-
06-10-2015 08:47 AM #1
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 39
- Được cám ơn 42 lần trong 20 bài gởi
IR tốt: “Cần” huy động vốn của doanh nghiệp
Cùng là những doanh nghiệp hàng đầu trong từng lĩnh vực kinh doanh, nhưng câu chuyện của REE và MPC lại là 2 ví dụ trái ngược nhau về hiệu quả của công tác quan hệ cổ đông/nhà đầu tư IR đối với công tác huy động vốn.
Từ chuyện của REE và MPC
Tháng 12/2012, CTCP Cơ điện lạnh (REE) phát hành thành công trên 550 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Ngoài việc lãi suất thấp (chỉ 6%/năm tính trên số dư thực tế), trái chủ còn chấp nhận chuyển đổi ở mức giá 22.000 đồng/cổ phiếu, nếu còn dư địa tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư (NĐT) ngoại. Đây là mức giá cao hơn khoảng 47% so với thị giá thời điểm phát hành trái phiếu và cổ phiếu REE chưa từng đạt được mức giá này trong khoảng 3 năm liền trước. Nhưng những ai theo dõi REE sẽ hiểu được tại sao NĐT ngoại trên lại “chịu chơi” như thế.
Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên diễn ra vào ngày 30/3/2012, Ban lãnh đạo REE đã đề cập với cổ đông sơ bộ kế hoạch huy động vốn này, lúc đó, giá cổ phiếu REE mới bắt đầu giai đoạn tăng, từ khoảng 12.000 đồng/cổ phiếu lên gần 14.000 đồng/cổ phiếu. Điều này có nghĩa, NĐT ngoại sẵn sàng chi gần gấp đôi thị giá REE để hy vọng trở thành NĐT chiến lược của Công ty.
Đến thời điểm này, cả REE, NĐT chiến lược và các cổ đông hiện hữu đều là người thắng cuộc trong thương vụ trên.
Trong khi đó, câu chuyện tại CTCP Tập đoàn thủy sản Minh Phú (MPC) thì ngược lại. Cổ phiếu MPC của “ông vua tôm” đang là tâm điểm trên sàn chứng khoán, bỗng nhiên đòi… hủy niêm yết với lý do huy động vốn bất thành. Theo phía Minh Phú, việc giá cổ phiếu MPC thấp hơn rất nhiều so với mức giá mà Công ty dự kiến chào bán (30% vốn điều lệ) cùng mức giá cổ đông hiện hữu muốn bán (10%) và một số nguyên nhân khác mà Minh Phú không nêu ra khiến cho việc huy động vốn bất thành.
Tuy nhiên, giao dịch ngoài biên độ không phải không có trên TTCK Việt Nam. Trong vòng hơn 1 năm qua, đã có một số trường cổ phiếu được dịch ngoài biên độ như SJS, STB. Vì thế, lý do khiến Minh Phú huy động vốn không thành công có lẽ chủ yếu đến từ “lý do khác”, chứ không hẳn là chuyện biên độ thông thường.
Báo chí đã tốn nhiều giấy mực để bàn về chuyện Minh Phú muốn hủy niêm yết, nhưng xét trên cách quan hệ với NĐT, có một khác biệt rất lớn giữa REE và Minh Phú.
Tại REE, dù mang nhiều dấu ấn của cá nhân bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, nhưng minh bạch quản trị, minh bạch thông tin lại là tiêu chí hàng đầu. Mấy năm qua, tại mỗi cuộc họp ĐHCĐ, chính các cổ đông, chứ không phải Ban lãnh đạo DN đòi hỏi giá cổ phiếu REE phải cao hơn nữa, vì theo họ, định giá REE xứng đáng như vậy.
Ngược lại, ở Minh Phú, không phủ nhận vai trò rất quan trọng của gia đình ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty, nhưng dù đã niêm yết, các yếu tố quản trị của Minh Phú vẫn mang nhiều yếu tố gia đình. Và khi mức định giá cao cổ phiếu MPC chủ yếu đến từ một nhóm cổ đông nội bộ, chứ không phải từ đại đa số NĐT bên ngoài, thì việc Minh Phú gặp khó khăn trong huy động vốn (với mức giá bán cao vượt trội) là điều dễ hiểu.
Đến câu chuyện của một môi giới
Trao đổi với ĐTCK, anh Trần Chung, một môi giới của CTCK VNDirect cho biết, không thiết lập quan hệ tốt với NĐT, DN sẽ chịu ảnh hưởng, mà lâu dài nhất là niềm tin của thị trường, khả năng huy động vốn của DN.
Có những DN vẫn có lãi, chia cổ tức đều đặn (dù tỷ lệ không cao), lại rơi vào tình trạng xuất hiện tin đồn tràn lan, mức giá thị trường hiện nay chỉ bằng một nửa giá trị sổ sách, là mức định giá cho DN… có nguy cơ phá sản.
“Là môi giới, hàng ngày tiếp xúc với nhiều NĐT, tôi rất ngạc nhiên khi thấy có những DN kinh doanh bài bản, nghiêm túc, nhưng họ chẳng quan tâm gì đến những tin đồn liên quan đến làm giá cổ phiếu mà thị trường đang nói về mình. Có DN có kế hoạch tăng vốn lên gấp đôi, nhưng làm sao họ có thể tăng vốn được khi NĐT luôn nghĩ rằng, DN này làm giá”, anh Chung nói.
Duy trì quan hệ tốt với NĐT, cho NĐT hiểu về mình, không phải là câu chuyện để đẩy giá cổ phiếu lên cao, mà là để duy trì mức giá cổ phiếu của DN ổn định xung quanh giá trị hợp lý. Đây cũng là cách để DN xây dựng hình ảnh ổn định trước công chúng, giữ gìn uy tín của DN để thuận lợi hơn trong huy động vốn khi cần.
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Hoạt động kém hiệu quả, 18 doanh nghiệp có khả năng bị hủy niêm yết
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 05-03-2014, 01:09 PM -
10 doanh nghiệp được vay vốn gói 30 nghìn tỷ đồng
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 11-06-2013, 11:49 AM -
Vốn cho doanh nghiệp dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 30-11-2012, 09:58 AM -
Doanh nghiệp đã sử dụng vốn của cổ đông như thế nào?
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 19-10-2011, 09:17 PM -
Tăng cường kiểm tra hoạt động huy động vốn của các ngân hàng
By thienchien in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 2Bài viết cuối: 21-12-2010, 08:29 AM
Bookmarks