ĐIỂM HÒA VỐN (Breakeven Point) KHI MUA, BÁN OPTION

Trong bài viết về chiến thuật đầu tư Long Call mình có nhắc tới khái niệm điểm hòa vốn khi mua Call Option. Vốn dĩ mình nghĩ khái niệm này khá dễ hiểu. Nhưng sau đó mình nhận được câu hỏi yêu cầu giải thích rõ hơn về khái niệm này của vài bạn. Nên mình viết bài này để giải thích kĩ thế nào là điểm hòa vốn trong việc mua bán quyền chọn.

Trước hết để co khỏi phải viết dài và lặp đi lặp lại chúng ta có quy ước thế này.

Nếu mình nói mua Call option của cổ phiếu Facebook (mã là FB) tại strike price 80, giá đang giao dịch 82.5$, đáo hạn tuần thứ 3 của tháng 6/2015 với premium là 3.5$ thì sẽ viết là:

Jun W3 2015. 80$. Call @3.5$

Điểm hòa vốn ở đây được hiểu là: Mức giá cổ phiếu gắn với quyền chọn các bạn mua phải giao dịch ở bao nhiêu thì giao dịch của các bạn sẽ hòa vốn.

Vẫn với ví dụ trên, như vậy thì diểm hòa vốn ở đâu?

Rất đơn giản, khi bạn mua Call Option tại Strike price 80$ – giá quyền Call là 3,5$ thì khi giá cổ phiếu FB lên tới 83.5$ là Call Option của bạn có giá trị thực = giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường luôn. Đó chính là điểm hòa vốn.

Để dễ hình dung bạn nhìn biểu đồ dưới đây:



Điểm hòa vốn khi mua Call Option

Như vậy với trường hợp bạn mua Call option thì

Break even poind = strike price + premium

hay

Điểm hòa vốn = mức giá thực thi quyền + giá của quyền chọn mua

Tương tự như vậy trong trường hợp bạn mua Put Option.

Nếu bạn mua Put Option ở tình huống như sau:

Jun W3 2015. 80$. Put @3.3$

Lúc này nếu cổ phiếu FB giảm tới 76.7$/cp thì Put option của bạn sẽ có giá trị thực bằng giá cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường. Đây cũng chính là mức giá hòa vốn của bạn.

Điểm hòa vốn khi mua Put Option

Với trường hợp mua Put Option thì:

Điểm hòa vốn = giá thực thi quyền – giá quyền put option