Nhờ sự phục hồi khá vững chắc của chứng khoán toàn cầu, thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua tiếp tục diễn biến theo hướng tích cực. Tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện rõ rệt nhờ kết quả kinh doanh khả quan của nhiều doanh nghiệp, các chỉ số kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới tiếp tục tốt hơn dự báo… đã giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và thị trường OTC có thêm một tuần đi lên thận trọng.
Trong tuần qua, thị trường OTC không tăng mạnh ngay cả khi thị trường niêm yết và chứng khoán thế giới có những phiên bứt phá về điểm số và khối lượng giao dịch. Hầu hết các cổ phiếu ngân hàng cũng chỉ tăng trên dưới 500đ - 1.000đ mỗi mã trong cả tuần. Cổ phiếu của các công ty chứng khoán tuần qua tiếp tục được chú ý nhờ tính thanh khoản của thị trường niêm yết cải thiện giúp nhóm này có thể tăng lợi nhuận từ hoạt động môi giới. Hơn nữa, sau một thời gian khá dài đứng giá, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng nhóm cổ phiếu chứng khoán sẽ tăng mạnh trở lại và tạo sóng mới, thay thế nhóm ngành thực phẩm, khoáng sản, vận tải biển đã tạo sóng trước đó. Vì thế khối lượng giao dịch của các mã chứng khoán đã tăng mạnh và giá cũng có chiều hướng đi lên. Một số mã chứng khoán chuẩn bị niêm yết trong tuần qua tiếp tục tăng mạnh do hiệu ứng từ các cổ phiếu mới chào sàn gần đây đều lên giá hết biên độ như CSM, DIC, PHR. Các mã như Intresco, Coteccons, SRC, Pvgasd… là những mã có biên độ tăng giá mạnh nhất trên thị trường OTC tuần qua. Nhóm cổ phiếu tài chính - ngân hàng Cũng như tuần trước, nhóm cổ phiếu ngân hàng tuần qua ít biến động và hầu hết chỉ tăng rất nhẹ, một số mã thậm chí còn đứng giá. Mã nào tăng mạnh nhất trong cả tuần cũng chỉ trên dưới 1.000đ. Tuy vậy, trong ngày cuối tuần này, chiều hướng tăng giá vẫn được tiếp tục duy trì vững chắc. Cổ phiếu MB sau khi tăng khoảng 1.200đ trong tuần trước đó thì đến tuần này đã chững lại. Giá mua vào MB trong chiều nay (21/8) ở mức 31.500đ - 31.800đ, tăng khoảng 200đ so với ngày 14/8. Như vậy là trong cả tháng qua, giá MB luôn ổn định và chưa bao giờ vượt quá 32.000đ. Việc MB chỉ xoay quanh mức giá này một phần là do “sức ỳ” của nhóm cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC thời gian qua. Hơn nữa, MB cũng đã có kế hoạch niêm yết và đã có một bản phân tích so sánh cổ phiếu này với các cổ phiếu khác trên sàn niêm yết và MB được định giá là 32.000đ. Sau khi “đủng đỉnh” trong tuần trước, cổ phiếu EIB tuần này nằm trong số ít mã có mức tăng xấp xỉ 1.000đ lên mức 27.800đ - 28.300đ (trong ngày cuối tuần trước, EIB được trả giá 27.100đ - 27.300đ). Các cổ phiếu ngân hàng khác cũng tăng giá nhưng hầu hết chỉ tăng từ 500đ - 700đ. EAB được mua ở mức giá 25.000đ - 25.500đ. TCB mua vào mức 39.000đ - 39.500đ. HBB mua giá từ 16.000đ - 16.300đ. ABB mua vào ở mức 15.200đ - 16.100đ. MSB mua giá 22.800đ - 23.200đ. VIB mua vào từ 17.000đ - 17.500đ. VAB mua giá 11.000đ - 11.500đ. PNB mua giá 15.700đ - 16.000đ. OCB mua từ 13.500đ - 14.200đ. HDB mua giá 14.000đ - 14.500đ. FCB mua giá 10.500đ - 10.900đ. DAB mua giá 10.000đ. GB mua giá 11.500đ. VPB mua giá 15.500đ - 16.200đ. KLB mua giá 11.500đ. GDB mua giá 8.000đ. NAB mua giá 12.500đ. LVB mua vào ở mức 17.500đ - 18.200đ và SCB mua vào ở mức 19.000đ - 19.500đ… Nhóm cổ phiếu các công ty chứng khoán trên thị trường OTC tuần qua tăng nhẹ và lượng tìm mua tiếp tục ở mức cao. FPTS mua vào ở mức 13.500đ – 14.000đ, DVSC mua giá 12.000đ – 12.500đ, Agriseco mua giá 29.000đ - 30.000đ, Artex mua giá 8.000đ, TVSC mua giá 9.000đ, TVS mua giá 7.500đ, HBS mua giá 10.000đ... Nhóm cổ phiếu các ngành khác Nhóm cổ phiếu sắp niêm yết và một số mã khác tiếp tục tăng mạnh nhờ hiệu ứng tích cực từ sự lên điểm đặc biệt ấn tượng của các mã mới chào sàn như PHR, CSM, DIG. Cổ phiếu Intresco tiếp tục tăng mạnh lên 68.000đ - 72.000đ (tăng khoảng 10.000đ - 12.000đ). Intresco vừa thông báo sẽ chốt danh sách cổ đông để niêm yết vào ngày 4/9 tới đây. Cổ phiếu Coteccons mua vào giá từ 76.000đ - 78.000đ, tăng khoảng 4.000đ - 6.000đ. Coteccons mới thông báo thời gian chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% vào ngày 7/9. Pvgasd mua vào giá 44.000đ - 46.000đ, tăng khoảng 5.000đ. SRC mua vào giá 49.500đ - 51.500đ, tăng khoảng 12.000đ - 15.000đ so với tuần trước. Sự thành công của hai mã cùng ngành cao su là PHRCSM khi mới chào sàn là động lực giúp SRC tăng mạnh. Các mã trên đang được nhà đầu tư săn tìm ráo riết. Các cổ phiếu khác có giao dịch cầm chừng và giá cũng tăng, một số mã tăng khá mạnh. Sabeco giá mua vào 42.000đ - 45.000đ. Habeco mua giá 37.000đ. Vosco mua giá 17.000đ - 17.600đ. Nosco mua giá 14.800đ - 15.000đ. DVS mua giá 14.800đ - 16.000đ. Masan mua 70.000đ - 72.000đ. Pvcons mua giá 21.500đ. Tanimex mua giá 48.000đ. AGPP (Bảo vệ thực vật An Giang) mua 90.000đ - 93.000đ. CTC mua giá 11.600đ – 12.500đ. CDS mua giá 69.000đ - 70.000đ. Cadivi mua giá 20.000đ – 21.000đ. MLG mua giá 8.600đ. TamPhuoc mua giá 16.000đ - 16.500đ. QHHC mua giá 38.500đ. IDI mua giá 9.700đ. BSHC mua giá 39.500đ - 40.000đ. MNHC mua giá 9.000đ. MTHC mua giá 9.800đ. HaDo mua giá 45.000đ – 52.000đ. PVDI mua giá 11.100đ – 11.500đ. Fsoft mua giá 50.000đ – 52.000đ. Sacomreal mua giá 19.000đ – 20.000đ. CMCG mua giá 20.500đ, Unicons (Đầu tư Xây dựng Uy Nam) mua giá 28.000đ – 29.5000đ. LIX (Bột giặt Lix) mua giá 50.000đ. VHMW mua giá 21.000đ. Lafchemco mua giá 16.000đ. HAC mua giá 260.000đ. TAD (Thế giới số Trần Anh) mua giá 40.000đ… Trái ngược với diễn biến của thị trường niêm yết và thị trường OTC tự do, thị trường UPCoM tuần qua đã giảm mạnh trở lại. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, UPCoM-Index dừng lại ở mức 76,32 điểm, giảm 20,22 điểm so với cuối tuần trước. Thanh khoản của thị trường vẫn ở mức rất thấp với nhiều mã thường xuyên không có giao dịch. Hiện tại UPCoM đã có 14 mã giao dịch.