[TRƯỜNG PHÁI ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ] Lạm phát kẻ thù số một của nhà đầu tư. (Phần 1)
  • Thông báo


    Kết quả 1 đến 1 của 1

    Threaded View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Apr 2016
      Bài viết
      8
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Red face [TRƯỜNG PHÁI ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ] Lạm phát kẻ thù số một của nhà đầu tư. (Phần 1)

      Người Việt Nam đang trở lên khỏe hơn. Mười năm trước phải hai người mới bê hết chỗ hàng tạp phẩm trị giá một trăm nghìn đồng. Ngày nay một đứa trẻ năm tuổi cũng có thể làm được điều đó.

      Lạm phát? Ai mà quan tâm đến nó cơ chứ?

      ẢO GIÁC VỀ ĐỒNG TIỀN.
      Có một lý do khiến cho nhà đầu tư đã bỏ qua tầm quan trọng của lạm phát: đó là cái mà các nhà tâm lý gọi là “ảo giác về đồng tiền”.
      Nếu bạn nhận được mức tăng 2% một năm khi lạm phát ở mức 4% bạn hẳn sẽ cảm thấy tốt hơn so với việc bạn bị giảm lương 2% trong một năm với mức lạm phát là không. Nhưng sự thay đổi tiền lương này của bạn đều khiến bạn ở trong hoàn cảnh giống nhau: kém đi 2% sau lạm phát. Miễn là sự thay đổi trên danh nghĩa (tức tuyệt đối là dương,chúng ta sẽ coi nó là điều tốt – kể cả nếu kết quả thực (sau khi tính lạm phát) là âm. Và bất kỳ thay đổi nào nào trong thu nhập của bạn cũng thực và cụ thể hơn sự thay đổi chung chung của tổng thể nền kinh tế. Tương tự,các nhà đầu tư rất phấn khởi khi kiếm được 14% các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng vào năm 2011 (mức lạm phát năm 2011 là 18,58% ) và thất vọng cay đắng khi chỉ kiếm được khoảng 6,2% vào năm 2015( mức lạm phát năm 2015 là 0,63%) – Mặc dù trước đó họ bị mất tiền sau lạm phát giờ lại theo kịp lạm phát. Mức danh nghĩa mà chúng ta kiếm được,được ghi trên quảng cáo của mấy ngân hàng,dán trên của của nó,nơi mà một con số to làm chúng ta vui.Đó là lý do vì sao ta dẽ dàng bỏ qua lạm phát đến thế - và vì sao bạn phải coi trọng việc đo lường thành công trong đầu tư của mình không chỉ bằng những gì bạn làm ra,mà còn bằng những gì bạn giữ được sau lạm phát.
      NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT
      Lạm phát do cầu kéo
      Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân chính là do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp.
      Lạm phát do chi phí đẩy
      Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phat sinh từ phía cung ,do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng .Điều này chỉ có thể đạt trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn .Ví dụ : Nếu tiền lương chiếm một phần đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ và nếu tiền lương tăng nhanh hơn năng xuất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên .Nếu nhà sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì giá bán sẽ tăng lên ,công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước đẻ phù hợp với chi phí sinh hoạt taưng lên điều đó tạo vòng xoáy lượng giá .
      Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục
      Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ ,khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát .Có thể thấy ngưỡng tăng cung tiền để gây lạm phát là nền kinh tế toàn dụng .Khi nền kinh tế chưa toàn dụng thì nguồn nguyên nhiên vật liệu còn nhiều ,chưa khai thác nhiều .Có nhiều nhà máy xí nghiệp bị đóng cửa chưa đi vào hoạt động .Do đó nhân viên nhàn rỗi lớn và tỷ lệ thất nghiệp cao … Trong trường hợp này ,khi tăng cung tiền thì dẫn đến lãi xuất giảm đến một mức độ nào đó ,các nhà đầu tư thấy rằng có thể có lãi và đầu tư tăng nhiều.từ đó các nhà máy ,xí nghiệp mở cửa để sản xuất ,kinh doanh .Lúc này nguyên nhiên vật liệu bắt đầu được khai thác ,người lao động có việc làm và sản lượng tăng lên .
      Ở nền kinh tế toàn dụng ,các nhà máy ,xí nghiệp được hoạt động hết công suất ,nguồn nguyên nhiên vật liệu được khai thác tối đa .Khi đó lực lượng lao động được sử dụng một cách triệt để và làm sản lượng tăng lên rất nhiều.Tuy nhiên tình hình sẽ dẫn đến một vài kênh tắc nghẽn trong lưu thông .Chẳng hạn khi các nhà máy ,xí nghiệp hoạt động hết công suất sẽ dẫn đến thiếu năng lượng ,thiếu lao động ,nguyên vật liệu dần bị han hiếm …Vai trò của chính phủ và các nhà quản lý phải xác định được kênh lưu thông nào bị tắc nghẽn và tìm cách khơi thông nó .Nếu không sẽ gây ra lạm phát.Lúc đó sản lượng không tăng mà giá cả tăng nhiều thì lạm phát tất yếu sẽ xảy ra .
      Việt Nam: Năm 2016, áp lực lạm phát tăng sẽ trở lại
      Trích thoibaonganhang.vn: Đặc biệt, lạm phát năm 2015 chỉ 0,63%, không chỉ là con số rất thấp so với lạm phát năm 2011 mà còn lập kỷ lục khi ở mức thấp nhất trong vòng 14 năm qua.
      Việc lạm phát thấp ở mức kỷ lục như vậy đã vượt qua mọi dự đoán của các chuyên gia ngay từ đầu năm. Bởi, ngay cả những dự báo lạc quan nhất hồi đầu năm thì cũng chỉ đưa ra ở mức 2-3%.
      Tuy nhiên, xét diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) qua các tháng và so sánh với một số năm gần đây, có thể thấy CPI tăng thấp là điều có thể hiểu được trong bối cảnh các mặt hàng do nhà nước quản lý, ví dụ dịch vụ y tế - vốn là một trong những tác nhân tăng giá mạnh mẽ trong một số năm trở lại đây, chỉ tăng 1,82% trong năm nay, đóng góp 0,07% vào chỉ số chung.
      Ngoài ra, học phí các cấp cũng chỉ tăng ở một số địa phương khiến chỉ số giá nhóm giáo dục năm 2015 chỉ đạt mức 2,54%, đóng góp vào lạm phát chung là 0,12%.
      Một yếu tố quan trọng khác khiến lạm phát năm nay tăng thấp là do giá dầu thô thế giới giảm mạnh, chạm đáy trong 11 năm qua đã tác động trực tiếp và gián tiếp khiến nhiều nhóm hàng trong rổ hàng hóa tính CPI giảm mạnh.
      Theo tính toán của một chuyên gia từ Tổng cục Thống kê, tổng tác động từ sự giảm giá của dầu thô khiến lạm phát giảm 1,2% so với tính toán từ đầu năm 2015. Đặc biệt, năm 2015, lạm phát kiểm soát ở mức tăng thấp được nhận định rằng, kiểm soát việc tăng giá hàng hóa do chi phí đẩy không xảy ra. Những năm trước đây, cứ mỗi lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu, giá điện thì các mặt hàng hóa khác lại “té nước theo mưa” tăng theo, nhưng năm vừa qua, đã không xảy ra hiện tượng này.
      Kiểm soát lạm phát tốt trong năm 2015 và gần cả nhiệm kỳ vừa qua, có thể nói vai trò đóng góp của điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) là rất lớn. Lý giải nhận định này, TS. Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng, từ năm 2011 đến nay, điều hành tỷ giá hối đoái bao nhiêu, lạm phát bao nhiêu nay đã truyền hết vào nền kinh tế, nếu không thì lạm phát cũng khó thấp như vậy. “Lạm phát thấp là thành công nhất trong điều hành CSTT 5 năm qua.” – ông Phước nhấn mạnh.
      Chính vì lạm phát năm 2015 quá thấp nên tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai nhiệm vụ 2016, các thành viên Chính phủ đã phải nhắc nhau là không được chủ quan với lạm phát. Trong kết luận của Hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu trước hết phải kiểm soát tốt lạm phát, không chủ quan với lạm phát và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường tính ổn định của nền kinh tế.
      Đến Thủ tướng chính phủ còn e ngại lạm phát,còn bạn thì sao? Nhà đầu tư hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức vượt qua “kẻ thù” số một này. Vậy nhà đầu tư cần làm gì để bảo vệ mình khỏi lạm phát. Phần 2 sẽ có.
      Hãy Là Nhà Đầu Tư Thông Minh.
      0961012087

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      hdiep2888 (07-04-2016)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 23-11-2021, 04:57 PM
    2. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-09-2010, 02:41 PM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-09-2010, 02:39 PM
    4. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-09-2010, 02:37 PM
    5. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 20-09-2010, 02:36 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình