"KINH TẾ" CỦA IS, VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO?
bài chi tiết (click)

Nhà nước Hồi giáo (IS), cần đến hàng triệu đô la "để có thể tồn tại, duy trì tinh thần của các "tộc trưởng", tài trợ cho hoạt động hậu cần, các trại huấn luyện và vũ khí cho chiến tranh". Và... dầu mỏ có phải là nguồn thu chính? nó vận hành buôn bán như thế nào?
Một bài viết hay, sưu tầm tại phantichkinhte123



Một tổ chức tự chủ về tài chính

Mặc cho các khuyến nghị để ngăn chặn các dòng chảy tài chính đang làm giàu cho các tổ chức khủng bố được Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) phổ biến, thì một phần lớn các nguồn tài trợ của IS thoát khỏi sự giám sát của các giao dịch ngân hàng:
" Nhà nước Hồi giáo đã kiểm soát hệ thống đánh thuế tại những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát ở Iraq, thường giống như tổ chức tống tiền dựa trên bạo lực. Theo thông tin của FATF, các nguồn thu của họ là đối tượng của một kế toán cẩn thận. Nhưng họ chủ yếu khai thác các giếng dầu tại địa phương và tiếp tục sống nhờ nguồn tiền mặt dự trữ mà họ đã cướp bóc".

Như vậy "điều quan trọng là làm tê liệt các mỏ khai thác dầu, các nhà máy lọc dầu và các đường ống dẫn dầu của IS bằng các cuộc tấn công quân sự. Chỉ riêng việc xây dựng lại một nhà máy lọc dầu di động cũng đã làm cho IS tiêu tốn khoảng 230.000 đô la Mỹ. Điều này sẽ làm suy yếu toàn bộ tổ chức"? liệu điều này có đúng trọng tâm và hiệu quả hay không??? so với một tổ chức mà các giao dịch không kiểm soát quá lớn.

Việc đánh thuế mang lại nhiều tiền hơn dầu

Tổ chức khủng bố có được nguồn thu lớn hơn nhiều qua việc kiểm soát hoạt động buôn bán các tài nguyên như lúa mì, bột mì hay xi măng, nhưng đặc biệt là qua hệ thống đánh thuế và trưng dụng mà họ đã gầy dựng tại các vùng lãnh thổ họ đang chiếm đóng hiện nay ở Syria và Iraq.
"Theo các tài liệu của "Bộ trưởng Tài chính "của IS ở Deir ez-Zor, nguồn thu từ dầu và khí chiếm 28% tổng doanh thu, nguồn thu từ thuế chiếm 24%. Chính những nguồn thu từ bất động sản và từ các hiện vật có giá trị khác bị tịch thu mới đóng góp phần lớn nhất cho ngân sách, chiếm 45%. Nếu làm một ước tính về các nguồn thu liên quan đến dầu ở Deir ez-Zor, thì IS có được trung bình 66.433 đô-la một ngày".
Annabelle Georgen
Phóng viên của tạp chí tin tức tiếng Pháp tại Berlin
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Couper les vivres de l'État islamique, un combat périlleux, Slate, 19.11.2015.

Cuộc chiến khó khăn chống lại nguồn tiền của Daech
Nguồn lực tài chính khổng lồ


Theo nhiều nguồn khác nhau, người ta ước tính các nguồn lực tài chính của "Nhà nước Hồi giáo" (IS) từ một đến ba tỷ đô-la hàng năm, làm cho tổ chức khủng bố này là tổ chức khủng bố mạnh nhất trên thế giới về mặt tài chính.
Khó mà biết được số tiền chính xác do bản chất định nghĩa không minh bạch của những số tiền đó và bởi vì các nguồn lực huy động được phát sinh từ những tài nguyên tại địa phương, trên những lãnh thổ mà các nhóm khủng bố đang kiểm soát. Chính qua các chiến dịch quân sự trên bộ tại Iraq vào tháng Sáu năm 2014 và, đặc biệt, tại Syria vào tháng Năm năm 2015 tiêu diệt một trong những nhà lãnh đạo tài chính của nhóm khủng bố, thì mới tịch thu được các máy tính.

Tiền dầu

IS được thành lập trên những vùng đất đầy ngập dầu được các phần tử thánh chiến khai thác theo hai cách: lọc dầu tại chỗ phục vụ cho chính nhu cầu của họ và của người dân địa phương và bán dầu thô trên thị trường thế giới qua các mạng lưới buôn lậu.
Việc lọc dầu được thực hiện bằng những thiết bị lọc di động mà lực lượng liên minh thường xuyên cố gắng phá hủy qua các đợt dội bom. Từ đó, cần phải mất một chục ngày và chi 230.000 đô-la cho mỗi lần xây dựng lại nhà máy. Dầu thô được bán một phần cho chế độ Syria hoặc được các nhà buôn trung gian đưa ra trên thị trường quốc tế thông qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ.

Đâu là nguồn tiền của Daech?(IS)


Theo tỉ trọng của tổng cả luồng tài chính

Trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày 16 tháng 11, khi kết thúc cuộc họp G20, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã cho các đồng nghiệp của ông xem các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy "những đoàn xe dài hàng chục cây số". Dầu thô được bán bằng tiền mặt, theo một mức giá tương đương với khoảng 20% ​​mức giá thế giới, dẫu sao đây cũng làmột ngành kinh doanh sinh lãi rất cao. Việc kinh doanh này mang lại bao nhiêu tiền? Rất khó để mà biết. Việc thiếu các kỹ thuật viên có tay nghề, các đợt dội bom và giá dầu sụt giảm trên thị trường thế giới đã, một cách tiên nghiệm, làm giảm khá mạnh các nguồn lực tài chính phát sinh từ dầu. Nhưng nó vẫn còn từ 200 đến 300 triệu đô-la mỗi năm.

Một ngành kinh doanh đa dạng

Ngoài dầu, việc khai thác tiền của người dân địa phương theo kiểu mafia – tiền bảo kê – cũng là một nguồn cung cấp tài chính quan trọng, thu vào khoảng 300 triệu đô-la mỗi năm. Người dân phải đóng "thuế", các doanh nghiệp cũng vậy (các cửa hiệu dược phẩm để bán thuốc, các nhà đài khai thác điện thoại, tất cả các nhà buôn trung gian hoạt động vận tải hàng hóa (lệ phí cầu đường, thuế hải quan đánh trên hàng hoá nhập khẩu), và kể cả học sinh viên viên và các nhóm sắc tộc theo Kitô giáo.
Khoảng 40% sản lượng lúa mì và lúa mạch của Iraq nằm trong tay các phần tử thánh chiến, để rồi chúng bán ra trên thị trường chợ đen, thu về 200 triệu đô-la. Người nông dân cũng bị tịch thu các trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp của họ, để rồi bị buộc phải thuê lại để tiếp tục sản xuất. Ngoài tất cả những thứ nói trên, còn phải nói đến việc khai thác khí, xi măng, phốt phát, bông và các sản phẩm khác mà người ta rất khó ước tính những tác động, nhưng chúng sẽ rất đáng kể.
Doanh thu về kinh doanh cổ vật được ước tính khoảng hơn 100 triệu đô-la mỗi năm. Chúng phát sinh hoặc từ những vụ cướp bóc các bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân, hoặc từ những vụ khai quật mới bởi vì một phần ba các địa điểm khảo cổ của Iraq đều nằm dưới sự kiểm soát của Daech. Giấy phép khai quật được bán, sản phẩm tìm được được ước tính và đánh thuế từ 20% đến 50% trên giá bán trước khi được buôn lậu sang các nước láng giềng, rồi đến châu Âu. Người ta đã tìm thấy những đồng tiền thời Byzantine và đồ gốm thời Roman bán tại London.
Bắt cóc rồi đòi tiền chuộc cũng mang lại khoảng bốn mươi triệu đô-la vào năm 2014, trong đó có 18 triệu đô-la mà Pháp đã trả để chuộc mạng bốn nhà báo của họ, theo các nguồn tin của Mỹ. Những khoản đóng góp của các mạnh thường quân giàu có nước ngoài, chủ yếu ở Saudi Arabia, Qatar và Kuwait, cũng như của những cá nhân có cảm tình với khủng bố ở nước ngoài, cũng mang lại khoảng 40 triệu đô-la. Theo cách ngày càng tăng, IS tổ chức những chiến dịch cung cấp tài chính quốc tế thông qua các mạng xã hội (Twitter, WhatsApp ...) và TOR, một phần mềm cho phép kết nối vô danh sâu vào Internet (hay Dark Web – Web đen), phần mạng mà các công cụ tìm kiếm truyền thống như Google không thể truy cập được.

thống kê mạng lưới người dùng "nặc danh" thông qua Tor ...