nước ngoài. Phần còn lại của các quốc gia dường như giữ mức sản xuất trong hạn ngạch của họ.

Tuy nhiên, cũng có những thông tin lạc quan được đề cập trong báo cáo. Tiêu thụ dầu thế giới sẽ tăng lên 98 triệu thùng/ngày theo dự báo - hơi cao hơn sản lượng hiện tại. Nếu OPEC có thẻ giữ sản xuất ở mức hiện tại hoặc đạt được cắt giảm lớn hơn, và mức sản xuất ở Mỹ ở mức bình thường, nhà đầu tư có thể kỳ vọng rằng thị trường dầu sẽ chuyển biển tốt hơn. Trong điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dự báo tiêu dùng có thể được điều chỉnh cho tốt hơn.

Với sự gia tăng của các kho dự trữ của Mỹ, giá một lần nữa lại giảm. Tuy nhiên, những tin tức cho thấy thị trường đang tràn đầy sự lạc quan và sự số lượng vị thế mua đã tăng. Theo số liệu của CFTC, cho thấy các nhà đầu cơ lớn đã tăng số vị thế từ 327.2K lên 341.0K vào tuần trước, bất chấp những tin tức tiêu cực. Những kỳ vọng mong manh đối với tăng trưởng có thể được chứng minh mặc dù thiếu sự thay đổi tích cực về mặt cung của thị trường. Về phía cầu, dữ liệu về tài khoản vãng lai ở Trung Quốc cho thấy tăng trưởng về nhập khẩu và xuất khẩu cũng như sự gia tăng cán cân thương mại cho thấy xuất khẩu tiếp tục vượt xa nhập khẩu, và nhu cầu về năng lượng của ngành công nghiệp sẽ tăng lên.

Đô la Mỹ giảm sau khi nhà đầu tư không nghe gì mới trong bài phát biểu của Janet Yellen. "Cách tiếp cận dần dần để điều chỉnh chính sách tiền tệ là rất quan trọng" có nghĩa là Fed đang bối rối trước lý thị trường lao động tăng trưởng nóng và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế đã ảnh hưởng đến lạm phát. Cơ quan quản lý mong muốn thu thập thêm thông tin bằng cách trì hoãn thời gian và duy trì mức độ không chắc chắn về cơ động, nhưng thị trường đã vượt qua mức không quay trở lại với dự đoán tăng lãi suất thứ ba trong năm nay và giảm bớt bảng cân đối kế toán. Về sau, Yellen lưu ý rằng quá trình này sẽ bắt đầu sớm. Đô la đã phản ứng lại bằng sự sụt giảm, khi ngân hàng trung ương trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và Anh tiếp tục thu hút người mua trong bối cảnh FED thận trọng. Trái phiếu Mỹ tăng điểm, trong khi EURUSD vẫn ổn định ở mức 1,14 với xu hướng đi lên trong tương lai gần.
Arthur Idiatulin
Tickmill Market Expert
https://tickmill.com/