Khoảng 850 tỉ Đô La tháo chạy khỏi Trung Quốc từ đầu năm tới nay
Tác giả: Valentin Schmid, Epoch Times - Việt Đại Kỷ Nguyên| Dịch giả: Xuân Dung

Hình: chưa post được
Một nhân viên đếm các cọc tền USD và Nhân dân tệ tại một ngân hàng tại Thượng Hải, Trung Quốc (China Photos/ Getty Images)[/CENTER]

Theo một ước tính sơ bộ, tổng dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc có thể lên tới 850 tỷ Đô la tính từ đầu năm 2015 cho đến cuối tháng 9.

Ước tính này cho rằng Trung Quốc đang phải bán dự trữ ngoại hối (329 tỷ Đô La tính đến hết tháng 9, phần lớn là Trái phiếu Kho bạc Mỹ) nhằm ổn định tỷ giá.

Dòng vốn tháo chạy thường sẽ khiến tỷ giá hối đoái sụt giảm. Những công ty tư nhân bán Đô La yêu cầu mức giá cao hơn trước khi chấp thuận mua lượng dư thừa đồng Nhân dân tệ trên thị trường quốc tế. Bằng cách bán đi dự trữ ngoại hối, Trung Quốc mới có thể ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng chúng ta có thể tính toán được dòng vốn tháo chạy thông qua lượng ngoại hối được bán ra.

Con số cuối cùng của dự trữ ngoại hối được bán ra nhằm duy trì tỉ giá là tổng lượng giao dịch ngoại hối ra vào Trung Quốc. Nếu là số âm, có nghĩa là tiền đang chảy ra; còn nếu là số dương, tức là tiền đang chảy vào. Ở đây, việc phân biệt giữa dòng vốn và dòng thương mại là rất quan trọng. Dòng thương mại cho thấy sức cạnh tranh của nền kinh tế trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Còn dòng vốn cho biết các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và lợi nhuận như thế nào ở một quốc gia.

Vì vậy, nếu có nhiều tiền chảy vào Trung Quốc thông qua thương mại và nước này vẫn bán dự trữ ngoại hối để duy trì tỉ giá, điều đó có nghĩa là với mỗi đồng Đô La thu được thì có nhiều đồng Đô La hơn đã rời khỏi đất nước. Trong quá khứ, điều này xảy ra ngược lại. Đồng Đô La thương mại vẫn ở lại Trung Quốc và thậm chí có thêm tiền chảy vào sau đó.

Tính đến cuối tháng 9 năm 2015, thặng dư thương mại Trung Quốc đạt 426 tỷ Đô La. Một khoản khác trị giá 94 tỉ Đô La đã được rót từ kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài trong cùng kỳ. Một lần nữa, nếu có một đồng Đô La đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào và Trung Quốc vẫn bán dự trữ ngoại hối nhằm duy trì ổn định tỉ giá, có nghĩa là một đồng Đô La đầu tư khác (hoặc còn hơn thế nữa) đã rời khỏi đất nước

Hình biểu đồ: chưa đủ 10 bài để post hình.
Biểu đồ tổng lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc (Ảnh: Bloomberg)
[/CENTER]

Có thể thấy, thậm chí tổng giá trị tiền khổng lồ trên nửa nghìn tỉ Đô La này cũng không đủ để đối phó với dòng tiền chảy ra, gây áp lực lên đồng nội tệ. Trước đó ngân hàng trung ương Trung Quốc từng phải in và bán đồng Nhân Dân tệ để thu hút vốn ngoại, bây giờ cơ quan này đang phải bán bớt dự trữ ngoại hối nhằm ổn định tỉ giá, có nghĩa là có nhiều tiền chảy ra ngoài hơn là tiền được rót vào. Con số này được phản ánh qua khối lượng ngoại tệ được bán ra. Vì vậy, khi kết hợp cả ba yếu tố trên, có thể ước tính sơ bộ được lượng tháo vốn từ đầu năm tới giờ: 850 tỷ Đô La.

Tại sao lại là ước tính sơ bộ? Bởi vì ước tính này bỏ qua một vài con số bởi chúng đã lỗi thời. Ví dụ, vào ngày 22 tháng 10 này, Trung Quốc chỉ mới cập nhật số liệu cán cân thanh toán trong quý 2 năm 2015 (cập nhật đến ngày 30 tháng 6). Do đó chúng ta không có thêm những cập nhật về “các khoản đầu tư khác” vào Trung Quốc, hiện giờ đang âm 193 tỉ Đô La trong hai quý đầu năm.

Những số liệu khác khó để giải thích và chúng lỗi thời, tương tự như hạng mục “Lỗi mạng và thiếu sót”. Trong 6 tháng đầu năm, con số này âm 90 tỉ Đô La và có thể biểu thị bất cứ điều gì. Tài khoản tổng vốn đã ghi nhận 60 tỉ Đô La thâm hụt trong 2 quý đầu năm 2015, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài (dương) và dự trữ ngoại hối (âm).

Khi tính đến nhũng giá trị âm khác trong tài khoản vốn đến hết quý 2 năm 2015, bỏ qua số liệu này và làm việc với số liệu mới cập nhật hơn (đầu tư trực tiếp nước ngoài, số liệu thương mại, và doanh thu bán ngoại tệ), có thể thấy dòng vốn tháo chạy ngày càng lớn, giả thiết rằng xu hướng vẫn tiếp diễn. Điều duy nhất không được tính đến, và thậm chí đang khiến nó giảm thêm chính là thâm hụt dịch vụ. Tính đến cuối tháng 6 năm 2015, thâm hụt dịch vụ Trung Quốc lên tới 95 tỉ Đô La, và lô gic này được tính ngược lại với con số của thặng dư thương mại.

Điều này không phản ánh vào biên độ dao động tiền tệ vốn không thể đo lường bởi Trung Quốc không tiết lộ chính xác về những khoản dự trữ của mình. Do vậy con số cuổi cùng có thể thấp hơn, nhưng cũng có thể cao hơn. Tuy nhiên cho dù con số đó hư thế nào, nó vẫn cao chưa từng thấy, và quá cao cho quá trình Trung Quốc trở thành một nền kinh tế tiêu dùng.

Nguồn : Thời báo Việt Đại Kỷ Nguyên