-
12-05-2016 08:56 AM #1
- Ngày tham gia
- May 2016
- Bài viết
- 9
- Được cám ơn 5 lần trong 3 bài gởi
Return of the king... Cổ phiếu ngân hàng
Năm 2015 khi thị trường suy thoái bởi giá dầu, chính nhóm cổ phiếu Ngân hàng là động lực giúp Vnindex trụ vững trên kênh tăng trưởng dài hạn. Con sóng lớn của ngành trong năm 2015 xuất phát từ bốn yếu tố chính gồm: Lợi nhuận ngành tăng trưởng mạnh sau khi trích lập dự phòng và phân loại nợ, tăng trưởng tín dụng năm ở mức cao, hoạt động M &A các ngân hàng quốc doanh lớn với các ngân hàng nhỏ, yếu kém và thông tư 36 quy định hạn chế vấn đề sở hữu chéo đã tạo áp lực thoái vốn lên nhiều cổ phiếu ngân hàng từ các đối tượng có liên quan. Năm 2016 khởi đầu có vẻ ảm đạm với các cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ VCB các cổ phiếu còn lại hầu như trở lại vị trí xuất phát. Sự phân hóa về quy mô vốn và lợi nhuận, cộng thêm áp lực pha loãng cổ phiếu sau khi tăng vốn khiến Ngân hàng không thực sự thu hút sự chú ý của Nhà đầu tư như trước. Tuy nhiên 1 tháng trở lại đây, dòng tiền từ các quỹ nước ngoài liên tục mua vào nhóm Ngân hàng đã làm thay đổi cục diện. Theo tìm hiểu của Rượu Chứng có 3 đối tượng đã mua ròng với khối lượng lớn các cổ phiếu ngành này gồm: P- notes, Morgan Stanley và Citi Bank. Vậy các quỹ đánh giá triển vọng ngành năm 2016 như thế nào và câu chuyện đầu tư của họ là gì, có tiếp tục hay không, xu hướng M&A các ngân hàng nhỏ trong năm tới hoặc vấn đề nới room vốn rất nhạy cảm sẽ được bàn bạc kỹ hơn? Liệu giấc mơ của Banks 2015 còn dang dở có được viết tiếp trong năm 2016.
Từ cuối quý 1/2016 đến nay, khi đồng USD giảm giá trở lại và FED phát đi tín hiệu chưa nâng lãi suất lần 2, dòng vốn FII có xu hướng quay trở lại các Thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Với quy mô nhỏ của một thị trường cận biên nên có thể thấy dòng vốn này có độ trễ so với các thị trường mới nổi.
Danh mục các quỹ này sẽ ưu tiên các cổ phiếu vốn hoá lớn. Nhóm dầu khí thì rủi ro khi phụ thuộc vào biến động giá dầu. Cổ phiếu Bất động sản chỉ có VIC là đủ size, do đó cổ phiếu ngân hàng là lựa chọn tối ưu nhất. Đây là động lực chính tác động tích cực đến giá và thanh khoản cho nhóm Banks trong thời gian vừa rồi và khả năng sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Ngành Ngân hàng trong năm 2016 sẽ có những điểm nổi bật cần chú ý:
Thứ nhất Hậu giai đoạn xử lý nợ xấu sau 4 năm tiến hành tái cơ cấu ngành ngân hàng 2012-2016. Các ngân hàng bắt đầu bước vào quá trình tăng trưởng lợi nhuận bền vững. Tuy nhiên chất lượng tài sản, chi phí vốn và cơ cấu nguồn thu nhập sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các Ngân hàng quốc doanh và NHTM lớn so với các ngân hàng nhỏ hơn nên cơ hội đầu tư sẽ tập trung ở một số Ngân hàng đầu ngành.
Thứ hai trong hai năm 2014 và 2015, sự ấm lên của Thị trường Bất động sản đã giải quyết vấn đề thanh khoản và nợ xấu, bên cạnh đó sự tăng trưởng mạnh của tín dụng tiêu dùng như cho vay mua nhà, mua ô tô đã thúc đẩy lợi nhuận các NHTM tăng trưởng rất tốt và cơ cấu thu phí dịch vụ cũng tăng trưởng mạnh trên 50%. Các yếu tố này vẫn tiếp tục ổn định trong năm 2016.
Thứ ba nhìn lại những năm 2010 GDP của Việt Nam mới chỉ là 100 tỷ USD và thu nhập từ lãi ròng của VCB lúc đó là 8.200 tỷ thì đến hết năm 2015, GDP của Việt Nam đã là 190 tỷ USD và thu nhập lãi ròng của VCB tương ứng là 15.450 tỷ. Điều Rượu Chứng muốn đề cập ở đây là triển vọng lợi nhuận của Ngành Ngân hàng sẽ tương quan rất lớn đến Quy mô nền kinh tế Việt Nam, đang tăng trưởng qua từng năm nhờ quá trình tái cơ cấu, mở cửa hội nhập, thu hút FDI, tư nhân hóa, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước…
Thứ tư, đến hết năm 2018 thì các ngân hàng trong hệ thống sẽ chính thức áp dụng Basel II, qua đó chuẩn hóa hoạt động của các Ngân hàng theo chuẩn quốc tế: an toàn hơn, vững chắc hơn. Việc gia tăng quy mô vốn và tài sản sẽ tạo bước tiến rất lớn cho ngành ngân hàng những năm tiếp theo. Vì thế, trong nghị quyết Đại hội cổ đông 2016 của hầu hết các Ngân hàng đều có kế hoạch tăng vốn (Vốn cấp 1 hoặc vốn cấp 2) ít nhất từ 15% -50% so với hiện tại. Hình thức tăng vốn nhanh nhất có thể là M&A các ngân hàng nhỏ, yếu kém, giống như xu hướng của ngành năm 2015.
Thứ năm, Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2016 vẫn được đặt ra ở mức khá cao, tương đương toàn hệ thống khoảng 18%. Một số Ngân hàng như MB là 20%, BIDV là 18%, Động lực chính được các ngân hàng xác định tiếp tục là tăng trưởng tín dụng bán lẻ.
Lợi nhuận quý 1/ 2016 nhóm Banks tăng trưởng khá tốt so với cùng kỳ, VCB là 61%; CTG là 54%. Trong quý 1/2016, nhiều ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng cho vay tương đối khả quan (chẳng hạn như ACB và VCB tăng trưởng tín dụng đạt lần lượt là 7,6% và 6,3%, cao hơn so với tăng trưởng toàn hệ thống 1,54%) theo khảo sát SBV công bố có thể thấy các ngân hàng đều lạc quan với triển vọng kinh doanh 2016 đặc biệt là quý 1 và quý 2/2016.
Rượu Chứng cho rằng 2016 hứa hẹn là một năm tích cực của nhóm Ngân hàng với nhiều câu chuyện đầu tư dựa trên các yếu tố thuận lợi đã đề cập. Những lo ngại về vấn đề chi phí dự phòng hoặc thực tế các khoản lãi dự thu sẽ không là áp lực quá lớn với những ngân hàng có quy mô tài sản và dư nợ cho vay lớn như VCB, CTG và BID. Do vậy 3 mã trên là nên là ưu tiên hàng đầu lúc này.
Gần đây đang có những tin đồn liên quan đến thông tin kiến nghị hoãn sửa đổi thông tư 36 và xem xét hạ dữ trữ bắt buộc nhằm tăng cung tiền cơ sở, đẩy mạnh tín dụng ra thị trường, hỗ trợ cho vay nhiều hơn đến các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nếu đúng sẽ là một cú hích rất lớn cho dòng Ngân hàng.
Với vị thế cổ phiếu Vua, Ngân hàng sẽ là quân chủ lực đưa thị trường chinh phục các tầm cao trong bối cảnh thị trường đang trong trạng thái hoài nghi... đã đến lúc trở về với với nhà vua của chúng ta rồi hởi các chứng sỹ.
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
sanhtin (12-05-2016)
-
12-05-2016 09:09 AM #2
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 8
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
VCB là cổ phiếu đầu ngành nên luôn được chú ý và có thể mua vào nhưng BID thì có rủi ro không khi vẫn còn liên quan đến HAG (cục nợ lớn). Tuy nhiên, cũng đồng quan điểm là nhóm ngân hàng sẽ kéo thị trường nhưng để có thể tồn tại và là nhân tố lâu dài thì không thể.
Theo tôi chỉ nên quan tâm trong ngắn hạn.
-
12-05-2016 09:28 AM #3
vấn đề áp dụng Basell 2 vẫn khá nan giải. Đây là vấn đề bao năm chưa giải quyết được. Thêm vào đó, kỳ vọng dòng tiền ngoại đổ vào mạnh có hơi mông lung. Tuy nhiên, theo tôi đánh giá nhóm Ngân hàng hiện đang khá an toàn và là điểm nhấn trong ngắn hạn
-
12-05-2016 09:37 AM #4
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 8
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
-
12-05-2016 11:07 AM #5
Thông tin chủ top nhạy rồi, ngay cả ACB nặng mông vẫn bứt khá.
-
13-05-2016 10:45 AM #6
- Ngày tham gia
- Apr 2016
- Bài viết
- 8
- Được cám ơn 2 lần trong 2 bài gởi
STB tăng trần mạnh. Các bác có tin gì không?
-
13-05-2016 10:57 AM #7
STB có tin sát nhập bạn ah
-
18-05-2016 04:36 PM #8
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Bán 6K cổ phiếu Ngân hàng Hàng Hải MSB
By msv in forum Thị trường OTCTrả lời: 1Bài viết cuối: 31-03-2014, 03:03 PM -
Nhóm cổ phiếu ngân hàng bứt phá khi Chính phủ chính thức nới room ngân hàng
By nguoiquaduong in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 0Bài viết cuối: 07-01-2014, 01:47 PM -
Cần mua cổ phiếu Ngân hàng Hàng hải
By notooth in forum SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 0Bài viết cuối: 29-06-2012, 02:55 PM -
Bán quyền mua cổ phiếu Ngân hàng Hàng Hải (MSB)
By toofud in forum SÀN OTC CỔ PHIẾUTrả lời: 0Bài viết cuối: 13-08-2011, 07:59 PM -
Quyền mua cổ phiếu ngân hàng hàng hải
By jasmineng in forum Thị trường OTCTrả lời: 0Bài viết cuối: 02-10-2010, 07:52 PM
Bookmarks