Ngành Du Lịch - Ngôi sao mới của kinh tế Việt Nam
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 2 1 2 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 26
    1. #1
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Ngành Du Lịch - Ngôi sao mới của kinh tế Việt Nam

      Du lịch là ngành mũi nhọn, ngành của tương lai

      Phát biểu tại buổi toạ đàm phát triển du lịch, ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá, du lịch là ngành kinh tế dịch vụ có xu hướng phát triển nhanh nhất. Trong 5 năm gần đây, du lịch là ngành mũi nhọn và ngày càng được định hình phát triển bền vững, khách và tổng thu nhập ngày càng tăng.

      Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên thì cho rằng: “Phải nhìn nhận lại về du lịch vì bao nhiêu năm chưa phát triển tương xứng. Đây là vấn đề nghiêm trọng chứ không phải đơn thuần. Việc nhận thức lại đặc biệt cần trong bối cảnh thời kỳ mới bởi nếu không sẽ dễ dẫn tới lệch hướng”.

      Theo ông Trần Đình Thiên, du lịch tuy được xác định là ngành mũi nhọn nhưng chưa bao giờ trong suốt hơn 30 năm nay, đạt hiệu quả như mong muốn. Đây là thời điểm tốt để tư duy lại, thay đổi mô hình tăng trưởng và nhìn ra thế giới xem họ làm thế nào.

      Chia sẻ quan điểm này, TS Lương Hoài Nam nói: “Tôi suy nghĩ thế này, du lịch còn trọng điểm hơn cả dệt may, điện tử bởi du lịch có khả năng làm được tất cả các khâu. Trong khi đó, như điện tử chúng ta hoàn toàn chỉ lắp ráp thôi, thương hiệu và linh kiện vẫn của nước ngoài. Còn dệt may, xuất khẩu 20 tỷ đô nhưng chủ yếu là gia công vải ngoại, chỉ, cúc… đều nhập về”.

      TS Lương Hoài Nam cũng cho rằng, Bộ Chính trị, Trung ương cần sớm có Nghị quyết chuyên đề về du lịch với mục tiêu tới năm 2030 du lịch Việt Nam đứng đầu ASEAN, vượt qua cả Thái Lan.

      “Doanh thu du lịch của Thái Lan là 65 tỷ USD, Việt Nam mới chỉ 10 tỷ USD nhưng nếu quyết tâm sẽ không có gì cản trở mà không giải quyết được cả. Việt Nam có đủ mọi thứ để vượt Thái Lan như đa dạng văn hoá, danh lam thắng cảnh…”, ông Nam nói.

      Đâu là rào cản?

      Nói về các rào cản cho ngành du lịch, bà Tôn Nữ Thị Ninh cho rằng: “Rào cản thì nhiều lắm nhưng tôi đúc kết lại là hiệu quả thấp của xây dựng môi trường cho doanh nghiệp. Tổng cục du lịch nên tính toán xây dựng lại hình ảnh. Ngoài ra, tôi cũng có phân vân liên quan tới ngoại giao là làm không đến nơi đến chốn, không chuyên nghiệp đẳng cấp”.

      Cụ thể hơn, theo bà Ninh, Việt Nam không thể thẳng thừng cạnh tranh với Thái Lan, Malaysia bằng số lượng được mà phải hướng du khách vào du lịch trải nghiệm (du lịch ngách) còn du lịch cao cấp phải xây dựng cho các chương trình riêng. Đồng thời, phải xây dựng hình ảnh định vị, phải gắn thương hiệu du lịch với hình ảnh đất nước, trên cơ sở đó xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam.

      “Khi nãy tôi nghe nói về phát triển khách sạn 5-7 sao mà tôi choáng ngợp. Câu hỏi đặt ra là xây nhiều khách sạn thì khách họ có vào hay không, có chịu tiêu không? Nói về khách sạn, tôi từng chất vấn rằng tại sao không có các nhà hàng cao cấp ở các khách sạn 5 sao. Trên sân nhà mà không tận dụng mang ẩm thực Việt Nam vào khách sạn 5 sao”, bà Ninh dẫn chứng.

      TS Trần Đình Thiên cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hoá cần phải gỡ bỏ những rào cản như visa, xoá mờ dần đường biên giới, thay vào đó là tạo các điểm nhấn khác biệt, đặc sắc. Đồng thời, cũng cần định vị ngành du lịch thành một ngành “công nghiệp văn hoá”.

      “Đơn giản như việc nếu cứ lèm nhèm, tiếp đón không ra sao sẽ không thu hút được khách du lịch và những thông tin không tốt sẽ lan truyền rất nhanh. Một ông khách Nhật Bản từng nói với Đà Nẵng là muốn phát triển thì đừng để có bất kỳ người lái taxi nào không trả lại tiền thừa cho khách, đừng để việc xà xẻo có ở mọi lúc mọi nơi. Có làm được điều đó thì khách mới thấy được sự chuyên nghiệp của du lịch Việt Nam”, ông Thiên nói.
      Trade what you see, not what you think!!!

    2. #2
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      36
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Mấy thằng như Saigontourist hay Vungtautourist thì quen mặt quá rùi nhưng mấy em này cổ đông nhà nước nên trì trệ lắm, lại bị rút ruột thường xuyên

      Thấy có công ty Indochina Village Việt Nam nghe bảo sắp cổ phần hóa. Anh em có biết thông tin gì về công ty này không?

    3. #3
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Chọn công ty nào trong ngành Du lịch

      Tên nghe hơi lạ nhưng mình tìm thấy web của nó nè. Bác xem thử

      http://hiddenindochina.vn/

      http://www.hiddenindochina.com/

      http://www.vemaybaykhanhan.com/

      Thấy có vẻ hoành tráng đấy, chi nhánh cả ở Lào Campuchia và Pháp nữa nhé
      Last edited by tigeran; 29-02-2016 at 11:16 AM.
      Trade what you see, not what you think!!!

    4. #4
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      67
      Được cám ơn 23 lần trong 17 bài gởi

      Mặc định Công nghiệp không khói Việt Nam

      Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo tài liệu Chỉ số Cạnh tranh Du lịch 2009 (Travel & Tourism Competitiveness Index – TTCI 2009), do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ấn hành, ngành “du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9.9 GDP, 10.9 % xuất khẩu, và 9.4 đầu tư của thế giới " (1). Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng được nhấn mạnh qua báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc (World Tourisrm Organization -Tourism Highlights 2008: WTO-HL2008): “Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu (export income) từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô”. Năm 2008, doanh thu du lịch trên thế giới đạt 1100 tỷ USD, hay khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày (2).

      Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển” (WTO-HL2008). Trên Diễn đàn Du lịch Thế giới vì Hòa bình và Phát triển Bền vững họp tại Brazil năm 2006, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo đã phát biểu: “du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ” (3).

      Đối với nền kinh tế Việt Nam, nguồn ngoại tệ du lịch trong những năm gần đây lớn dần và trở nên đáng kể. Trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế Việt Nam ấn hành đầu năm nay, Thay đổi cơ cấu: giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất của nhóm Harvard, hay Một năm của những tin đồn của Ayumi Konishi - Ngân hàng Phát triển Châu Á, nguồn ngoại tệ du lịch đã bắt đầu được đề cập đến như là một trong những thành phần quan trọng của cán cân thanh toán khi các tác giả phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

      Là điểm đến mới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú, và giá cả thấp, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua, và có tiềm năng, triển vọng tiến xa hơn. Song tương lai của ngành du lịch Việt Nam sẽ còn tùy thuộc vào hiệu quả của chính sách phát triển du lịch, việc bảo tồn, phát huy nguồn tài nguyên, nhân lực, và sự đánh giá đúng mức hiện trạng và tiềm năng. Các đánh giá dựa theo cảm quan, thiếu cơ sở nghiên cứu, dễ dẫn tới sự lạc quan thái quá. Chẳng hạn, lòng hiếu khách của dân chúng, an ninh an toàn, và chính sách du lịch thông thoáng thường được giới truyền thông trong nước mô tả như những lợi thế thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Thế nhưng theo kết quả cuộc điều tra các chỉ số cạnh tranh du lịch năm 2009 của WEF thì đây chính là những mặt yếu của các ngành du lịch Việt Nam cần phải được chấn chỉnh.

      Từ góc độ khác, hoạt động du lịch còn thể hiện nét văn hóa và nếp sống văn minh của một xứ sở. Do đó, ngành du lịch còn là phương cách quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một xứ sở. Song, nó cũng có thể phản tác dụng, gây phương hại đến uy tín đất nước nếu như tình trạng kinh doanh theo lối ăn sổi ở thì, nạn chèo kéo du khách, và việc quốc doanh hóa, thương mại hoá các cơ sơ tôn giáo tôn nghiêm xảy ra một cách phổ biến.

      Tiềm hiểu bối cảnh phát triển và vị thế của ngành du lịch trong nền kinh tế việt Nam và trong khu vực (Phần I), năng lực cạnh tranh và văn hoá du lịch (Phần II) là những chuyên đề sẽ được thảo luận trong bài viết.
      Nếu mày giỏi việc gì thì đừng bao giờ làm nó miễn phí

    5. #5
      Ngày tham gia
      Oct 2003
      Bài viết
      365
      Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi JokerZ Xem bài viết
      Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo tài liệu Chỉ số Cạnh tranh Du lịch 2009 (Travel & Tourism Competitiveness Index – TTCI 2009), do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ấn hành, ngành “du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9.9 GDP, 10.9 % xuất khẩu, và 9.4 đầu tư của thế giới " (1). Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng được nhấn mạnh qua báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc (World Tourisrm Organization -Tourism Highlights 2008: WTO-HL2008): “Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu (export income) từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô”. Năm 2008, doanh thu du lịch trên thế giới đạt 1100 tỷ USD, hay khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày (2).

      Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển” (WTO-HL2008). Trên Diễn đàn Du lịch Thế giới vì Hòa bình và Phát triển Bền vững họp tại Brazil năm 2006, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo đã phát biểu: “du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ” (3).

      Đối với nền kinh tế Việt Nam, nguồn ngoại tệ du lịch trong những năm gần đây lớn dần và trở nên đáng kể. Trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế Việt Nam ấn hành đầu năm nay, Thay đổi cơ cấu: giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất của nhóm Harvard, hay Một năm của những tin đồn của Ayumi Konishi - Ngân hàng Phát triển Châu Á, nguồn ngoại tệ du lịch đã bắt đầu được đề cập đến như là một trong những thành phần quan trọng của cán cân thanh toán khi các tác giả phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

      Là điểm đến mới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú, và giá cả thấp, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua, và có tiềm năng, triển vọng tiến xa hơn. Song tương lai của ngành du lịch Việt Nam sẽ còn tùy thuộc vào hiệu quả của chính sách phát triển du lịch, việc bảo tồn, phát huy nguồn tài nguyên, nhân lực, và sự đánh giá đúng mức hiện trạng và tiềm năng. Các đánh giá dựa theo cảm quan, thiếu cơ sở nghiên cứu, dễ dẫn tới sự lạc quan thái quá. Chẳng hạn, lòng hiếu khách của dân chúng, an ninh an toàn, và chính sách du lịch thông thoáng thường được giới truyền thông trong nước mô tả như những lợi thế thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Thế nhưng theo kết quả cuộc điều tra các chỉ số cạnh tranh du lịch năm 2009 của WEF thì đây chính là những mặt yếu của các ngành du lịch Việt Nam cần phải được chấn chỉnh.

      Từ góc độ khác, hoạt động du lịch còn thể hiện nét văn hóa và nếp sống văn minh của một xứ sở. Do đó, ngành du lịch còn là phương cách quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một xứ sở. Song, nó cũng có thể phản tác dụng, gây phương hại đến uy tín đất nước nếu như tình trạng kinh doanh theo lối ăn sổi ở thì, nạn chèo kéo du khách, và việc quốc doanh hóa, thương mại hoá các cơ sơ tôn giáo tôn nghiêm xảy ra một cách phổ biến.

      Tiềm hiểu bối cảnh phát triển và vị thế của ngành du lịch trong nền kinh tế việt Nam và trong khu vực (Phần I), năng lực cạnh tranh và văn hoá du lịch (Phần II) là những chuyên đề sẽ được thảo luận trong bài viết.
      Đề nghị bác Joker post nhanh nhanh để anh em khỏi nôn nhé. D(ang rất muốn tìm hiểu về ngành Du lịch
      Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
      Xã hội khốn nạn dạy anh khôn

    6. #6
      Ngày tham gia
      Oct 2003
      Bài viết
      365
      Được cám ơn 215 lần trong 148 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      Tên nghe hơi lạ nhưng mình tìm thấy web của nó nè. Bác xem thử

      http://hiddenindochina.vn/

      http://www.hiddenindochina.com/

      http://www.vemaybaykhanhan.com/

      Thấy có vẻ hoành tráng đấy, chi nhánh cả ở Lào Campuchia và Pháp nữa nhé
      Vào đọc thấy công ty Indochina Village Việt Nam này hay phết đấy bác. Hình như nó có mấy cổ đông khá dữ dần đấy, nếu cổ phần hóa thì chắc mình sẽ tham gia

      Cuộc đời tàn nhẫn nuôi anh lớn
      Xã hội khốn nạn dạy anh khôn

    7. #7
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      67
      Được cám ơn 23 lần trong 17 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi JokerZ Xem bài viết
      Công nghiệp không khói, tên gọi không chính thức của ngành du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo tài liệu Chỉ số Cạnh tranh Du lịch 2009 (Travel & Tourism Competitiveness Index – TTCI 2009), do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ấn hành, ngành “du lịch và lữ hành hiện chiếm khoảng 9.9 GDP, 10.9 % xuất khẩu, và 9.4 đầu tư của thế giới " (1). Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng được nhấn mạnh qua báo cáo tóm lược hoạt động du lịch của Liên Hiệp Quốc (World Tourisrm Organization -Tourism Highlights 2008: WTO-HL2008): “Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu (export income) từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô”. Năm 2008, doanh thu du lịch trên thế giới đạt 1100 tỷ USD, hay khoảng 3 tỷ USD mỗi ngày (2).

      Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển” (WTO-HL2008). Trên Diễn đàn Du lịch Thế giới vì Hòa bình và Phát triển Bền vững họp tại Brazil năm 2006, ông Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, một tổ chức hoạt động vì mục đích phát triển nhân đạo đã phát biểu: “du lịch là phương tiện chuyển giao của cải tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ” (3).

      Đối với nền kinh tế Việt Nam, nguồn ngoại tệ du lịch trong những năm gần đây lớn dần và trở nên đáng kể. Trong các tài liệu nghiên cứu kinh tế Việt Nam ấn hành đầu năm nay, Thay đổi cơ cấu: giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất của nhóm Harvard, hay Một năm của những tin đồn của Ayumi Konishi - Ngân hàng Phát triển Châu Á, nguồn ngoại tệ du lịch đã bắt đầu được đề cập đến như là một trong những thành phần quan trọng của cán cân thanh toán khi các tác giả phân tích về cuộc khủng hoảng tài chính Việt Nam và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

      Là điểm đến mới, với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa khá phong phú, và giá cả thấp, ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh trong thập niên qua, và có tiềm năng, triển vọng tiến xa hơn. Song tương lai của ngành du lịch Việt Nam sẽ còn tùy thuộc vào hiệu quả của chính sách phát triển du lịch, việc bảo tồn, phát huy nguồn tài nguyên, nhân lực, và sự đánh giá đúng mức hiện trạng và tiềm năng. Các đánh giá dựa theo cảm quan, thiếu cơ sở nghiên cứu, dễ dẫn tới sự lạc quan thái quá. Chẳng hạn, lòng hiếu khách của dân chúng, an ninh an toàn, và chính sách du lịch thông thoáng thường được giới truyền thông trong nước mô tả như những lợi thế thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Thế nhưng theo kết quả cuộc điều tra các chỉ số cạnh tranh du lịch năm 2009 của WEF thì đây chính là những mặt yếu của các ngành du lịch Việt Nam cần phải được chấn chỉnh.

      Từ góc độ khác, hoạt động du lịch còn thể hiện nét văn hóa và nếp sống văn minh của một xứ sở. Do đó, ngành du lịch còn là phương cách quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một xứ sở. Song, nó cũng có thể phản tác dụng, gây phương hại đến uy tín đất nước nếu như tình trạng kinh doanh theo lối ăn sổi ở thì, nạn chèo kéo du khách, và việc quốc doanh hóa, thương mại hoá các cơ sơ tôn giáo tôn nghiêm xảy ra một cách phổ biến.

      Tiềm hiểu bối cảnh phát triển và vị thế của ngành du lịch trong nền kinh tế việt Nam và trong khu vực (Phần I), năng lực cạnh tranh và văn hoá du lịch (Phần II) là những chuyên đề sẽ được thảo luận trong bài viết.
      I. Bối cảnh Phát triển và Vị thế Kinh tế

      1. Bối cảnh - Thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương



      Các dữ kiện và phân tích từ bối cảnh phát triển cho ta góc nhìn tổng quan và xu hướng phát triển của ngành du lịch trên thế giới và khu vực. Các quốc gia phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực vừa là nguồn tiêu thụ chính yếu, vừa là đối thủ cạnh tranh và mô hình phát triển có thể đối chiếu, tham khảo.

      Mục đích viếng thăm và phương tiện di chuyển (WTO-HL 2008). Quảng cáo tiếp thị là một trong những khâu quan trọng của hoạt động du lịch. Hiểu rõ được động lực viếng thăm của du khách, các nhà quản lý có thể hoạch định chiến lược quảng bá và kinh doanh hữu hiệu hơn. Ví dụ, dự báo của UNWTO qua ấn bản cập nhật 1/2009 (UNWTO World Tourism Barometer: WTB-01/2009) phân tích rằng du lịch vì công việc, hội nghị sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng trước tình hình kinh tế suy thoái, trong khi đó các cuộc thăm viếng nhân nhân, khách trở lại, sẽ không suy giảm đáng kể (4). Số liệu về các phương tiện di chuyển do khách du lịch sử dụng cũng không kém phần quan trọng vì chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, sự tiện lợi và an toàn, là mối quan tâm của du khách, và đồng thời cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh ngành du lịch của mỗi quốc gia.

      Nếu mày giỏi việc gì thì đừng bao giờ làm nó miễn phí

    8. #8
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      64
      Được cám ơn 15 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định

      Theo bài viết của bác Joker thì ngành Du lịch cũng rất tiềm năng. Tiếc là VN chưa có chiến lược phát triển ngành này mạnh mẽ, trên sàn chứng khoán cũng chưa có thằng nào thuộc ngành này (chỉ có BDS nghỉ dưỡng kiểu Vinpearl, NVT thì có)

      Mấy con như BenthanhTourist, CholonTourist... vẫn còn đang ở OTC thôi, chưa lên sàn chính thức

    9. #9
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi madara Xem bài viết
      Theo bài viết của bác Joker thì ngành Du lịch cũng rất tiềm năng. Tiếc là VN chưa có chiến lược phát triển ngành này mạnh mẽ, trên sàn chứng khoán cũng chưa có thằng nào thuộc ngành này (chỉ có BDS nghỉ dưỡng kiểu Vinpearl, NVT thì có)

      Mấy con như BenthanhTourist, CholonTourist... vẫn còn đang ở OTC thôi, chưa lên sàn chính thức
      Bác madara nói thế là sai rùi. Thế thì mấy con như VNG HOT bác để vào đâu, toàn niêm yết HOSE cả đấy

      Chưa kể OCH SGH trên sàn HNX nhé. CHỉ có điều mấy thằng này thanh khoản bèo nhèo, chả đáng để ngó tới. May được em NVT thì khá nhất. Tuy nhiên, em này từng dính phốt bị cấm giao dịch nên rủi ro cũng cao
      Trade what you see, not what you think!!!

    10. #10
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      67
      Được cám ơn 23 lần trong 17 bài gởi

      Mặc định Hội nhập ASEAN tác động tích cực đến ngành du lịch Việt Nam

      Việc hội nhập ASEAN sẽ mang lại tác động tích cục tới sự phát triển của du lịch Việt Nam - ngành kinh tế mũi nhọn, chuyên nghiệp trong tương lai.

      ASEAN cũng là một trong những khuôn khổ hợp tác mà du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng và có hiệu quả nhất.

      Du lịch Việt Nam hội nhập ASEAN từ rất sớm

      Theo ông Trần Phú Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch: Không phải đến tận năm 2015 du lịch Việt Nam mới chuẩn bị cho việc hội nhập ASEAN mà bắt đầu tìm hiểu và tham gia các cơ chế hợp tác từ cuối những năm 1990, sau khi gia nhập ASEAN (1995).

      Việt Nam từng bước tham gia đầy đủ các hoạt động trong các nhóm/tiểu ban công tác du lịch từ đầu năm 2000 và chủ động hội nhập từ cuối những năm 2000.



      Vịnh Hạ Long - một trong những điểm đến lý tưởng cho du khách.

      Đối với thị trường, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ các cam kết đối với các lĩnh vực khách sạn, dịch vụ khách sạn, phục vụ ăn uống và kinh doanh lữ hành quốc tế. Năm 2009, Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Du lịch và Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) - sự kiện lớn nhất trong năm của du lịch ASEAN.

      Năm 2009, Việt Nam đã ký Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP), làm cơ sở cho việc phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN và tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động trong khu vực. Du lịch Việt Nam đã chủ động xây dựng các tài liệu hướng dẫn triển khai MRA-TP (2013).

      Việt Nam đã tham gia xây dựng 130 sản phẩm du lịch chung, kết nối ít nhất 2 quốc gia trong ASEAN theo các nhóm chuyên đề như du lịch thiên nhiên, văn hóa và di sản, cộng đồng, đường biển và đường sông đồng thời tích cực triển khai Chiến lược marketing du lịch ASEAN 2011-2015 với tiêu đề “Đông Nam Á-cảm nhận sự ấm áp.”

      Chiến lược này tập trung vào khai thác khách từ thị trường Trung Quốc và Ấn Độ, khách du lịch trải nghiệm và sáng tạo, khách du lịch khám phá, khách du lịch công vụ, khách du lịch lưu trú dài ngày và người cao tuổi, khách trong nội vùng ASEAN.

      Ông Trần Phú Cường cũng cho biết: Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Trưởng nhóm Marketing và Truyền thông du lịch ASEAN (2013-2014), hiện đang là Phó Trưởng nhóm Chất lượng dịch vụ du lịch, điều phối phát triển sản phẩm du lịch đường sông và Dự án hỗ trợ kỹ thuật phát triển du lịch đường sông khu vực sông Mê Kông do Tổ chức du lịch thế giới UNWTO hỗ trợ ASEAN và đóng vai trò điều phối một số dự án khác...

      Hội nhập Cộng đồng ASEAN là bước ngo ặ t lớn với các nước thành viên, mang lại cơ hội cũng như thách thức cho du lịch mỗi nước. Để không bị động, ngay từ năm 2012, Tổng cục Du lịch đã thành lập Nhóm hợp tác du lịch ASEAN để tăng cường triển khai và phối hợp hoạt động hợp tác trong Tổng cục Du lịch và các cơ quan liên quan.

      Tổng cục Du lịch cũng đã triển khai 2 đề án “Nghiên cứu, đánh giá nguồn nhân lực và nâng cao năng lực triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch ASEAN” và “Tăng cường hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN trong lĩnh vực Du lịch” nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hội nhập du lịch của Việt Nam, thông qua đó nâng cao nhận thức của các chủ thể liên quan đến quá trình hội nhập kinh tế nói chung và hội nhập trong lĩnh vực du lịch nói riêng.

      Hội nhập nâng cao uy tín, thương hiệu du lịch Việt Nam

      Theo nghiên cứu của Tổng cục Du lịch: ASEAN có vai trò đặc biệt quan trọng đối với d u lịch Việt Nam. Với dân số hơn 500 triệu dân, các thị trường nguồn du lịch thuộc khu vực ASEAN đóng góp khoảng 20% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Một số nước ASEAN như Thái Lan, Singapore, Malaysia vừa là thị trường nguồn, vừa là cửa ngõ quan trọng đưa khách du lịch quốc tế.

      Quá trình hợp tác đã góp phần nâng cao uy tín của du lịch Việt Nam trong khu vực; tiếp cận nhiều thông tin và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch, hỗ trợ tích cực của các nước có ngành du lịch phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia, Singapore...

      Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn khẳng định: Hội nhập ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện yêu cầu “gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới” như Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra.

      Ông Nguyễn Văn Tuấn cũng cho hay: Nhờ hội nhập quốc tế sâu rộng, du lịch nước ta đã xuất hiện trên bản đồ du lịch thế giới. Một số điểm đến nổi bật đã xác lập được thương hiệu trên thị trường quốc tế, tiêu biểu là Hạ Long, Hội An, Nha Trang, Đà Nẵng, Sa Pa, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Một số điểm đến du lịch ngày càng được biết đến nhiều hơn như Quần thể danh thắng Tràng An, Đồng bằng sông Cử u Long, Hà Giang, Phú Quốc...

      Ngoài ra, các nhóm sản phẩm du lịch chuyên đề đã hình thành như du lịch golf, du lịch đám cưới và tuần trăng mật, du lịch khám phá, mạo hiểm, du lịch đường sông, du lịch tàu biển, du lịch MICE.

      Rất nhiều điểm đến và thương hiệu của du lịch Việt Nam được các tạp chí và tổ chức quốc tế uy tín bình chọn và trao tặng danh hiệu cao quý, tiêu biểu . Trong đó, Việt Nam được Tạp chí Telegraph bình chọn là một trong 20 điểm đến đáng đi du lịch nhất thế giới năm 2015; vịnh Hạ Long và hang Sơn Đoòng được Tạp chí Global Grasshopper bình chọn trong nhóm 10 địa danh đẹp ấn tượng nhất hành tinh; Hà Nội, Đà Nẵng vào top 10 điểm đến hấp dẫn châu Á...

      Việc hội nhập sâu rộng trong ASEAN sẽ tiếp tục tác động tích cực với du lịch Việt Nam. Đầu tiên là hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến phát triển du lịch và giải pháp ưu tiên phát triển du lịch của Chính phủ, các chính sách nới lỏng về thị thực nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi đi lại trong ASEAN. Tiếp theo là chính sách tạo môi trường đầu tư tại Việt Nam minh bạch, thông thoáng hơn; phối hợp liên ngành đã được cải thiện đáng kể và cơ bản đáp ứng được yêu cầu của hội nhập khu vực ASEAN.

      Theo ông Trần Phú Cường, hội nhập về sản phẩm du lịch trong ASEAN góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Việt Nam; tranh thủ được nguồn khách nối tour trong khu vực. Từ đó, tăng thêm sức hấp dẫn của du lịch khu vực ASEAN, khả năng kết nối khách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và ngược lại.

      Mặt khác, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt, đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch trong và ngoài khu vực ASEAN về nhiều mặt, đặc biệt là đối với thị trường chất lượng cao, tập trung ở các trung tâm du lịch lớn.

      Việt Nam cũng tranh thủ được hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch trong khu vực để thu hút khách quốc tế. Triển khai Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) là cơ hội để du lịch nước ta nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, đủ điều kiện dịch chuyển trong ASEAN...

      Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam cũng được nâng lên trên cơ sở liên kết phát triển sản phẩm du lịch theo mô hình lữ hành-hàng không-khách sạn. Các loại hình doanh nghiệp khác tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch như vận chuyển nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí... ngày một gia tăng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu kết nối giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN.

      Việc chính thức gia nhập Cộng đồng ASEAN mới chỉ là bước tiếp theo của quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng mà ngành du lịch tham gia. Cơ hội và thách thức luôn đan xen đòi hỏi toàn ngành phải tận dụng được các cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển với tốc độ cao và tránh được nguy cơ tụt hậu, nhất là so với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
      Nếu mày giỏi việc gì thì đừng bao giờ làm nó miễn phí

    11. #11
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi JokerZ Xem bài viết
      I. Bối cảnh Phát triển và Vị thế Kinh tế

      1. Bối cảnh - Thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương



      Các dữ kiện và phân tích từ bối cảnh phát triển cho ta góc nhìn tổng quan và xu hướng phát triển của ngành du lịch trên thế giới và khu vực. Các quốc gia phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực vừa là nguồn tiêu thụ chính yếu, vừa là đối thủ cạnh tranh và mô hình phát triển có thể đối chiếu, tham khảo.

      Mục đích viếng thăm và phương tiện di chuyển (WTO-HL 2008). Quảng cáo tiếp thị là một trong những khâu quan trọng của hoạt động du lịch. Hiểu rõ được động lực viếng thăm của du khách, các nhà quản lý có thể hoạch định chiến lược quảng bá và kinh doanh hữu hiệu hơn. Ví dụ, dự báo của UNWTO qua ấn bản cập nhật 1/2009 (UNWTO World Tourism Barometer: WTB-01/2009) phân tích rằng du lịch vì công việc, hội nghị sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng trước tình hình kinh tế suy thoái, trong khi đó các cuộc thăm viếng nhân nhân, khách trở lại, sẽ không suy giảm đáng kể (4). Số liệu về các phương tiện di chuyển do khách du lịch sử dụng cũng không kém phần quan trọng vì chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, sự tiện lợi và an toàn, là mối quan tâm của du khách, và đồng thời cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh ngành du lịch của mỗi quốc gia.

      Ngành du lịch không ngừng tăng trưởng. “Kể từ sáu thập niên qua, ngành du lịch đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những khu vực kinh tế tăng trưởng lớn nhất và nhanh nhất trên thế giới”. Từ năm 1950 đến 2007, lượng du khách tăng từ 25 lên đến 903 triệu, và doanh thu (receipts) năm 2007 đã vượt quá 1000 tỷ USD. Trong thập niên qua, mặc dù bị ảnh hưởng từ các vụ khủng bố và dịch SARS, song mức tăng triển của ngành du lịch vẫn khả quan, tăng 4% giai đoạn 1995-2007 và 6.6% năm 2007 (WTO-HL2008). Tuy nhiên, theo ấn bản cập nhật của UNWTO tháng 6/2009 (UNWTO World Tourism Barometer: WTB-06/2009), đà phát triển bắt đầu chậm từ năm 2008 lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế. Mức tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt 1.9%, tăng 16 triệu du khách, nâng tổng số du khách hàng năm lên 922 triệu (5).

      SaigonTourist VungTauTourist là những thằng rất khá. Tiếc là nguồn lực thì dồi dào nhưng cơ chế cứng nhắc nên chưa bay cao lên tầm khu vực được

      Last edited by tigeran; 01-03-2016 at 11:15 AM.
      Trade what you see, not what you think!!!

    12. #12
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Đang ở
      TPHCM
      Bài viết
      12
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Đổi mới tư duy, hành động cụ thể để phát triển du lịch trong thời kỳ mới

      Ngành Du lịch Việt Nam kỷ niệm 55 năm ngày thành lập trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, hơn lúc nào hết, Ngành đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của ****, Nhà nước và xã hội. Đại diện các Ban, Bộ, Ngành Trung ương và địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, giới khoa học tham dự hội nghị, hội thảo nhân dịp này đã đạt được sự đồng thuận cao về quyết tâm tạo chuyển biến cho du lịch trong thời kỳ mới trên cơ sở đã nhận diện rõ ràng những hạn chế, yếu kém, cơ hội và thách thức đối với Ngành. Chặng đường phía trước còn nhiều thử thách và rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi quyết tâm và nghị lực lớn, hy vọng rằng với sự đồng thuận cao hướng tới đổi mới mạnh mẽ về tư duy và thể hiện bằng những hành động cụ thể, chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội, khai thác tốt tiềm năng để đưa ngành Du lịch vượt qua khó khăn, tạo bước đột phá mới, phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như mục tiêu đã đề ra.

    13. #13
      Ngày tham gia
      Nov 2015
      Bài viết
      67
      Được cám ơn 23 lần trong 17 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi tigeran Xem bài viết
      Ngành du lịch không ngừng tăng trưởng. “Kể từ sáu thập niên qua, ngành du lịch đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những khu vực kinh tế tăng trưởng lớn nhất và nhanh nhất trên thế giới”. Từ năm 1950 đến 2007, lượng du khách tăng từ 25 lên đến 903 triệu, và doanh thu (receipts) năm 2007 đã vượt quá 1000 tỷ USD. Trong thập niên qua, mặc dù bị ảnh hưởng từ các vụ khủng bố và dịch SARS, song mức tăng triển của ngành du lịch vẫn khả quan, tăng 4% giai đoạn 1995-2007 và 6.6% năm 2007 (WTO-HL2008). Tuy nhiên, theo ấn bản cập nhật của UNWTO tháng 6/2009 (UNWTO World Tourism Barometer: WTB-06/2009), đà phát triển bắt đầu chậm từ năm 2008 lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảnh kinh tế. Mức tăng trưởng năm 2008 chỉ đạt 1.9%, tăng 16 triệu du khách, nâng tổng số du khách hàng năm lên 922 triệu (5).

      SaigonTourist VungTauTourist là những thằng rất khá. Tiếc là nguồn lực thì dồi dào nhưng cơ chế cứng nhắc nên chưa bay cao lên tầm khu vực được

      Phạm vi hoạt động du lịch ngày càng mở rộng. “Theo thời gian, các điểm đến của hoạt động du lịch ngày càng mở rộng, đã chuyển ngành du lịch đương đại trở thành động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế xã hội”. Năm 1950, 15 điểm đến lớn nhất chiếm 98% lượng du khách. Tỷ lệ này giảm xuống còn 57% vào năm 2007 do sự gia nhập của nhiều điểm đến mới (WTO-HL2008). Châu Á - Thái Bình Dương nằm trong số các điểm đến mới này, đã trở thành khu vực đón nhận khách quốc tế quan trọng thứ hai, chiếm tỷ phần 20%, sau khu vực Châu Âu 53% (WTB-6/2009).

      Nếu mày giỏi việc gì thì đừng bao giờ làm nó miễn phí

    14. #14
      Ngày tham gia
      Aug 2010
      Bài viết
      648
      Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi

      Mặc định

      Du lịch thì là ngành ngon nhưng chưa có thằng nào thực sự đẳng cấp, làm ăn bài bản lên sàn cả

    15. #15
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi JokerZ Xem bài viết
      Phạm vi hoạt động du lịch ngày càng mở rộng. “Theo thời gian, các điểm đến của hoạt động du lịch ngày càng mở rộng, đã chuyển ngành du lịch đương đại trở thành động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế xã hội”. Năm 1950, 15 điểm đến lớn nhất chiếm 98% lượng du khách. Tỷ lệ này giảm xuống còn 57% vào năm 2007 do sự gia nhập của nhiều điểm đến mới (WTO-HL2008). Châu Á - Thái Bình Dương nằm trong số các điểm đến mới này, đã trở thành khu vực đón nhận khách quốc tế quan trọng thứ hai, chiếm tỷ phần 20%, sau khu vực Châu Âu 53% (WTB-6/2009).

      Nguồn khách du lịch. Hai đặc điểm đáng lưu ý về nguồn khách du lịch. Thứ nhất, có đến 80% du khách đến từ các nước trong vùng; tuy nhiên, tỷ lệ gia tăng hoạt động du lịch giữa các vùng có xu hướng tăng mạnh hơn (8% - 2007) so với mức tăng trưởng du lịch trong khu vực (6% - 2007). Thứ hai, mặc dù các quốc gia phát triển vẫn chiếm phần lớn nguồn lượng du khách, trong những năm gần đây, lượng du khách đến từ các nước đang phát triển tăng mạnh hơn, đặc biệt các vùng Đông Bắc và Đông Nam Á, Đông và Trung Âu, Trung Đông, Nam Phi và Nam Mỹ. Theo bảng thống kê dưới đây, ngành du lịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang trên đà phát triển nhanh, tăng 319% trong giai đoạn 1990-2007, vượt xa mức tăng trưởng của hai khu vực lớn khác: Châu Âu 193%, và Châu Mỹ 148% (WTO-HL2008).

      Trade what you see, not what you think!!!

    16. #16
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Thấy các bác room này quan tâm ngành Du lịch nên điểm qua một số thằng có máu mặt trên thị trường cho bà con nắm rõ:

      FDT: làm ăn thua lỗ EPS âm
      CTC: thanh khoản bèo, đang đồn có tẩu tán tài sản
      HOT: lợi thế tốt nhưng quản lý kém
      OCH: dính tới Ocean Group nên hơi rủi ro

      Từ từ sẽ cập nhật thêm
      Trade what you see, not what you think!!!

    17. #17
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định

      Nguồn thu nhập ngành Du lịch

      Nguồn thu của ngành du lịch lệ thuộc vào số lượng khách đến và mức chi tiêu (du lịch) bình quân theo đầu người (expenditure per capita). Nước Đức và Vương quốc Anh giữ vị trí thứ nhất và thứ ba về chi tiêu du lịch ở nước ngoài năm 2007 do mức chi tiêu du lịch bình quân theo đầu người của hai nước này trên 1000 USD, cao hơn khoảng bốn lần mức chi tiêu du lịch bình quân đầu người của Hoa Kỳ. Ngược lại, với sức chi tiêu du lịch đầu người chỉ tương đương với khoảng 2% của Đức Quốc, nhưng do số lượng người đi du lịch lớn, Trung Quốc đã vượt lên chiếm vị trí thứ 5 trong danh sách 10 quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho dịch vụ du lịch ở nước ngoài. Vị trí của Trung Quốc và Liên Xô trong bảng của 10 nước dẫn đầu chi tiêu ngành du lịch (WTO-HL2008) biểu hiện cho xu hướng gia tăng nguồn khách du lịch đến từ các quốc gia đang phát triển. Theo tài liệu cập nhật tháng 6/2009 của WTO, các nước dẫn đầu chi tiêu du lịch năm 2008 hầu như không thay đổi (WTB-06/2009).



      Last edited by tigeran; 04-03-2016 at 08:36 AM.
      Trade what you see, not what you think!!!

    18. #18
      Ngày tham gia
      Oct 2009
      Bài viết
      1,925
      Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi

      Mặc định Ngành Du lịch đứng trước thử thách

      http://vietstock.vn/2016/05/du-lich-...768-475842.htm

      Ngành Du lịch đang ngấm đòn rồi
      Trade what you see, not what you think!!!

    19. #19
      Ngày tham gia
      Jun 2017
      Bài viết
      12
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Trước hết, để Du lịch trở thành ngành Kinh tế mũi nhọn thì phải bắt đầu từ những vấn đề tồn tại, không thích cũng bắt buộc phải làm. Tại sao ta kém, kém như thế nào phải chấn chỉnh, sửa chữa thì mới có thể phát triển được

    20. #20
      Ngày tham gia
      Dec 2016
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Khách Việt đi du lịch ở khu vực các tỉnh phía bắc, xin lỗi em nói hơi bậy chứ người Việt còn bị chém cụt đầu nữa là khách tây. Còn lâu mới quy hoạch được.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Khu du lịch Đại Nam đóng cửa, vì sao?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 4
      Bài viết cuối: 10-11-2014, 04:47 PM
    2. Phh - hồng hà việt nam ngoi sao dang dần sáng
      By phanthang in forum Công ty chiến ở HNX
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 07-03-2013, 10:07 PM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 16-08-2007, 05:16 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình