-
19-07-2016 09:01 AM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
SGO: Ẩn số “nồi cơm” Phúc Quang – Hồng Anh
Công ty TNHH Phúc Quang – Hồng Anh cũng không phải là đơn vị xa lạ mà chính là sân sau của CTCP Dầu thực vật Sài Gòn (HNX: SGO).
Xem bài viết: SGO: Ẩn số “nồi cơm” Phúc Quang – Hồng Anh
-
19-07-2016 09:02 AM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
E.9 (18/07/2016 19:10)
Nói chung lại là SGO phục thuộc rất nhiều vào việc kinh doanh của công ty TNHH Phúc Quang Hồng Anh (PQHA) tuy nhiên khi công bố báo cáo tài chính thì SGO chỉ xem cty PQHA này là khoảng đầu tư tài chính và không thể hiện rõ tình trạng kinh doanh cũng như sức khỏe tài chính của công ty TNHH PQHA này. Hay nói cách khác công ty TNHH PQHA này không cần công bố báo cáo tình chính (vì không phải là công ty cổ phần).==> Cách làm này có thể xem công ty TNHH PQHA này gián tiếp lên sàn thông qua SGO và không cần công bố báo cáo tài chính nên việc đầu tư vào SGO luôn mang lại rủi ro quá lớn.
Và lý do thứ 2: HĐQT nắm quá ít cổ phần để chi phối SGO và HĐQT quản trị SGO lại là giám đốc bên PQHA nó như kiểu huy động vốn dùm PQHA hay sao ấy ???
Xem bài viết: SGO: Ẩn số “nồi cơm” Phúc Quang – Hồng Anh
-
06-08-2016 07:34 PM #3
- Ngày tham gia
- Aug 2016
- Bài viết
- 36
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Tăng vốn khủng có tin không?
(ĐTTCO) - Trong một chừng mực nào đó, việc huy động vốn của doanh nghiệp khi chưa niêm yết (dưới sàn) sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi đã niêm yết (trên sàn). Tuy nhiên, có những doanh nghiệp (DN) dù ở dưới sàn nhưng cũng có tốc độ tăng vốn khủng đến mức các DN trên sàn cũng phải chạy dài. Điều này không hẳn sai nhưng NĐT phải cẩn trọng khi đầu tư.
Từ SGO đến MTM
Ngày 8-2-2010, CTCP Dầu thực vật Sài Gòn (SGO) được thành lập với vốn điều lệ (VĐL) 1 tỷ đồng. Đến 29-12-2014, VĐL của SGO được tăng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành 9,9 triệu CP cho 5 cổ đông. Đến 2-2-2015, SGO tiếp tục có đợt tăng VĐL lên 200 tỷ đồng cũng thông qua việc chào bán cho cổ đông hiện hữu. Nghĩa là chỉ trong vòng 5 năm, VĐL của SGO đã tăng lên 200 lần dù DN này chưa niêm yết. Thử so sánh tốc độ tăng vốn của SGO với CTCK Kim Long (KLS) - một công ty niêm yết có tốc độ tăng vốn khủng. Tháng 1-2006, KLS được thành lập với VĐL 18 tỷ đồng, sau một số lần tăng vốn, đến tháng 5-2010, VĐL của KLS đạt 2.025 tỷ đồng, tăng gấp 112,5 lần so với khi mới thành lập, vẫn kém xa so với SGO. Cũng cần lưu ý, giai đoạn KLS tăng vốn có rất nhiều thuận lợi, từ thị trường cho đến sức hút của CP trên sàn.
Một trường hợp cũng tăng vốn với tốc độ rất khủng khiếp khác là CTCP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM), một trong những CP được xem là “lầy” nhất hiện nay. Năm 2012, VĐL của MTM từ mức 2,3 tỷ đồng đã được tăng lên 10 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, MTM lại tăng tiếp VĐL của mình lên 100 tỷ đồng và ngày 31-10-2014, VĐL của công ty này tăng lên 310 tỷ đồng. Tính ra chỉ trong vòng 2 năm, VĐL của MTM đã tăng đến gần 135 lần mà không cần lên sàn.
Trong 2 đợt tăng vốn của mình, SGO chào bán chủ yếu cho 5 cổ đông, còn MTM đến khi tăng được VĐL lên 310 tỷ đồng mới trở thành công ty đại chúng. Nghĩa là những đợt phát hành của SGO hay MTM phần lớn thực hiện trong phạm vi hẹp với số ít NĐT.
Trước tiên cần làm rõ, việc huy động vốn trên sàn sở dĩ thuận lợi hơn dưới sàn bởi trên sàn tập trung nhiều dòng tiền, DN cũng dễ được các NĐT chú ý hơn và tất nhiên những DN lên sàn có tính chọn lọc cao hơn. Nhưng thực tế, để huy động được số vốn tính bằng mức trăm tỷ đồng, DN phải có rất nhiều hoạt động từ PR đến IR, rồi công bố những chiến lược, kế hoạch để thuyết phục bằng được các NĐT. Tiềm năng của DN, cũng là cơ hội sinh lời trong tương lai, chính là mấu chốt để hút vốn của NĐT. Thực tế, cũng có những trường hợp DN chưa niêm yết nhưng với mô hình kinh doanh hấp dẫn, có vị thế trên thương trường cũng thu hút được nguồn vốn, nhưng con số này khá ít và có tính chọn lọc rất cao.
Thực tế cho thấy, huy động vốn dưới sàn từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng thông qua phát hành CP là không hề đơn giản. Tổng giám đốc Công ty TNHH BVOT Trần Hồng Ninh chia sẻ: “Tôi cũng đã tính đến kế hoạch huy động vốn để phát triển DN của mình thông qua việc chuyển đổi thành công ty cổ phần và gọi vốn. Và mặc dù có những NĐT ngỏ ý, nhưng đáp ứng được yêu cầu của họ không đơn giản. NĐT không dễ gì bỏ vốn vào DN cho dù DN đó có nhiều điểm thuyết phục và chứng tỏ được phần nào tiềm năng trong dài hạn. Nói tóm lại, với một công ty có quy mô nhỏ gọi được vốn đã khó, còn vốn lớn có thể nói là xa xỉ”. Trong 2 đợt tăng vốn của mình, SGO chào bán chủ yếu cho 5 cổ đông, còn MTM đến khi tăng được VĐL lên 310 tỷ đồng mới trở thành công ty đại chúng. Nghĩa là những đợt phát hành của SGO hay MTM phần lớn thực hiện trong phạm vi hẹp với số ít NĐT.
-Công nghệ đẩy, xả
Nói đến đây sẽ xuất hiện một số giả thiết. Thứ nhất, những NĐT này rất am hiểu về DN, về ngành nghề, nên mới sẵn sàng bỏ hàng trăm tỷ đồng vốn vào để phát triển. Thứ hai, việc góp vốn rút vốn rất thuận lợi nên hàng trăm tỷ đồng có thể rót vào một cách dễ dàng. Với giả thiết đầu tiên, nếu thực sự các NĐT am hiểu ngành nghề, tâm huyết với DN, kết quả thu về thường sẽ rất tích cực, hoặc DN có tốc độ tăng trưởng mạnh, có thương hiệu. Với trường hợp của SGO, dấu ấn công ty này để lại trên thị trường là không mấy ấn tượng. Nói đến dầu ăn, dầu thực vật người ta nghĩ đến những cái tên như Tường An, Vocarimex, Neptune…
Còn với MTM, ngành nghề khoáng sản rõ ràng không hấp dẫn các NĐT công chúng. Ngay cả với những công ty khoáng sản đã có thời gian dài niêm yết trên sàn, việc huy động vốn cũng không dễ dàng. Ở đây còn có một ngoại lệ, tức là có những NĐT tâm huyết thật, đầu tư vào DN nhưng không gặp may và không thành công, nhưng cũng chỉ là hữu hạn. Với giả thiết thứ hai, khả năng xảy ra trong thực tế có thể dễ dàng hơn rất nhiều. Có một thực tế là không ít NĐT mua CP chỉ đơn thuần vì thấy giá có khả năng tăng, thanh khoản lớn nên mua mà không quan tâm nhiều đến việc DN có gì. Có người sẽ thành công nhờ cách này nhưng cũng có người thất bại.
Nhờ vậy, nếu một nhóm NĐT nào đó “có nghề” trong việc phát hành CP, rồi vận hành một DN ở mức bình thường, tô hồng thêm sau đó đưa lên sàn thoái vốn hoàn toàn có thể thu lời rất lớn. Cách thức thực hiện khá đa dạng. Chẳng hạn, một CP có giá trị sổ sách là 10.000 đồng/CP, nhưng giá trị thực đôi khi chỉ 3.000 đồng/CP, như vậy dù giá CP có giảm xuống 5.000 đồng hay 6.000 đồng/CP bán ra vẫn có lời. Hoặc cũng lập ra một công ty, cũng có vốn đó, giá trị thực đó nhưng đến khi đại chúng hóa những người đứng đầu có thể tìm cách để rút ruột dần, chẳng hạn đem tiền đầu tư vào những thương vụ chẳng ai biết rõ mục đích.
Nói tóm lại, việc tăng vốn khủng là bình thường nếu DN cho thấy tiềm năng tăng trưởng của mình, nhưng sẽ là bất thường nếu DN tăng vốn nhưng lại không chứng tỏ được năng lực sử dụng vốn của mình như thế nào. Như trường hợp của MTM, một công ty có vốn hàng trăm tỷ đồng nhưng trụ sở “thoắt ẩn thoắt hiện”. Trong khi đó, SGO công bố có lãi trong 2 năm 2014 và 2015 nhưng cuối cùng CP lại giảm rất sâu. Và nếu xét theo tiêu chí thị trường luôn luôn đúng, việc giảm giá của CP này đã khiến nhiều người hoài nghi về chất lượng của DN.
-
06-08-2016 07:46 PM #4
- Ngày tham gia
- Aug 2016
- Bài viết
- 36
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Tăng vốn 200 lần, nhà đầu tư “lãnh đủ” với cổ phiếu SGO
Thứ Hai, 20/6/2016 06:00
(BĐT) - Trong hơn 1 tháng cuối năm 2014 đầu năm 2015, Công ty CP Dầu thực vật Sài Gòn (SG Oil JSC) đã tăng vốn kỳ diệu từ mức 1 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng với kết quả kinh doanh tương đối khả quan. Công ty có một hồ sơ đẹp trước khi chính thức niêm yết vào cuối năm 2015.
Sau 3 tháng niêm yết, SG Oil công bố kết quả kinh doanh tệ hại với lợi nhuận chỉ đạt 253 triệu đồng. Ảnh: Quang Tuấn
Sau 3 tháng niêm yết, SG Oil công bố kết quả kinh doanh tệ hại với lợi nhuận chỉ đạt 253 triệu đồng. Ảnh: Quang Tuấn
Báo Đấu thầu vừa nhận được đơn thư của nhà đầu tư phản ánh tình hình phát hành cổ phiếu, những “đau thương” của cổ đông khi nắm giữ cổ phiếu SGO của SG Oil kể từ khi niêm yết. Theo phản ánh của cổ đông này, từ khi niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tháng 12/2015) đến nay, cổ phiếu SGO đã rớt giá một mạch từ mức 14.500 đồng (đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên) xuống còn mức xung quanh 4.000 đồng hiện tại.
Việc cổ phiếu lao dốc, nếu đem chất vấn các doanh nghiệp, câu trả lời nhận được thông thường sẽ là “do cung/cầu thị trường, tình hình kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường”. Tuy nhiên, với SGO, cổ đông cho rằng có nhiều điểm cần xác minh.
Tăng vốn siêu tốc
Bản cáo bạch niêm yết của SG Oil cho biết, Công ty đã thực hiện tăng vốn 2 lần trong 2 năm: Từ 1 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng (năm 2014) và từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng (năm 2015).
Theo dõi SG Oil, thời gian tăng vốn của Công ty không phải trong 2 năm mà chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Cụ thể, đợt tăng vốn đầu tiên của công ty này là vào ngày 29/12/2014. Đợt 2 vào 2/2/2015. Tốc độ tăng vốn của SG Oil trở nên “siêu khủng”: Hơn 1 tháng tăng vốn điều lệ lên 200 lần!
Đáng lưu ý, cả 2 lần phát hành cổ phiếu SGO đều có 5 nhà đầu tư tham gia mua với mức giá bằng mệnh giá. Chưa rõ các cá nhân mua cổ phần trong 2 đợt phát hành có phải cùng một nhóm hay không. Số tiền thu về tương ứng đạt 199 tỷ đồng.
Sau khi tăng vốn, số lượng cổ đông của SG Oil từ con số 5 (hoặc 10) cá nhân, tăng lên 169 cá nhân và 2 tổ chức, đáp ứng điều kiện niêm yết của Công ty. SGO “lên sàn” với mức giá 11.500 đồng/CP và tăng 26,1% trong phiên giao dịch đầu tiên (16/12/2015), đóng cửa ở mức giá 14.500 đồng/CP.
Như vậy, nếu mua cổ phiếu SGO từ phiên giao dịch đầu tiên, rồi nắm giữ tới thời điểm hiện tại, tài sản của cổ đông SG Oil đã bốc hơi khoảng 71% chỉ sau nửa năm. Với tốc độ giảm giá như vậy, không một ai không cảm thấy “đau lòng”
Nghi vấn “thoát hàng”
Chỉ sau 3 tháng niêm yết, SG Oil công bố kết quả kinh doanh tệ hại với lợi nhuận chỉ đạt 253 triệu đồng. So với quy mô vốn 200 tỷ đồng, đây là mức lợi nhuận cực kỳ thấp. Trước đó, năm 2014 và 2015, công ty này lãi lần lượt 12,2 tỷ đồng và 15,5 tỷ đồng, đủ để có hồ sơ đẹp trước khi chào sàn.
Trên thực tế, trước khi niêm yết chính thức, SG Oil đã không còn cổ đông lớn (nắm giữ trên 5% vốn điều lệ). Toàn bộ cổ đông sáng lập của Công ty đã hết thời gian bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Như vậy, tối đa 10 cá nhân bỏ ra 199 tỷ đồng trong 2 đợt tăng vốn dồn dập của SG Oil đã nhanh chóng “thoát hàng” trước khi niêm yết. Giá cả giao dịch vẫn là ẩn số. Với mức giá chào sàn 11.500 đồng/CP và tăng trần ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, có ý kiến cho rằng, cổ đông lớn của SG Oil trước kia đã nhanh chóng chốt lời với mức khả quan. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là nghi vấn.
Không giống như hầu hết các doanh nghiệp niêm yết, Ban lãnh đạo SG Oil nắm giữ không đáng kể cổ phần Công ty. Điều này dấy lên lo ngại liệu họ có xứng đáng là nhóm đại diện cho lợi ích hàng trăm cổ đông?
Với cơ cấu cổ đông hiện tại, rõ ràng việc tổ chức ĐHCĐ thường niên cực kỳ khó khăn. Trên thực tế, sau 2 lần tổ chức ĐHCĐ thường niên 2016 thất bại, SG Oil đã có thông báo triệu tập cuộc họp lần 3.
Địa điểm tổ chức ĐHCĐ lần 3 của SG Oil là Thiên đường Bảo Sơn, Hoài Đức, Hà Nội, cách Trung tâm Thủ đô hơn 30 km. Cổ đông cho rằng đây là cách công ty này hạn chế việc tham dự ĐHCĐ, qua đó có thể quyết định các vấn đề liên quan đến Công ty mà không cần biểu quyết của các cá nhân nhỏ lẻ.
Hiện SG Oil đang có nhà máy sản xuất dầu ăn tại Khu công nghiệp Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Được biết, chỉ sau 3 tháng niêm yết, SG Oil công bố kết quả kinh doanh tệ hại với lợi nhuận chỉ đạt 253 triệu đồng. So với quy mô vốn 200 tỷ đồng, đây là mức lợi nhuận cực kỳ thấp. Trước đó, năm 2014 và 2015, công ty này lãi lần lượt 12,2 tỷ đồng và 15,5 tỷ đồng, đủ để có hồ sơ đẹp trước khi chào sàn.
-
06-08-2016 07:48 PM #5
- Ngày tham gia
- Aug 2016
- Bài viết
- 36
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Thành tích ngàn tỷ và nỗi đau tuột dốc
22/06/2016 03:00 GMT+7
Nhiều cổ phiếu tuột dốc không phanh ngược với đà tăng vốn thần tốc lên vài trăm lần trong một thời gian ngắn của DN. Điều này khiến túi tiền của cổ đông bốc hơi cả trăm tỷ đồng.
'Mấy ngàn trà đá' lãng quên, bất ngờ thu về tiền tỷ
Rau muống, trà đá ngang cơ đại gia ngân hàng
Hà Văn Thắm bị bắt, Ocean Group lỗ nặng hơn 2.500 tỷ
Chứng khoán Việt tiếp tục bốc hơi tỷ đô
Xem bài khác trên Vef.vn
Lộ trình lao dốc của SGO đã khiến túi tiền của các cổ đông bốc hơi tổng cộng 210 tỷ đồng. Cổ phiếu SGO giảm giá trong một thời gian ngắn vẫn đang gây xôn xao trong giới đầu tư chứng khoán. Nhiều nhà đầu tư thua lỗ vì lỡ ôm cổ phiếu này ở thời đỉnh cao.
Nhiều cổ phiếu giảm giá mạnh trong khoảng thời gian TTCK tăng điểm vừa qua. Điều khiến nhiều cổ đông của SGO lo lắng hơn là ban lãnh đạo SGO gần như không nắm giữ cổ phần trong DN và kết quả kinh doanh của DN bất ngờ sa sút một cách nghiêm trọng. Chỉ vài tháng sau khi lên sàn, SGO công bố kết quả kinh doanh không tích cực với lợi nhuận hơn 250 triệu đồng trong quý I/2016, so với mức lợi nhuận hàng chục tỷ đồng trong các năm trước đó.
Cổ phiếu MTM của CTCP Mỏ và XNK Khoáng sản Miền Trung gần đây cũng gây sốc đối với nhiều NĐT. Cổ phiếu này đã rớt giá tới 80% chỉ chưa tới 2 tháng sau khi niêm yết trên TTCK tập trung.
Chào sàn ấn tượng với mức tăng 40% ngay trong phiên đầu tiên hôm 15/4/2016, cổ phiếu MTM đã rớt từ 14.700 đồng/cp xuống còn 2.600 đồng/cp (tính tới cuối phiên 20/6/2016). Với 31 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tổng cộng cổ đông của DN đã mất hơn 375 tỷ đồng.
Cũng giống như SGO, điều đáng nói ở MTM là, lãnh đạo công ty không nắm giữ cổ phiếu. Điều đó có nghĩa là, phần lớn là cổ đông nhỏ lẻ, mua cổ phiếu trong thời gian cổ phiếu này mới lên sàn. Hàng triệu cổ phiếu được giao dịch mỗi phiên khiến không ít kẻ được, người mất với cổ phiếu này.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trước đó, ĐHCĐ bất thường MTM hồi tháng 8/2015 đã thay toàn bộ HĐQT và BKS. Cho đến nay, thống kê cho thấy, chỉ có kế toán trưởng DN nắm giữ 100 ngàn cổ phiếu (tương đương 0,32% vốn), chủ tịch và giám đốc mới đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu gần đây nhưng cũng chỉ mua thành công tổng cộng 200 ngàn đơn vị.
Trên thực tế, không ít cổ phiếu đã đốt túi tiền hàng trăm thậm chí cả ngàn tỷ đồng của các cổ đông do giảm giá mạnh sau lộ trình tăng giá thần tốc gấp hàng chục thậm chí hàng trăm lần của DN.
Nhiều NĐT nghi ngờ sự minh bạch của một số DN trên TTCK. Báo cáo của Saigon Oil cho thấy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi hơn 1 tháng, từ cuối 2014 tới đầu 2015, DN này tăng vốn ngoạn mục 200 lần từ 1 tỷ lên 200 tỷ đồng với sự tham gia của một số ít NĐT.
Trên thực tế, các đợt tăng vốn, pha loãng giá cổ phiếu không phải là điều tạo nên sự hấp dẫn của một mã chứng khoán. Điều hấp dẫn có lẽ đến từ các con số trong báo cáo kinh doanh mà DN công bố trước đó. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là, hồ sơ đẹp của DN đã không còn được duy trì ngay sau khi cổ phiếu lên sàn và cổ phiếu trao tay rầm rộ.
MTM cũng là một điển hình thành công trong việc tăng vốn. DN này được thành lập năm 2007 với vốn ban đầu hơn 2 tỷ nhưng tới cuối 2014 đã lên tới 310 tỷ đồng.
Có thể thấy, trên TTCK, số lượng các cổ phiếu có giá giảm ở mức kinh hoàng không hề ít. Gần đây, Sở GDCK Hà Nội (HNX) công bố 39 cổ phiếu lọt vào “danh sách đen”, trong đó có 29 DN âm vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2015 như: ô tô Giải Phóng (GGG), Hữu Liên Á Châu (HLA), Xây lắp dầu khí Nghệ An (PVA), Giày Sài Gòn (SSF), Vân Tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VSG)…
Trước đó, giới đầu tư cũng đã từng bị sốc và mất tiền vì giá cổ phiếu lao dốc khi mà các cổ đông sáng lập, các ông chủ, lãnh đạo DN “đánh úp” hoặc/và bỏ rơi cổ đông như: Dược Viễn Đông (DVD), Thiết bị y tế Việt Nhật (JVC)...
Thực tế cho thấy, quy mô TTCK còn khá nhỏ bé so với khu vực cả về tuyệt đối và tương đối. Càng nhiều cổ phiếu lên sàn càng tốt cho nền kinh tế. DN lên sàn la cơ hội tốt để huy động vốn cho phát triển hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với thực tế trên đầy thì vẫn đề minh bạch thông tin và chất lượng thông tin của các DN được xét duyệt lên sàn lại được đặt ra.
V. Hà
-
06-08-2016 07:49 PM #6
- Ngày tham gia
- Aug 2016
- Bài viết
- 36
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Nỗi đau mang tên SGO!
Cổ phiếu SGO của CTCP Dầu thực vật Sài Gòn (HNX: SGO) – đơn vị gián tiếp sở hữu 2 thương hiệu dầu thực vật “Tràng An” và “Bếp Việt”, đã bay mất hơn 2/3 giá trị sau hơn nửa năm niêm yết. Thị trường đã hoài nghi về những hoạt động của Công ty.
Chào sàn vào cuối năm 2015 tại mức giá 14,500 đồng/cp, sau đó cổ phiếu SGO liên tục sụt giảm. Tính đến phiên ngày 12/07, thị giá của SGO đang quanh mốc 3,200 đồng/cp, giảm 74% so với thời mới niêm yết.
SGO có thanh khoản tương đối trên HNX, khối lượng giao dịch bình quân ở mức gần 590,000 cp/phiên kể từ khi lên sàn đến nay, có những phiên đột biến lên gần 4.5 triệu cp. Tuy nhiên, một tháng gần đây thanh khoản bình quân chỉ còn gần 285,000 cp/phiên.
Thị giá cổ phiếu SGO từ khi niêm yết
Trước lên sàn, SGO có 171 cổ đông, gồm 2 tổ chức và 169 cá nhân và đặc biệt là trong danh sách không hề có cổ đông lớn (cổ đông nắm giữ trên 5% vốn điều lệ). Cần nhìn lại rằng, sau hai lần tăng vốn điều lệ 200% rất chóng vánh trước thềm niêm yết, SGO vẫn chỉ có 5 cổ đông. Sau đó, phần lớn số cổ phần của 5 cá nhân này được sơ tán thành 171 cổ đông. Các thành viên trong HĐQT cũng giảm mạnh tỷ lệ sở hữu, từ cổ đông nắm giữ 10% vốn xuống còn cùng một mức 2.6%, riêng ông Lê Thiên Thạch đã giảm sở hữu từ 60% xuống còn 2.7%.
Theo đó, sau niêm yết, không những lượng vốn cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng đối với cổ đông nội bộ còn lại rất thấp, mà các giao dịch trên sàn còn không phải công khai “tung tích” kẻ mua người bán.
Tỷ lệ sở hữu của HĐQTa) Trước niêm yết (sau 2 lần tăng vốn năm 2014 và 2015)
b) Sau niêm yết (tính đến 26/08/2015)
Mới đây, tại ĐHĐCĐ thường niên đầu tiên của SGO sau khi niêm yết, theo công bố thì số lượng cổ đông đã tăng lên thành 1,494 cổ đông, tuy nhiên, số lượng tham dự lại rất thấp khiến Đại hội không thể tiến hành. Đại hội lần đầu chỉ có sự tham gia của 27% cổ phần có quyền biểu quyết, con số này giảm xuống còn 21% trong lần hai (18 cổ đông có mặt). Và cho đến lần tổ chức thứ ba vừa qua, số cổ đông tham dự chỉ còn 10 người, đại diện cho 18.67% cổ phần có quyền biểu quyết, trong đó, cổ phần của HĐQT đã chiếm hơn một nửa (hơn 10.5%). Sự thất bại này phải chăng do cổ đông quá thờ ơ với ĐHĐCĐ của SGO? Bởi SGO đã lựa chọn địa điểm đại hội chưa thích hợp, chưa phải là nơi tập trung đông nhất cổ đông? Hay là do HĐQT không muốn Đại hội thành công như suy nghĩ của một cổ đông sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh? SGO là công ty có trụ sở chính tại TP.Hồ Chí Minh nhưng lại tổ chức đại hội tại Hà Nội, là nơi mà đa số dàn lãnh đạo công ty thường trú.
Trở lại với ĐHĐCĐ 2016 lần thứ ba vừa qua, với 10 thành viên tham dự, HĐQT của SGO đã được thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 350 tỷ đồng bằng 3 đợt phát hành, gồm trả cổ tức 2015 bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%, chào bán 10 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với giá 10,000 đồng/cp và chào bán 3 triệu cp cho nhà đầu tư chiến lược với giá 10,000 đồng/cp. Cần lưu ý rằng mức giá phát hành 10,000 đồng/cp ở thời điểm hiện tại đang gấp hơn 2 lần thị giá cổ phiếu SGO trên thị trường.
Quá trình tăng vốn của SGO (Đvt: tỷ đồng)
Theo kế hoạch, trong số 130 tỷ đồng số tiền dự kiến thu về từ đợt chào bán, Công ty sẽ chi 100 tỷ đồng, để thâm nhập vào lĩnh vực mới là khai thác đá vôi tại mỏ đá La Đồng tại tỉnh Thái Nguyên.
Cùng với phương án phát hành tăng vốn, năm 2016, SGO đặt mục tiêu doanh thu đạt 400 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế tăng 16% đạt 18 tỷ đồng; cổ tức tỷ lệ 5%. Kế hoạch là vậy, tuy nhiên kết quả kinh doanh quý 1/2016 của SGO không cho thấy tín hiệu có thể hoàn thành. Kết thúc quý đầu tiên, SGO chỉ đạt doanh thu gần 59 tỷ đồng, giảm 85% so với cùng kỳ 2015 và chỉ tương đương 14% kế hoạch đề ra. Theo đó, lợi nhuận sau thuế chỉ vỏn vẹn 253 triệu đồng, chưa bằng 2% của kết quả quý 1/2015 và mới đạt hơn 1% chỉ tiêu cả năm.
Nhìn lại hoạt động hai năm vừa qua (năm 2014 và 2015), mặc dù ghi nhận lãi ròng từ 12-15 tỷ đồng nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh và đầu tư của SGO lại âm liên tục. Chỉ duy nhất dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính dương nhờ hai lần tăng vốn khủng vào tháng 12/2014 và tháng 2/2015. Từ năm 2013 trở về trước, tuy SGO không công bố số liệu tài chính nhưng có thể thấy hoạt động của công ty không mấy suôn sẻ: giai đoạn này đã để lại khoản chuyển lỗ trong năm 2014 hơn 43 triệu đồng; lãi ròng 2013 chỉ tầm 400 triệu đồng và công ty không trích lập các quỹ nhiều năm vì lỗ lũy kế.
Cơ cấu doanh thu của SGO cũng đáng chú ý khi gần như 100% doanh thu năm 2013 và 2014, hơn 70% doanh thu năm 2015 có được nhờ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho duy nhất 1 khách hàng là Công ty TNHH Phúc Quang – Hồng Anh. Đây là một đơn vị có những mối quan hệ khá đặc biệt với SGO và sẽ được giải mã trong phần tiếp theo.
Về tài sản, với đặc thù của công ty thương mại, tài sản cố định của SGO rất thấp, phần lớn tài sản là khoản phải thu khách hàng và trả trước người bán, hai khoản đầu tư vào Phúc Quang – Hồng Anh và nhà máy xây xát lúa gạo tại Bắc Ninh (nhà máy hợp tác với Phúc Quang – Hồng Anh)./.>> Đón đọc kỳ 2: Ẩn số “nồi cơm” Phúc Quang – Hồng Anh
-
06-08-2016 07:50 PM #7
- Ngày tham gia
- Aug 2016
- Bài viết
- 36
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Ôm hận vì thiếu thông tin
21/07/2016 22:01
Trước khi niêm yết, công ty công bố lợi nhuận tốt, tăng vốn điều lệ khủng nhằm thu hút nhà đầu tư tham gia. Đến nay lại cho biết kết quả kinh doanh èo uột, lợi nhuận giảm 95%...
“Chúng tôi bỏ ra hàng tỉ đồng để “ôm” cổ phiếu SGO của Công ty CP Dầu thực vật Sài Gòn đang niêm yết trên sàn Hà Nội nhưng từ khi lên sàn đến nay, giá trị cổ phiếu chỉ còn 1/4 so với vốn đầu tư ban đầu. Đáng nói là lãnh đạo điều hành công ty có những điều khuất tất, không minh bạch nên công ty làm ăn thua lỗ, trong khi trước đó lại báo lãi lớn để thu hút nhà đầu tư”. Đó là bức xúc của ông N.V.C (Nam Định) và nhiều nhà đầu tư khác khi phản ánh với Báo Người Lao Động.
Tăng vốn khủng để lên sàn
Theo nội dung phản ánh, SGO niêm yết lên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 16-12-2015 với giá 14.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, chỉ tăng được một vài phiên, sau đó SGO liên tục rớt giá. Đến nay, cổ phiếu SGO chỉ còn 3.100 đồng/cổ phiếu dù thị trường chung trong giai đoạn vừa qua vẫn tăng điểm.
Điều làm cổ đông SGO bức xúc là theo bản cáo bạch trước khi niêm yết, công ty công bố lợi nhuận tốt nhằm thu hút nhà đầu tư tham gia với mức từ 12,2 tỉ đồng trong năm 2014 và 15,5 tỉ đồng năm 2015. Trước đó, để chuẩn bị cho việc niêm yết lên sàn, trong thời gian từ ngày 29-12-2014 đến 2-2-2015, SGO đã tăng vốn điều lệ từ 2 tỉ đồng lên 200 tỉ đồng. Thế nhưng mới đây, công ty lại công bố kết quả kinh doanh èo uột. Cụ thể, giải trình lợi nhuận quý I/2016 giảm hơn 95% so cùng kỳ năm 2015 (chỉ còn lãi hơn 253 triệu đồng). Lãnh đạo SGO lý giải do vật liệu đầu vào tăng làm cho giá vốn bán hàng tăng nên lợi nhuận giảm. Đồng thời, quý I chưa có quyết định phân chia lợi nhuận từ công ty liên kết là Công ty TNHH Phúc Anh Hồng Quang nên doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty gần như không có, vì vậy lợi nhuận giảm.
Biểu đồ giá cổ phiếu SGO đi xuống liên tục từ khi niêm yếtNguồn: *****
Nhiều khuất tất
Một cổ đông thua lỗ vì SGO cũng cho biết lãnh đạo công ty đa phần sống và làm việc tại Hà Nội nhưng trụ sở công ty lại đặt ở TP HCM. Mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) vừa qua, công ty đã phải tổ chức ĐHCĐ đến 3 lần vì tỉ lệ tham gia của nhà đầu tư lần đầu không đủ. Trong lần ĐHCĐ lần hai chỉ có 18 cổ đông đại diện hơn 4 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết với tỉ lệ 21% tham gia, thấp hơn lần 1 là 27%. Trong khi đó, SGO có đến hơn 1.400 cổ đông nắm 20 triệu cổ phiếu, trong đó thành viên HĐQT nắm hơn 10%.
“Dù trầy trật trong việc tổ chức ĐHCĐ, công ty vẫn đưa ra nhiều kế hoạch trong năm 2016 với hàng loạt nội dung trình cổ đông như: phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ 3 đợt, trong đó chào bán cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng theo tỉ lệ 2:1; chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược với giá 10.000 đồng… Mới đây, trụ sở chính công ty và trụ sở tại TP HCM đã thông báo thay số điện thoại bàn” - ông N.V.C cho biết.
Từ phản ánh của bạn đọc, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc qua số điện thoại của trụ sở công ty ở TP HCM yêu cầu được kết nối với lãnh đạo nhưng lần nào nhân viên cũng trả lời: “Lãnh đạo bận đi công tác, sẽ liên lạc lại sau”. Lần theo số điện thoại, chúng tôi tìm hiểu thì được biết trụ sở là một căn hộ chung cư ở quận Bình Thạnh với 1-2 nhân viên trực. Trong khi đó, với công ty đại chúng đã niêm yết trên sàn chứng khoán, nếu không có bộ phận quan hệ nhà đầu tư (IR) thì phải có người tiếp nhận thông tin, trả lời xác đáng những thông tin mà nhà đầu tư hay cơ quan truyền thông cần.
Thời gian qua, SGO công bố đầu tư tài chính dài hạn gần 120 tỉ đồng, trong đó phần lớn là đầu tư vào Công ty TNHH Phúc Anh Hồng Quang. Ủy viên HĐQT của SGO, đồng thời là tổng giám đốc của Công ty TNHH Phúc Anh Hồng Quang có tên Lê Thiên Thạch.
Ngoài ra, chúng tôi còn được biết Công ty TNHH Phúc Anh Hồng Quang đang sở hữu thương hiệu dầu ăn Tràng An. Trong hoạt động kinh doanh, doanh thu của SGO và Công ty TNHH Phúc Anh Hồng Quang có liên quan rất lớn với nhau. Cụ thể, doanh thu năm 2015 của SGO là 383 tỉ đồng thì đóng góp từ Công ty TNHH Phúc Anh Hồng Quang là 272 tỉ đồng, chiếm hơn 70%.
Một hình thức rút ruộtPhân tích về vấn đề này, một chuyên gia tài chính, chứng khoán cho rằng SGO và Công ty TNHH Phúc Anh Hồng Quang có liên quan mật thiết với nhau, nhà đầu tư có quyền nghi ngờ dòng tiền qua lại 2 công ty rất dễ xảy ra tình trạng không minh bạch.
“Vấn đề nhà đầu tư cần lưu ý ở đây là SGO thông báo với nhà đầu tư là dùng tiền đầu tư vào công ty liên kết, mà đã là công ty liên kết thì SGO không thể tham gia kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp này, điều này có nghĩa dù đầu tư với số tiền rất lớn nhưng rủi ro cao. Nhà đầu tư có quyền nghi ngờ việc đầu tư tài chính của SGO có vấn đề liên quan đến dùng vốn công ty đại chúng đầu tư vào công ty gia đình, một hình thức được xem là rút ruột. Khi lỗ thì công bố còn thực tế là lãi đã được dùng đi đâu thì nhà đầu tư bình thường không chú ý sẽ không biết” - vị chuyên gia lưu ý.
Sơn Nhung
-
06-08-2016 07:53 PM #8
- Ngày tham gia
- Aug 2016
- Bài viết
- 36
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Cổ phiếu rớt mạnh sau ngày chào sàn, báo động chất lượng định giá
[IMG]http://static.******************.vn/w660/Uploaded/NgocTuanz/2016_07_05/1/05_UBBO.jpg[/IMG] Không có doanh nghiệp nào chào sàn với giá khởi điểm dưới 10.000 đồng/CP, nhưng sau khi lên sàn, rất nhiều cổ phiếu có giá rơi và rơi sâu
(ĐTCK) Thống kê của Báo Đầu tư Chứng khoán cho thấy, gần 400 mã cổ phiếu trong khoảng 1.000 mã đang được giao dịch chính thức trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) có giá dưới mệnh giá.
Không có doanh nghiệp nào chào sàn với giá khởi điểm dưới 10.000 đồng/CP, nhưng sau khi lên sàn, rất nhiều cổ phiếu có giá rơi và rơi sâu, khiến nhà đầu tư gặp rủi ro, chỉ số chứng khoán không thể bật mạnh.
Báo Đầu tư Chứng khoán vừa nhận được đơn thư của nhà đầu tư, phản ánh việc mất mát khi mua cổ phiếu của CTCP Dầu thực vật Sài Gòn (SGO), với mong muốn nhà quản lý vào cuộc để làm rõ nghi vấn, trả lại sự minh bạch và công bằng cho môi trường đầu tư.
[IMG]http://static.******************.vn/w420/uploaded/ngoctuanz/2016_07_05/1/1_fspi.jpg[/IMG]
Giá chào sàn: cao vì nhà tư vấn hay vì doanh nghiệp đẩy giá?
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là mức giá khởi điểm để các nhà đầu tư tham khảo trong việc xác định giá cổ phiếu. Vậy nhưng, bên cạnh những mã cổ phiếu tăng giá thì nhiều cổ phiếu có diễn biến giá giảm sâu so với giá tham chiếu trong một thời gian ngắn, thậm chí ngay trong phiên chào sàn. Thực trạng trên đặt ra câu hỏi về chất lượng xác định giá tham chiếu và có hay không các chiêu trò để một bộ phận cổ đông nội bộ “thoát hàng” với giá cao.
Nhiều ý kiến cho rằng, diễn biến cổ phiếu tăng giá mạnh sau khi chào sàn chưa hẳn là do doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh ấn tượng, hoặc tiềm năng tăng trưởng cao. Trong một số trường hợp, thị trường nghi ngờ có sự tham gia của “đội lái”, đẩy giá cổ phiếu lên cao trong những phiên chào sàn, dẫn dụ người mua rồi tìm cơ hội “thoát hàng”, đẩy rủi ro cho người ở lại.
Theo quy định, tổ chức niêm yết và/hoặc tổ chức tư vấn niêm yết đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để làm tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên, trong đó có nêu các phương pháp định giá, phân tích và cách thức lựa chọn giá tham chiếu. Về mặt lý thuyết, các phương pháp thường được sử dụng để đưa mức giá tham chiếu hợp lý dựa trên các chỉ số của P/E, P/B của doanh nghiệp, mức trung bình ngành, hay mô hình chiếu khấu dòng tiền, chiếu khấu dòng cổ tức… Nhưng điểm cần lưu ý ở đây là các mô hình này đều dựa trên những dự báo về kết quả kinh doanh, tiềm năng tương lai của doanh nghiệp, nên ít nhiều mang tính chủ quan. Điều này dẫn đến tình trạng, không ít doanh nghiệp đã “phù phép” để báo cáo tài chính đẹp hơn, vẽ ra viễn cảnh tươi sáng hơn về doanh nghiệp, từ đó dễ dàng hợp thức hóa mức giá tham chiếu chào sàn với nhà đầu tư.
[IMG]http://static.******************.vn/w420/uploaded/ngoctuanz/2016_07_05/1/2_psxm.jpg[/IMG]
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo một công ty chứng khoán đánh giá, thực trạng định giá cổ phiếu doanh nghiệp hiện nay khá tùy tiện, các doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn đều muốn đều đẩy giá lên cao, chấp nhận thanh khoản thấp. Với những trường hợp có thanh khoản, doanh nghiệp thường phải dùng một nguồn lực ngầm để giữ giá và một số trường hợp còn ràng buộc các cổ đông nội bộ không bán ra để mặt bằng giá “đẹp” trong một thời gian, trước khi trở về với hiện trạng thực theo cung – cầu.
Cũng theo chia sẻ thực của một số lãnh đạo công ty chứng khoán, quy định hiện tại về cách định giá tham chiếu rất chuẩn về lý thuyết, nhưng phía thực hành thì không chuẩn, chủ yếu do ý đồ từ phía doanh nghiệp có cổ phiếu lên sàn. Bản thân công ty chứng khoán tư vấn cũng chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ, nếu không thỏa mãn “nhu cầu” của ông chủ, mà cụ thể ở đây là xây dựng phương án định giá ở mức giá ‘ông chủ” muốn và phương án giữ giá để làm đẹp hình ảnh doanh nghiệp, tạo điều kiện cho một số cổ đông lớn thoát hàng, thì công ty chứng khoán dễ bị mất khách, doanh nghiệp tìm nhà tư vấn khác!
Tất nhiên, không phải công ty chứng khoán nào cũng sẵn sàng “chiều khách”. Những công ty chứng khoán Top đầu sẵn sàng bỏ qua “hàng lởm”, để hướng đến việc xây dựng uy tín dài hạn. Có một điểm dễ nhận thấy là những doanh nghiệp muốn “lái” giá thường chọn công ty chứng khoán nho nhỏ làm tư vấn, để dễ đàm phán và cũng dễ “lập hội”.
Trái đắng cho nhà đầu tư
Trong phiên giao dịch đầu tiên trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 16/12/2015, cổ phiếu SGO tăng giá mạnh so với mức giá tham chiếu (14.500 đồng/CP so với 11.500 đồng/CP), phiên sau đó tăng thêm 100 đồng/CP, nhưng gần 4 tháng sau, cổ phiếu này mất giá trên 70%, chỉ còn 4.100 đồng/CP (ngày 5/4/2016). Từ đó đến nay, SGO dao động quanh ngưỡng 4.000 đồng/CP, đóng cửa phiên giao dịch 6/7 ở mức 3.600 đồng/CP.
Theo đơn phản ánh của nhà đầu tư Nguyễn Văn Công gửi tới Báo Đầu tư Chứng khoán, do tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước, của thị trường chứng khoán và sự minh bạch của doanh nghiệp, gia đình ông đã bỏ ra gần 1 tỷ đồng mua cổ phiếu SGO khi mới lên sàn. Tuy nhiên, cổ phiếu này sau khi lên sàn đã không ngừng giảm giá và khi nhà đầu tư tìm hiểu sâu hơn thực trạng doanh nghiệp, đã phát hiện ra những sự thật bất ngờ, khiến nhà đầu tư đặt nghi vấn SGO sử dụng chiêu trò để nâng giá trị doanh nghiệp, sau đó “thoát hàng” để lại trái đắng cho người đến sau.
Tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán được biết, SGO được thành lập đầu năm 2010, vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng, gồm 5 cổ đông là bà Hoàng Thị Thúy Hà, ông Lê Thiên Thạch, bà Lê Thị Kim Trinh, bà Nguyễn Thị Lệ Hằng (vợ ông Thạch) và ông Trần Ngọc Bửu Trân. Trong đó, ông Thạch góp 50%, bà Hằng góp 20%, 3 người còn lại góp mỗi người 10%. Cuối năm 2014, thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu này, SGO tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng để xây dựng nhà máy chế biến dầu thực vật tại Vĩnh Long và đầu tư vào Công ty TNHH Phúc Quang - Hồng Anh. Lúc này, trong cơ cấu vốn điều lệ của SGO, ông Thạch chiếm tỷ lệ 60%, 4 người còn lại mỗi người chiếm 10%.
Hơn 1 tháng sau, vào tháng 2/2015, SGO tăng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu cho nhóm cổ đông hiện hữu để tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty Phúc Quang - Hồng Anh lên 47,5%, đồng thời hợp tác kinh doanh Dự án Xay xát lúa và xử lý cám gạo tại Bắc Ninh với doanh nghiệp này, cũng như bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho Công ty.
Sau khi tăng vốn lên 200 tỷ đồng (tương ứng 20 triệu cổ phiếu), số lượng cổ đông tại SGO tăng lên 169 cá nhân và 2 tổ chức, SGO đủ điều kiện niêm yết tại HNX. Tại thời điểm niêm yết, tỷ lệ sở hữu của cả 5 cổ đông sáng lập giảm còn 2,6 - 2,7% vốn điều lệ, tương đương từ 520.000 - 540.000 cổ phiếu/người.
Trước thực tế giá cổ phiếu SGO giảm mạnh sau ngày chào sàn, nhà đầu tư đặt dấu hỏi về khả năng “thoát hàng” của các cổ đông sáng lập trước hoặc ngay sau khi niêm yết cũng như những cổ đông tham gia các đợt tăng vốn của SGO. Cùng với đó là dấu hỏi về kết quả kinh doanh của Công ty trước khi tiến hành tăng vốn ồ ạt và thực hiện niêm yết.
Theo công bố, năm 2014 và 2015, SGO lãi lần lượt 12,2 tỷ đồng và 15,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, xem xét phần doanh thu tạo nên 2 khoản lãi trên thì phần lớn cả 2 năm là do giao dịch phát sinh với bên liên quan là Công ty TNHH Phúc Quang - Hồng Anh (nguyên 4 lãnh đạo doanh nghiệp này hiện là thành viên HĐQT SGO), với số tiền là 298 tỷ đồng năm 2014 và 276,6 tỷ đồng năm 2015.
Đáng chú ý, sau 2 đợt phát hành vào cuối năm 2014, đầu năm 2015, Ban lãnh đạo SGO đã nhanh chóng thông qua nghị quyết lấy vốn từ đợt phát hành để đầu tư ngược trở lại Công ty Phúc Quang - Hồng Anh (đầu tư 95 tỷ đồng để sở hữu 47,5% vốn điều lệ).
Sau 3 tháng niêm yết, SGO công bố kết quả kinh doanh bết bát với lợi nhuận quý I/2016 vỏn vẹn 253 triệu đồng, giảm 95,78% so với cùng kỳ năm trước. Theo giải trình của SGO, do giá cả nguyên vật liệu đầu vào có sự biến động tăng làm giá vốn hàng bán tăng, dẫn đến lợi nhuận giảm. Thêm vào đó, quý I/2016 chưa có quyết định phân chia lợi nhuận từ Công ty TNHH Phúc Quang - Hồng Anh nên doanh thu từ hoạt động tài chính gần như không có.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán về kết quả kinh doanh quý II/2016 liệu có khả quan hơn hay không, ông Trần Ngọc Bửu Trân, Chủ tịch SGO, cho biết, ông chưa có số liệu về kết quả kinh doanh quý II/2016, khi nào có sẽ cung cấp thông tin. Ông cũng cho biết, các thông tin về SGO khi cung cấp ra thị trường thường chuyển đến CTCK để tư vấn thực hiện, nhưng ông Trân hiện thời không nhớ CTCK tư vấn cho SGO là CTCK nào (!?)
Nghi vấn dấu hiệu “ve sầu thoát xác”
Ngoài SGO, không ít doanh nghiệp khác có động thái tăng vốn ồ ạt trước khi lên sàn như MTM, GTN, DHP, VDL, NDF… . Các doanh nghiệp này sau khi tăng vốn đã “lột xác” và có một hồ sơ đẹp để lên niêm yết. Giá tham chiếu của ngày giao dịch đầu tiên ở mức cao, giá giao dịch trong các phiên sau đó ở mức cao, nhưng được một thời gian là lao dốc, khiến nhiều nhà đầu tư ôm “trái đắng”.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán về diễn biến tăng vốn, làm đẹp doanh nghiệp trước niêm yết và diễn biến giá cổ phiếu rơi giá thảm hại sau khi lên sàn, một số chuyên gia và thành viên thị trường nhìn nhận, đây là dấu hiệu của chiêu “ve sầu thoát xác”. Chiêu trò này thường thực hiện tại một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ cấu cổ đông cô đặc và dễ nâng khống giá trị tài sản. Bằng các thủ thuật như góp vốn bằng tiền, bằng tài sản hoặc bằng dự án, nhóm cổ đông sẽ tăng vốn điều lệ lên cao.
Có tiền, doanh nghiệp mua lại các dự án hoặc khoản đầu tư của doanh nghiệp ở các công ty khác với danh nghĩa các khoản đầu tư tài chính hoặc góp vốn, liên danh, liên kết. Ngoài ra, lãnh đạo doanh nghiệp có thể sử dụng chiêu mua hàng ảo và bán hàng ảo, đẩy tiền ra ngoài để trả trước cho người bán, sau đó rút ra từ đối tác bằng nhiều hình thức. Để có kết quả kinh doanh đẹp, doanh nghiệp bán chịu cho đối tác một khoản lớn hơn giá trị tài sản khác hoặc hàng tồn kho.
Với các chiêu trò trên, doanh nghiệp có được hình ảnh đẹp hơn rất nhiều thông qua các báo cáo tài chính cung cấp ra thị trường. Thông qua việc vẽ ra nhiều dự án mới, bổ sung ngành nghề kinh doanh, chủ yếu là đầu tư, xây dựng, tư vấn..., nhưng bản chất tài sản thực của DN chủ yếu chỉ còn lại các khoản công nợ phải thu và các khoản đầu tư, góp vốn, liên danh, liên kết.
Cùng với việc đẩy hết tiền ra bên ngoài để thu lại vốn góp, nhóm cổ đông sáng lập tiến hành chia nhỏ vốn góp cho người khác đứng tên để doanh nghiệp đủ điều kiện là công ty đại chúng, sau đó đưa ra kế hoạch kinh doanh mới với nhiều triển vọng và tiến hành đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Trường hợp CTCP Mỏ và Xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM) tiếp tục gây nhức nhối cho nhà đầu tư. MTM tiền thân là một công ty khoáng sản có vốn điều lệ 2 tỷ đồng, đến một ngày, MTM thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo rồi tăng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng, xây dựng một báo cáo tài chính có nhiều con số đẹp và đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường chứng khoán. Sau khi cổ phiếu MTM chào sàn UPCoM ngày 15/4/2016, giá cổ phiếu này tăng trong 4 phiên liền, đóng cửa phiên 25/4 tại 8.700 đồng/CP (bình quân trong phiên là 8.500 đồng/CP), nhưng sau đó có xu hướng giảm mạnh, hiện chỉ còn 2.600 đồng/CP.
Thị trường chứng khoán là thị trường của niềm tin và đó là lý do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán luôn thúc đẩy sự minh bạch. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh minh bạch, hiệu quả, để giữ niềm tin thị trường, những nghi vấn làm giá dựa trên hiện tượng biến động giá cổ phiếu bất thường cần được nhà quản lý vào cuộc, làm sáng tỏ để giảm các hiện tượng tiêu cực, làm giá, gây thua đau cho nhà đầu tư đại chúng.
Sẽ tăng cường quản lý, giám sát công ty đại chúng
Báo cáo sơ kết của ngành chứng khoán 6 tháng đầu năm cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016, số lượng công ty niêm yết mới tăng 15 công ty; hủy niêm yết 14 công ty. Tổng số công ty niêm yết trên 2 sàn hiện có 686 công ty (bao gồm cả 2 chứng chỉ quỹ ETF). Cũng trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét chấp thuận hồ sơ công bố thông tin cổ phần hóa và thoái vốn cho 90 doanh nghiệp và tổ chức đấu giá cho 56 doanh nghiệp, trong đó có 41 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện cổ phần hóa, 15 doanh nghiệp thực hiện bán phần vốn nhà nước, tổng giá trị thu về đạt 4.970 nghìn tỷ đồng (gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2015).
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, cơ quan này sẽ tăng cường quản lý, giám sát các công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, thúc đẩy sử dụng hệ thống công bố thông tin tự động (IDS), qua đó giúp cải thiện nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin của công ty đại chúng. Ủy ban Chứng khoán cũng cho biết, đã chỉ đạo HNX tăng cường rà soát, giám sát các công ty trên UPCoM, bổ sung các yêu cầu công bố thông tin và đưa ra tiêu chí phân bảng các công ty trên UPCoM nhằm tăng cường tính minh bạch và cảnh báo cho nhà đầu tư.
Theo quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP và Nghị định 60/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58), việc phát hành cổ phiếu tăng vốn dành cho các doanh nghiệp cổ phần chưa đại chúng cần có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán, đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong trường hợp tổ chức phát hành là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời hoàn thành một số thủ tục về hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chào bán cổ phiếu riêng lẻ đối với các trường hợp này là Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi công ty đăng ký trụ sở hoạt động.
DN sau khi lên sàn được thực hiện theo Thông tư 162/2015/TT-BTC và phải có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Quy định về giá tham chiếu đối với cổ phiếu mới niêm yết
- Trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM:
Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ ETF mới niêm yết, tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) phải đưa ra mức giá dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20%. Giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ là giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá +/-7% được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.
(Theo Quyết định số 314/2014/QĐ-SGDHCM ngày 25/8/2014)
- Trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội:
Giá tham chiếu được áp dụng đối với cổ phiếu mới niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) đề xuất. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết là ±30% so với giá tham chiếu. Biên độ dao động giá +/-10% được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.
(Theo Quyết định số 18/QĐ-SGDHN ngày 10/1/2013 và Quyết định số 345 /QĐ-SGDHN ngày 24/07/2013)
- Trên thị trường đăng ký giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM):
Đối với cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, việc xác định giá tham chiếu của ngày giao dịch đầu tiên do tổ chức đăng ký giao dịch đề xuất và được HNX chấp thuận. Biên độ dao động giá trong phiên đầu tiên này là ±40% so với giá tham chiếu. Giá tham chiếu cho các phiên sau đó là bình quân gia quyền của các giá giao dịch lô chẵn thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày có giao dịch khớp lệnh liên tục gần nhất trước đó và biên độ dao động giá trong ngày giao dịch là ±15% so với giá tham chiếu.
(Theo Quyết định số 236/QĐ-SGDHN ngày 24/4/2015)
-
06-08-2016 08:07 PM #9
- Ngày tham gia
- Aug 2016
- Bài viết
- 36
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Tăng vốn 200 lần, nhà đầu tư “lãnh đủ” với cổ phiếu SGO
Thứ Hai, 20/6/2016 06:00
(BĐT) - Trong hơn 1 tháng cuối năm 2014 đầu năm 2015, Công ty CP Dầu thực vật Sài Gòn (SG Oil JSC) đã tăng vốn kỳ diệu từ mức 1 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng với kết quả kinh doanh tương đối khả quan. Công ty có một hồ sơ đẹp trước khi chính thức niêm yết vào cuối năm 2015.
Sau 3 tháng niêm yết, SG Oil công bố kết quả kinh doanh tệ hại với lợi nhuận chỉ đạt 253 triệu đồng. Ảnh: Quang Tuấn
Báo Đấu thầu vừa nhận được đơn thư của nhà đầu tư phản ánh tình hình phát hành cổ phiếu, những “đau thương” của cổ đông khi nắm giữ cổ phiếu SGO của SG Oil kể từ khi niêm yết. Theo phản ánh của cổ đông này, từ khi niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tháng 12/2015) đến nay, cổ phiếu SGO đã rớt giá một mạch từ mức 14.500 đồng (đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên) xuống còn mức xung quanh 4.000 đồng hiện tại.
Việc cổ phiếu lao dốc, nếu đem chất vấn các doanh nghiệp, câu trả lời nhận được thông thường sẽ là “do cung/cầu thị trường, tình hình kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường”. Tuy nhiên, với SGO, cổ đông cho rằng có nhiều điểm cần xác minh.
Tăng vốn siêu tốc
Bản cáo bạch niêm yết của SG Oil cho biết, Công ty đã thực hiện tăng vốn 2 lần trong 2 năm: Từ 1 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng (năm 2014) và từ 100 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng (năm 2015).
Theo dõi SG Oil, thời gian tăng vốn của Công ty không phải trong 2 năm mà chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Cụ thể, đợt tăng vốn đầu tiên của công ty này là vào ngày 29/12/2014. Đợt 2 vào 2/2/2015. Tốc độ tăng vốn của SG Oil trở nên “siêu khủng”: Hơn 1 tháng tăng vốn điều lệ lên 200 lần!
Đáng lưu ý, cả 2 lần phát hành cổ phiếu SGO đều có 5 nhà đầu tư tham gia mua với mức giá bằng mệnh giá. Chưa rõ các cá nhân mua cổ phần trong 2 đợt phát hành có phải cùng một nhóm hay không. Số tiền thu về tương ứng đạt 199 tỷ đồng.
Sau khi tăng vốn, số lượng cổ đông của SG Oil từ con số 5 (hoặc 10) cá nhân, tăng lên 169 cá nhân và 2 tổ chức, đáp ứng điều kiện niêm yết của Công ty. SGO “lên sàn” với mức giá 11.500 đồng/CP và tăng 26,1% trong phiên giao dịch đầu tiên (16/12/2015), đóng cửa ở mức giá 14.500 đồng/CP.
Như vậy, nếu mua cổ phiếu SGO từ phiên giao dịch đầu tiên, rồi nắm giữ tới thời điểm hiện tại, tài sản của cổ đông SG Oil đã bốc hơi khoảng 71% chỉ sau nửa năm. Với tốc độ giảm giá như vậy, không một ai không cảm thấy “đau lòng”
Nghi vấn “thoát hàng”
Chỉ sau 3 tháng niêm yết, SG Oil công bố kết quả kinh doanh tệ hại với lợi nhuận chỉ đạt 253 triệu đồng. So với quy mô vốn 200 tỷ đồng, đây là mức lợi nhuận cực kỳ thấp. Trước đó, năm 2014 và 2015, công ty này lãi lần lượt 12,2 tỷ đồng và 15,5 tỷ đồng, đủ để có hồ sơ đẹp trước khi chào sàn.
Trên thực tế, trước khi niêm yết chính thức, SG Oil đã không còn cổ đông lớn (nắm giữ trên 5% vốn điều lệ). Toàn bộ cổ đông sáng lập của Công ty đã hết thời gian bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Như vậy, tối đa 10 cá nhân bỏ ra 199 tỷ đồng trong 2 đợt tăng vốn dồn dập của SG Oil đã nhanh chóng “thoát hàng” trước khi niêm yết. Giá cả giao dịch vẫn là ẩn số. Với mức giá chào sàn 11.500 đồng/CP và tăng trần ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, có ý kiến cho rằng, cổ đông lớn của SG Oil trước kia đã nhanh chóng chốt lời với mức khả quan. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là nghi vấn.
Không giống như hầu hết các doanh nghiệp niêm yết, Ban lãnh đạo SG Oil nắm giữ không đáng kể cổ phần Công ty. Điều này dấy lên lo ngại liệu họ có xứng đáng là nhóm đại diện cho lợi ích hàng trăm cổ đông?
Với cơ cấu cổ đông hiện tại, rõ ràng việc tổ chức ĐHCĐ thường niên cực kỳ khó khăn. Trên thực tế, sau 2 lần tổ chức ĐHCĐ thường niên 2016 thất bại, SG Oil đã có thông báo triệu tập cuộc họp lần 3.
Địa điểm tổ chức ĐHCĐ lần 3 của SG Oil là Thiên đường Bảo Sơn, Hoài Đức, Hà Nội, cách Trung tâm Thủ đô hơn 30 km. Cổ đông cho rằng đây là cách công ty này hạn chế việc tham dự ĐHCĐ, qua đó có thể quyết định các vấn đề liên quan đến Công ty mà không cần biểu quyết của các cá nhân nhỏ lẻ.
Hiện SG Oil đang có nhà máy sản xuất dầu ăn tại Khu công nghiệp Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Được biết, chỉ sau 3 tháng niêm yết, SG Oil công bố kết quả kinh doanh tệ hại với lợi nhuận chỉ đạt 253 triệu đồng. So với quy mô vốn 200 tỷ đồng, đây là mức lợi nhuận cực kỳ thấp. Trước đó, năm 2014 và 2015, công ty này lãi lần lượt 12,2 tỷ đồng và 15,5 tỷ đồng, đủ để có hồ sơ đẹp trước khi chào sàn.
Hồng Lam
-
15-11-2016 08:50 AM #10
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
xavivola85 (14/11/2016 23:16)
mình cần sdt những ai sở hửu sgo ở sài gòn?
Xem bài viết: SGO: Ẩn số “nồi cơm” Phúc Quang – Hồng Anh
-
15-11-2016 08:50 AM #11
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
xavivola85 (14/11/2016 23:13)
cần phải thay đổi dàn lãnh đạo này. ai sở hữu sgo ở hcm không? chúng tôi cần liên hệ.
Xem bài viết: SGO: Ẩn số “nồi cơm” Phúc Quang – Hồng Anh
-
13-01-2017 09:02 AM #12
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
E.9 (12/01/2017 20:0)
Ban đầu mình có sở hữu nhưng khi đọc kỹ báo cáo tài chính và tình hình giảm qua ngưỡng mình đặt ra nên bán hết rồi lỗ cũng cỡ 22% >.<
Xem bài viết: SGO: Ẩn số “nồi cơm” Phúc Quang – Hồng Anh
-
11-07-2017 09:46 AM #13
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
nhatgiao (10/07/2017 23:2)
khúc mắc là ở bạn PQHA. Ban Quản trị đây ko mình bạch. Báo cáo tài chính cho thấy phần vốn chủ sở hữu-các cổ đông khác 179 bil. cổ đông khác ở đây là chinh SGO ( cổ phiếu quỹ). Ko hiểu sao người thân mình lại mua thằng này nữa. Bị ban quản trị lừa rùi. Bạn xavivola85 định thay đổi dàn lãnh đạo bằng cách nào?
Xem bài viết: SGO: Ẩn số “nồi cơm” Phúc Quang – Hồng Anh
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
ARM: Phó GĐ Phạm Hồng Quang đăng ký bán 58,340 cp
By honglinhdt in forum Công ty chiến ở HNXTrả lời: 0Bài viết cuối: 03-01-2014, 09:07 AM
Bookmarks