-
19-08-2015 09:04 PM #1
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 4
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Kiến thức chứng khoán sưu tầm và dịch cho bạn nào cần
Xin chào các bạn.
CLB chứng khoán thực chiến S.I.M - Save&Invest Mutually (tiết kiếm và đầu tư lẫn nhau) của bọn mình lập ra tại Hà Nội với mục đích là nơi giao lưu, học hỏi và giải trí hàng tuần cho các anh chị em nào muốn tham chiến nghiêm túc trên TTCK với mục tiệu là KIẾM TIỀN TỪ TRADING (tức là lấy đầu tư là kế sinh nhai). Bọn mình đã sưu tầm, dịch, đúc kết kinh nghiệm từ rất nhiều tài liệu Trading trong và ngoài nước làm kiến thức cho các bạn tham khảo nếu có ý định trau dồi kiến thức đầu tư. Và bọn mình rất muốn chia sẻ cho bạn nào cần.
Để trở thành một Trader thành công, bạn phải có 3 yếu tố sau (theo thuyết học của Dr.Van Tharp) :
1. Chiến lược tốt (10% chiến thắng)
2. Quản lý tài chính tốt (30% chiến thắng)
3. Quản trị tâm lý tốt (60% chiến thắng)
Vậy có ai đã từng nói với bạn và HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỪNG BƯỚC để bạn có được 3 thứ trên chưa ?
83 bài học sau sẽ giúp bạn đạt cảnh giới đó. Đây là những kiến thức từ các tổ chức trading nước ngoài được bọn mình sưu tầm, đúc kết và dịch lại :
*** Phần cơ bản – Những điều cơ bản nhất dành cho Trader/Investor thực chiến phải biết
1. Trading (giao dịch) là gì ?
2. Tại sao nên học thêm về tài chính và giao dịch ?
3. Có thể trở thành Trader giỏi và chiến thắng thị trường không ?
4. Tôi sẽ kiếm được bao nhiêu ?
5. Cần bao nhiêu thời gian để trở thành nhà đầu tư giỏi ?
6. Tại sao tôi nên giao dịch thử nghiệm trước khi thực chiến ?
-------------------------------------------------------------------------------
*** Phần nhỡ - Các vũ khí thô sơ cần được trang bị cho một Trader thực chiến
a>Đầu tư chứng khoán
A1> Giao dịch chứng khoán
1. Chứng khoán và cổ phiếu là gì
2. Làm sao để mua cổ phiếu ?
3. Vốn hóa : giá trị của một cty
4. Index là gì ?
A2> Chọn cổ phiếu
1. Chọn cổ phiếu : sẵn sàng
2. Giao dịch ngắn hạn : dựa vào tin tức
3. Giao dịch trung hạn : cần phân tích kĩ hơn
4. Giao dịch dài hạn : cần dựa chủ yếu vào cơ bản
A3> Xây dựng danh mục đầu tư
1. Hiểu về danh mục đầu tư
2. Kế hoạch để lên một danh mục thận trọng
3. Cân chỉnh lại danh mục
4. Quản trị danh mục đầu tư
A4> Phân tích cơ bản
1. Cái nhìn chung về một cty
2. Các báo cáo của cty và những tiềm năng
3. Tỷ suất hoạt động : ROE, ROA và ROCE
4. Hạn chế của các báo cáo
A5> Chỉ số giá cổ phiếu
1. EPS (Earning per share)
2. P/E (Price-to-Earning ratio)
3. P/B (Price-to-Book ratio)
4. DY (Dividend yield)
A6> Chỉ số sức khỏe của cty
1. Giới thiệu chung về chỉ số sức khỏe của cty
2. CR (Current ratio), QR (Quick ratio), D/ER (Debt-to-Equity ratio)
3. ICR (Interest Coverage ratio)
4. OCF/S (Operating Cash Flow to Sale ratio)
5. PM (Profit Margin)
A7> Các ảnh hưởng bên ngoài tới thị trường chứng khoán
1. Các va chạm của thế giới ngoài kia
2. Ảnh hưởng của chính sách và chính trị tới thị trường
3. Chỉ số kinh tế & giá cổ phiếu
4. Các mùa trong năm và ngày lễ ảnh hưởng như thế nào tới thị trường?
5. Tin đồn và IPO
6. Giá cả tài nguyên và tiền tệ ảnh hưởng tới thị trường ra sao ?
7. Chiến tranh và thời tiết làm rung chuyển thị trường
b> Phân tích kĩ thuật (Có rất nhiều kiểu phân tích kĩ thuật và các chỉ báo nhưng S.I.M sẽ lọc ra những thứ hiệu quả nhất.)
B1> Cách sử dụng Nến Nhật chọn lọc (Candlestick)
B2> Phân tích đồ thị
1. Kháng cự và hỗ trợ : giới thiệu
2. Các điều kiện của thị trường
3. *Hiểu về Trend (cực kì quan trọng)
4. Price channels
5. Khi nào được coi là thị trường đang biến động mạnh
6. Fibonacci và cách ứng dụng hiệu quả
B3> Moving average (MA)
B4> Các mô hình đồ thị nên lưu ý
1. Mô hình 2 đỉnh và 2 đáy
2. Mô hình cốc và tay cầm
-----------------------------------------------------------------------------
*** Phần nâng cao – Trang bị các vũ khí nâng cấp cho một Trader thực chiến
A> Quản lý tài chính (30% cấu tạo của một Trader thắng cuộc)
1. Quản lý tiền bạc – Bảo vệ vốn
2. Cần bao nhiêu vốn để bắt đầu ?
3. Các chi phí dự kiến
4. Luôn phải có điểm cắt lỗ và chốt lời
5. Các cách mua trung bình giá nâng cao
B> Xây dựng chiến lược giao dịch (10% cấu tạo của một Trader thắng cuộc)
1. Tìm ra điểm vào lệnh có tỷ lệ thắng cao
2. Xây dựng một chiến lược giao dịch
3. *Sử dụng nhật kí giao dịch (cực kì quan trọng)
4. Các dữ liệu cần ghi vào nhật kí giao dịch
5. Thử nghiệm chiến lược giao dịch
6. *Tạo kế hoạch Trading như một kế hoạch kinh doanh (cực kì quan trọng)
7. Chuẩn bị trước mỗi ngày
8. Tổng kết lại chuỗi hoạt động giao dịch
9. Tin tức ảnh hưởng đến thị trường rất nhiều
----------------------------------------------------------------------------------
*** Phần sư phụ – Các kiến thức cao cấp để tiến tới trở thành Trader chiến binh (60% cấu tạo của một Trader thắng cuộc)
1. Tâm lý học trong giao dịch : giới thiệu
2. Con đường để trở thành Trader giỏi
3. Trader không được sinh ra mà là được tạo ra
## *Các mô hình tâm lý phổ biến của con người hay Tài chính hành vi học (cụ thể là của 90% Trader thua cuộc) (Phải hiểu để tránh) (cực kì quan trọng)
1. Các ảnh hưởng gần nhất (Recency Bias)
2. Hi vọng hão huyền (Warped Expectation)
3. Tham lam và sợ hãi (Greed and Fear)
4. Cái tôi, cơ thể và lòng tự trọng (Ego)
5. Các định kiến
6. Nguyên tắc khan hiếm
7. Nguyên tắc bầy đàn (Herd behavior)
8. Tự tin thái quá (Overconfidient)
9. Hiệu ứng lặp lại
10. Ấn tượng ban đầu (Confirmation Bias)
11. Sự tức giận (Anger)
12. Nguyên tắc uy quyền đồng thuận
13. Kế toán trí não (Mental Accounting)
14. Sự ngụy biện của con bạc (Gambler’s Fallacy)
15. Phản ứng quá nhanh (Overeaction)
16. Lựa chọn giữa được và mất
## *Cách để tránh tâm lý tiêu cực (phải hiểu và làm theo để quản trị tâm lý) (cực kì quan trọng)
1. Sử dụng nhật kí giao dịch như liệu pháp trị liệu tâm lý
2. Tư duy giao dịch đúng đắn
Nếu các bạn thực sự muốn học hỏi nghiêm túc để đầu tư thành công, bọn mình có thể giúp bạn bằng cách chia sẻ tài liệu và hướng dẫn
Liên hệ email mình nhé : wemercy27@live.com
PHONE : 093.229.9514(Mr.Hải)
Skype : wemercy27CLB chứng khoán thực chiến S.I.M - Nơi giao lưu học hỏi & vui chơi giải trí của các NĐT trẻ muốn tham chiến chứng khoán. Liên hệ tham gia : 0932299514 (Mr.Hải) - Skype : wemercy27
-
23-08-2015 03:40 PM #2
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 4
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
UpupupupUpupupupUpupupupUpupupup
CLB chứng khoán thực chiến S.I.M - Nơi giao lưu học hỏi & vui chơi giải trí của các NĐT trẻ muốn tham chiến chứng khoán. Liên hệ tham gia : 0932299514 (Mr.Hải) - Skype : wemercy27
-
24-08-2015 11:12 AM #3
Junior Member- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Đang ở
- Ma Kiếm
- Bài viết
- 172
- Được cám ơn 14 lần trong 11 bài gởi
1.So do not worry about tomorrow; for tomorrow will care for itself. Each day has enough trouble of its own. (MT 6,34).
2.Whoever exalts himself shall be humbled; and whoever humbles himself shall be exalted. (MT 23,12).
3.Treat others the same way you want them to treat you. (L 6,31).
-
01-09-2015 10:24 PM #4
- Ngày tham gia
- Apr 2015
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Phải nói là chơi chứng khoán cò khó đoán hơn cả tính cách của các bạn gái ý :3
-
04-09-2015 09:53 AM #5
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2015
- Đang ở
- thành phố mang tên bác
- Bài viết
- 629
- Được cám ơn 48 lần trong 45 bài gởi
Bài viết về cách tính khớp lỆNH ato, atc
Do có khá nhiều bạn hỏi về cách thức khớp lệnh trong phiên giao dịch định kỳ tại Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) (lệnh ATO Phiên 1 – Phiên mở cửa 9h00 – 9h15 và Lệnh ATC Phiên 3 – Phiên đóng cửa 14h30 – 14h45), đồng thời do ví dụ của HOSE khá đặc biệt nên hơi trừu tượng khó hiểu. Nên mình xin mô phỏng lại dựa trên thực tế khớp lệnh tại phiên 3 của Cổ phiếu Tổng Công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (mã chứng khoán là PET) trong phiên giao dịch ngày 07/03/2013. Thông tin bổ sung thêm là bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 29/07/2013 thì cùng với việc nới rộng thời gian giao dịch thì Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng thực hiện triển khai thêm phiên đóng cửa – Phiên 2 14h30 – 14h45 với lệnh rất quen thuộc là lệnh ATC của sàn HOSE. Việc đồng nhất ở phiên 3 này là 1 bước chuẩn bị cho việc sáp nhập 2 Sở Giao dịch Chứng khoán của Việt Nam thành 1 nhằm tăng quy mô tạo sự thống nhất cũng như tăng tính cạnh tránh với các Sở giao dịch Chứng khoán các quốc gia khác trong khu vực.
Một số khái niệm đính kèm: ATO/ATC được xem là lệnh mua hoặc bán bằng mọi giá trong phiên khớp lệnh định kỳ, trong đó ATO cho phiên mở cửa (Phiên 1), là viết tắt của chữ At-The-Opening order hay dịch về tiếng Việt là Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa và ATC là cho phiên đóng cửa (Phiên 3), là viết tắt của chữ At-The-Closing order hay dịch về tiếng Việt là Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa. Về bản chất lệnh mua ATO/ATC giống như lệnh mua trần nhưng còn được ưu tiên xếp trước khi khớp lệnh, và lệnh bán ATO/ATC giống như lệnh bán sàn nhưng còn được ưu tiên xếp trước khi khớp lệnh. Mục đích của việc đưa ra lệnh ATO/ATC nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường (Công nghệ của Thái Lan), nguyên tắc khớp lệnh trong phiên định kỳ là 02 bên mua bán cùng đưa ra các lệnh mua bán sau 15 phút thì HOSE sẽ “mở bát” tương tự như đầu thấu / đấu giá, chứ không phải đưa ra lệnh khớp ngay lập tức như Phiên 2 – Phiên khớp lệnh liên tục, giá mà đưa ra sẽ là giá mà đảm bảo nguyên tắc khối lượng khớp gặp nhau mua bán là lớn nhất. Lưu ý rằng, trong cả phiên mở cửa / đóng cửa chỉ khớp duy nhất 1 giá, ngay cả khi bạn đặt mua giá trần 14.7 hay đặt lệnh mua ATO/ATC nhưng cuối cùng khi lệnh với giá 13.9 thì lệnh mua khớp thật vẫn phải là 13.9 (và ngược lại bán thấp hơn bán giá sàn 12.9 hay ATO/ATC thì vẫn khớp lệnh giá 13.9), việc đặt mua trần, bán sàn hay ATO/ATC chỉ là làm tăng tính ưu tiên trong quá trình ghép lệnh tại HOSE, còn giá khớp chỉ có 1 giá trong phiên đó (Ở đây trong ví dụ dưới là 13.9). Thứ tự ưu tiên là giá là ưu tiên lớn nhất, tiếp đến là ưu tiên về thời gian (đặt sớm hơn và cùng giá thì sẽ được ưu tiên khớp trước). Ví dụ: người đặt mua (M3) đặt giá 14 (hết giờ khớp 13.9) với khối lượng 1.000 cổ phiếu dù đặt trước về mặt thời gian nhưng khi so khớp để lấy giá vẫn xếp sau người đặt mua (M2) ở giá 14.1 với khối lượng là 6.000 (lưu ý lại lần nữa là dù đặt 14 hay 14.1 thì vẫn chỉ khớp với giá 13.9 và chi phí bỏ ra mua với người mua M1 là 13.900.000 đồng (1.000 x 13.900) và người mua M2 83.400.000 đồng (6.000 x 13.900) (Ở đây mình tạm chưa tính yếu phí giao dịch vào đây, vì mỗi công ty chứng khoán có 1 biểu phí khác nhau, cũng như từng loại đối tượng khách hàng).
Giá tham chiếu của cổ phiếu PET trong ngày là: 13.8 (hay 13.800 đồng/ cổ phiếu), nên với biên độ 7% thì giá trần của PET là 14.7 và giá sàn là 12.9. Vào đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (Phiên 3 có giá ATC), có các lệnh mua và bán mô phỏng như sau:
Trong đó: M1 là ký hiệu thêm của người mua số 1, M2 là ký hiệu thêm của người mua số số 2, … B1 là ký hiệu thêm của người bán số 1, B2 là ký hiệu thêm của người mua số 2, …
Như vậy, giả sử khi hết giờ, có các lệnh sau được đưa vào hệ thống của HOSE, khi đó hệ thống sẽ được tính toán khớp lệnh như sau (Ở đây mình trình bày tiết tất cả các mức giá theo thứ tự ưu tiên mua thì từ giá cao xuống thấp và bán thì từ giá thấp lên giá cao):
Mình xin giải thích 1 chút ở cột tích lũy cộng dồn mua/bán, ở đây xin nói bên mua trước, giả sử nếu khớp 13.9 (như kết quả trả về), nếu ta đặt mua 13.8 thì đương nhiên là không khớp vì mua “rẻ” hơn giá khớp, và đương nhiên nếu đặt mua các giá 13.7, 13.6, … 12.9 thì càng không khớp vì còn “rẻ” hơn, nhưng với các giá mua từ 13.9 trở lên như 13.9, 14, 14.1, … 14.7 và ATC thì đương nhiên là sẽ khớp, ví ít nhất là bằng hoặc chấp nhận còn mua cao hơn giá khớp trả về. Nên tổng khối lượng cầu bên mua chấp nhận mua ở giá 13.9 sẽ là: 10K (ATC) + 6K (14.1) + 1K (14) + 5K (13.9) = 22K (>=13.9), một cách tượng tự với mua 13.8 sẽ cho kết quả là 30K (>=13.8). Với bên bán, nếu ta đặt bán 14.0 thì đương nhiên là không khớp vì bán “đắt” hơn giá khớp, và đương nhiên nếu đặt bán các giá 14.1, 14.2, … 14.7 thì càng không khớp vì còn “đắt” hơn, nhưng với các giá bán từ 13.9 trở xuống như 13.9, 13.8, 13.7, … 12.9 và ATC thì đương nhiên là sẽ khớp, và ít nhất là bằng hoặc chấp nhận bán thấp hơn giá khớp trả về. Nên tổng khối lượng cung bên bán chấp nhận bán ở giá 13.9 sẽ là: 5K (ATC) + 5K (13.6) + 2K (13.7) + 4K (13.8) + 9K (13.5) = 25K (<=13.9), tương tự lý luận như bên mua. Ở đây chỉ xin lưu ý duy nhất trường hợp giá khớp hết phiên là 13.9, nếu vừa hết (tổng cung bằng tổng cầu) thì tốt quá, không có gì đáng bàn, nhưng nếu không bằng, và nếu tổng cung lớn hơn tổng cầu như trong ví dụ trên thì tổng cầu sẽ khớp hết giá từ 13.9 lên đến ATC, còn tổng cung thì khác, khớp hêt giá bán từ 13.8 xuống đến ATC, riêng giá 13.9 sẽ bị dư bán, như trong ví dụ ở trên thì sẽ bị dư 3K (25K – 22K), và người bán số 5 (B5) sẽ chỉ bán được 6K và 3K còn lại sẽ bị trả lại về tài khoản để hôm sau giao tiếp. Do để đơn giản hóa nên trong ví dụ trên mỗi mức giá mình để 1 người mua hoặc 1 người bán, tuy nhiên trong thực tế, mỗi mức giá sẽ gồm rất nhiều người mua bán, cho nên người nào đặt bán sau cùng (3K sau cùng về mặt thời gian) sẽ bị rớt lại không khớp được (Do bằng giá nên ưu tiên về mặt thời gian đặt lệnh).
Do có 1 số bạn vẫn thắc mắc ở dưới là tại sao lại chọn giá 13.9 mà không phải là giá khác, mình xin giải thích 1 lần nữa ở đây là nguyên lí khớp lệnh làm sao tại mức giá nào đó mà khối lượng khớp được là lớn nhất. Ví dụ ở mức giá 13.9 thì tổng cầu là 22K, tổng cung lại là 25K, nên tổng khớp là 22K, hay tại mức giá 13.8 thì tổng cầu là 30K, tổng cung chỉ là 16K, nên tổng khớp chỉ là 16K (nhỏ hơn 22K ở mức giá 13.9), hay tại mức giá 14 thì tổng cầu là 17K, tổng cung tăng lên tới 45K, nhưng tổng khớp vẫn chỉ là 17K (nhỏ hơn 22k ở mức giá 13.9), tương tự các mức giá khác, để tiện theo dõi mình có thêm cột Khớp thực trong bảng để mọi người tiện theo dõi. Trong trường hợp đặc biệt hơn là có tới từ 2 mức giá trở lên thỏa mãn điều kiện khối lượng khớp cung cầu là lớn nhất và lại bằng nhau thì khi đó với phiên 3 (đóng cửa/ATC), mức giá được chọn khớp lệnh là mức giá trùng hoặc gần với giá khớp lệnh gần nhất, thường là lệnh cuối cùng trong phiên 2 (Phiên khớp lệnh liên tục), còn với phiên 1 thì trùng hoặc gần với giá tham chiếu nhất sẽ được lựa chọn, trường hợp đặc biệt hơn trong phiên 1 này là mức chênh lệch lúc này so với tham chiếu cũng bằng nhau chả hạn cách tham chiếu 0.2 lúc này là 13.6 và 14 thì khi đang ghép lệnh trong 15 phút đầu giờ phiên mở cửa, giá dự kiến ghép ban đầu đang 14, lúc sau có thêm 1 số lệnh bán xuống, khiến cho mức giá 13.6 cũng có khối lượng thực khớp ngang với giá 14, thì khi đó giá 14 sẽ là giá khớp lệnh (ưu tiên thời gian).
Vẫn có 1 số bạn thắc mắc 1 chút là tại sao ATO ATC thì giá mặc định mua/bán là trần/sàn rùi thì sao lại có mức giá (Giá khớp) ở đây nhỉ?Mình xin giải thích rõ hơn là khi bạn ra quyết định đặt mua ATO chả hạn thì có nghĩa là bạn muốn thể hiện ý muốn mua bằng được, kể cả là giá khớp cuối cùng là giá trần, vì mua ATO được ưu tiên khớp trên cả mua giá trần mà, tuy nhiên đó là trong ưu tiên, còn khi khớp thực tế, chúng ta chỉ khớp thực tế theo giá khớp mà thôi, trong ví dụ trên nếu ta thấy người mua M1 có đặt mua 10K giá ATO, tức là họ sẵn sàng mua kể cả giá là 14.7 nhưng thực tế chỉ khớp là giá 13.9 và chi phí thanh toán đặt mua thực tế cuối cùng của họ sẽ chỉ là 13.900 (13.9) x 10.000 (10K) = 139.000.000 đồng ,không phải 147 triệu đồng, tất nhiên khi ra lệnh như thế số tiền trong tài khoản của họ ít nhất phải có 147.000.000 đồng thì mới ra được lệnh mua ATO có thể bị chi phí cao nhất là mua giá trần 14.7. Về phía bán cũng thế, đặt bán ATO nhưng chưa nhất định phải khớp giá sàn 12.9, mà lại là giá khớp 13.9. Hay kể cả là không phải là lệnh ATO ATC đi nữa, ví dụ người mua M2 đặt mua 6K giá 14.1 thì không có nghĩa là họ nhất sẽ chỉ được mua giá đó, mà đó là giá cao nhất họ chấp nhận có thể mua, họ có thể mua giá 14.1 hay 14 hay 13.9 hay 13.8 … 12.9 , ví dụ thực tế khớp 13.9 thì có nghĩa giá khớp thực của họ là 13.9 và chi phí mua 6K này sẽ là 13.900 (13.9) x 6.0000 (6K) = 83.400.000 đồng (Bán cũng ngược lại như vậy).
http://www.chungkhoanonline.com.vn/k...chi-minh-hose/
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
sunpalace (09-05-2017)
-
05-09-2015 08:41 AM #6
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2015
- Đang ở
- thành phố mang tên bác
- Bài viết
- 629
- Được cám ơn 48 lần trong 45 bài gởi
Về Chu kỳ thanh toán T+3, Ngày giao dịch không hưởng quyền, Ngày đăng ký cuối cùng và Ứng trước tiền bán chứng khoán
Chu kỳ thanh toán T+3
– Trong thị trường hàng hóa bán lẻ thông thường thì đa phần khi chúng ta giao dịch mua bán là “tiền trao và cháo múc” luôn, tức là ngày giao dịch và ngày thanh toán là cùng 1 ngày và xảy ra ngay lập tức (đa phần thế). Sở dĩ có nguyên nhân như vậy là do tính chất song phương trong giao dịch và không hề qua 1 tổ chức trung gian thanh toán nào cả, và giá trị giao dịch thường là nhỏ, hình thức giao dịch song phương ở đây được hiểu là mua bán tay đôi tức là người mua A đến cửa hàng của người mua B và 1 tạ đường trắng (1 đối 1 trong mua bán và giá trị nhỏ)
– Hình thức mua bán song phương như vậy sẽ thực sự phù hợp với các giao dịch đơn giản, giá trị giao dịch nhỏ, mặt đối mặt và ưu điểm là tiền thường thu về ngay lập tức để phục vụ tiếp cho hoạt động kinh doanh khác. Tuy nhiên đó chỉ mang tính giản đơn, trong thực tế khi khối lượng giao dịch rất lớn, người mua không thể tập hợp ngay lập tức lượng hàng hóa dịch từ 1 người bán hay người bán có lượng hóa đủ lớn cũng không thể nào bán với 1 số khách nhất định như những người bán nhỏ lẻ khác được, họ thậm chí còn bán cả cho các người bán khác nhỏ hơn, hình thức giao dịch như vậy gọi là đa phương, và khi nhìn vào lược đồ dưới đây có cảm giác như đi vào “mê cung”, ngày thứ 1 mua bán, người mua M1 mua tổng cộng 500 triệu đồng gồm từ người bán B1 130 triệu đồng, người bán B2 75 triệu đồng, người bán B3 185 triệu, người bán B4 110 triệu đồng, … rồi cứ thế người mua M2, M3, M4 và các ngày thứ 2 thứ 3 thứ 4 … mua bán, rồi đi sâu hơn thì giá cả các lô hàng cũng khác nhau, rồi thời gian chuyển giao hàng cũng khác nhau, … Như vậy việc mua bán lúc này đã trở nên phức tạp lên rất nhiều, muôn màu muôn vẻ phát sinh từ thực tế cuộc sống, việc buôn bán theo tập quán lâu dần, dần dần một số tách bạch cả ngày giao dịch và ngày thanh toán, tức là không còn “tiền trao cháo múc” nữa mà lấy hàng trước và tiền trả sau (gọi là nợ buôn bán), rồi 1 số là đặt tiền trước và lấy hàng sau, … Như vậy lúc này nhu cầu đòi hỏi xuất hiện 1 trung gian ở giữa hỗ trợ để đảm bảo việc mua bán thanh toán mọi thứ để hỗ trợ cho việc giao dịch lúc này trên thị trường, mà hình thức mua bán giao dịch thanh toán đa phương là chủ yếu. Và trong chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, thì Sở giao dịch Chứng khoán và Trung tâm tâm ký Chứng khoán đang đảm nhiệm vai trò này, trong đó Sở giao dịch Chứng khoản quản lý việc giao dịch còn Trung tâm Lưu ký Chứng khoán quản lý việc thanh toán.
– Đã từ lâu chúng ta vẫn hay nghe người ta nhắc đến T+3, T+3, T+3 nhưng mà thực sự cũng chả có mấy người hiểu được vì sao lại là T+3, mà họ chỉ biết đơn giản mua xong và 3 ngày làm việc sau mới bắt đầu bán được. Vậy thì nguyên nhân là vì đâu mà mua xong (Ngày giao dịch là ngày T+0) thì 3 ngày làm việc sau hay ngày thanh toán T+3 mới bắt đầu bán được. Đi ngược trở lại quá trình giao dịch thanh toán đa phương, ta thấy hoạt động mua bán chứng khoán hàng ngày là rất lớn, trong vòng 6 tháng đầu năm 2013 thì trung bình hàng ngày có khoảng 30.000 – 50.000 lệnh được đưa vào 02 Sở giao dịch Chứng khoán, mỗi lệnh có thể được khớp từ nhiều lệnh đối ứng khác ở các khung thời gian khác nhau tạo thành 1 mạng lưới cặp đối ứng mua bán còn chừng chịt hơn là sơ đồ trên rất nhiều. Thông thường 1 ngày giao dịch, mỗi nhà đầu tư chắc có lẽ cũng chỉ đặt mua bán 1 vài hoặc thậm chí là vài chục lệnh là cùng, thế nên sẽ không cảm nhận được gì, tuy nhiên khi ở mức vài vạn lệnh chung toàn thị trường thì sẽ gặp phải tình trạng trong vài vạn lệnh đó có 1 vài lệnh bị gặp trục trặc, thuật ngữ chuyên môn gọi là lỗi. Bản thân lỗi cũng rất da dạng phong phú, ví dụ như bán thành mua, mua thành bán, hay tăng giảm số lượng mua bán, rồi nhần mã chứng khoán … lỗi này có thể là do lỗi con người, cũng có thể là do lỗi hệ thống bất khả kháng vì đơn giản không có gì là 100% cả, vấn đề đặt ra ở đây là khi lỗi xảy ra ví dụ hệ thống tự “nhảy” bán 1.000 cổ phiếu KLS thành bán 10.000 cổ phiếu KLS trong khi nhà đầu tư có số tài khoản bị lỗi hệ thống đó cũng chỉ sở hữu có 1.000 cổ phiếu KLS mà thôi, như vậy việc đặt ra lúc này là không chỉ ảnh hưởng bởi chính bản thân lệnh bán của khách hàng mình mà còn ảnh hưởng cả bên đối ứng, vấn đề lúc này là bên mua đã xác nhận việc mua đó và không có lí do gì vì lỗi của bên bán mà bên mua lại không mua được số chứng khoán nói trên, nhất là 10.000 cổ phiếu đó có thể đến từ nhiều khách hàng ở các công ty chứng khoán khác nhau và ngay sau khi mua xong thì giá lại lên nữa thì gần như nếu hủy lệnh đó của họ đi, sẽ thành vấn đề lớn và việc kiện cáo nhau vì lợi ích là không thể tránh khỏi. Như vậy, tình huống trên đòi hỏi chúng ta phải cố gắng khắc phục ở phía bên bán và không làm ảnh hưởng gì tới người mua, và do đó chúng ta cần 1 khoảng thời gian nhất định để khắc phục tình trạng có 1 vài lệnh “sạn” bị lỗi hàng ngày nói trên để đảm bảo sự thông suốt của toàn thị trường chứng khoán, nên nếu thời gian thực hiện quá trình đối chiếu và xác nhận lệnh giao dịch hàng ngày càng ngắn thì rủi ro càng lớn hơn, đặc biệt là khung thời gian cuối cùng Công ty Chứng khoán phát hiện lỗi và làm xong toàn bộ hồ sơ sửa lỗi gởi Trung tâm trước 8h30 ngày T+2 (trước đây là 10h00 ngày T+2, tức là sau 2 ngày giao dịch có lỗi), và thực tế là phải xong xuôi hết từ sau đó 1 ngày (T+1) chứ không phải chờ tới “nước” cuối cùng như vậy, và rủi ro sẽ càng lớn hơn nếu việc sai sót lỗi lại rơi vào các mã “hiếm” tới mức cả ngày có khi chả có giao dịch gì hết, vốn điều lệ thì bé, cổ phiếu lưu hành thì không có mấy, và số cổ đông nắm giữ chính và nhiều thì đang nằm tận tỉnh nào tỉnh nào nơi đặt trụ sở chính của họ, chứ phải ở 2 đầu cầu thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (nơi có thể nộp hồ sơ sửa lỗi cho Trung tâm hoặc Chi nhánh của Trung tâmở Tp. Hồ Chí Minh), thì công tác ký hợp đồng vay mượn chứng khoán cần có chứng từ chữ ký gốc càng gặp khó khăn. Ở đây mình không muốn bàn sâu quá vào nghiệp vụ sửa lỗi nói trên của Công ty Chứng khoán với Trung tâm nhưng nếu ai muốn xem chi tiết hơn và quy trình này của Trung tâm ban hành cho thị trường có thể xem tại đây, còn với trường hợp giả sử như ở trên sẽ được xử lí bằng cách Công ty Chứng khoán phải chuyển lệnh bán đó về tài khoản tự doanh và tiến hành vay số chứng khoán trên để bù vào lệnh bán do lỗi hê thống (Nếu không có đủ số chứng khoán đó). Và ở Việt Nam mình 3 ngày là hợp lý, vì càng ngắn thì rủi ro hệ thống chung thị trường càng lớn.
– So với quốc tế: trong 1 lần được tham khảo tài liệu chu kỳ thanh toán của các quốc gia khi tổ chức thị trường chứng khoán thì hầu hết phổ biến là T+3, rất ít các quốc gia làm T+2, ngay như Mỹ là có 1 thị trường chứng khoán rất phát triển họ vẫn để … T+4. Như vậy so với thông lệ quốc tế, Việt Nam mình ở mức độ phổ biến, đặc biệt từ tháng 9/2012 thì quá trình thanh toán được chuyển từ 15h chiều T+3 hàng ngày lên trước 9h sáng T+3 để đáp ứng nhu cầu bán ngay trong ngày giao dịch T+3 thay vì phải tận T+4 mới được bán (Về chiều 15h – T+3 tức là sau giờ giao dịch).
Chu kỳ Thanh toán T+3 và những ảnh hưởng liên quan (Ứng trước tiền bán, Ngày giao dịch không hưởng quyền, ngày đăng ký cuối cùng và tra cứu quyền)
– Mình xin nếu 1 vài ví dụ để cho dễ nhớ, nếu chúng ta mua 1000 cổ phiếu KLS vào đầu tuần thứ 2 ngày 24/06/2013, thì ngày 24/06/2013 gọi là ngày giao dịch hay ngày T+0 (hay T), thứ 3 – ngày 25/06/2013 là ngày T+1, thứ 4 – ngày 26/06/2013 là ngày T+2 và thứ 5 – ngày 27/06/2013 là ngày thứ T+3, chính là ngày giao dịch thanh toán, và từ ngày 27/06/2013 – ngày T+3, nhà đầu tư chính thức sở hữu 1000 cổ phiếu KLS và có thể bán bắt đầu từ ngày này. Để rõ hơn, trong 1 tình huống khác là 2 ngày tức ngày thứ 4 – ngày 26/06/2013 thì chúng ta lại mua 2000 cổ phiếu KLS khác, lúc này thứ 4 – ngày 26/06/2013 là ngày T, thứ 5 – ngày 27/06/2013 là ngày T+1, thứ 6 – ngày 28/06/2013 là ngày T+2 và thứ 2 tuần sau – ngày 01/07/2013 là ngày T+3 (thứ 7, chủ nhật hay kể cả ngày nghỉ lễ không được tính là ngày làm việc), từ ngày 01/07/2013 chúng ta cũng bắt đầu bán được bán được 2.000 cổ phiếu KLS này. Cần lưu ý là trước ngày 04/09/2012 thì việc thanh toán được thực hiện vào 15h30 ngày T+3 tức là sau giờ giao dịch, bản chất là T+4 mới giao dịch được.
– Dich vụ ứng trước tiền bán chứng khoán tự động: Ở 1 chiều hướng ngược lại là bán cũng như vậy, bán xong thì 3 ngày làm việc sau tức ngày T+3 cũng nhận được tiền để bạn tiếp tục có thể được giao dịch. Tuy nhiên, do nhu cầu khách hàng muốn sử dụng tiền ngay của mình hoặc là rút tiền hoặc mua tiếp 1 mã khác ngay sau đó khi mà số tiền bán chứng khoán kia vẫn chưa về, tư đây sinh ra dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán tự động, và đây là mảng dịch vụ bổ sung thu thêm phí của Công ty Chứng khoán, cần phải nhấn mạnh rằng ngày T+3 chắc chắn tiền giao dịch sẽ được Trung tâm đảm bảo chuyển về nên khoản này gần như không có rủi ro, về bản chất Công ty Chứng khoán đã đóng vai trò cho vay ngắn hạn vài ngày trong trường hợp này, ngược lại nhà đầu tư cũng chủ động về tài chính khi cần hoặc không để lỡ cơ hội. Nếu chúng ta bán ngày thứ 2 – 24/06/2013 thì thứ 5 – 27/08/2013 tức 3 ngày sau tiền mới về, nếu chúng ta rút tiền ngay lúc đó hoặc mua ngay lập tức trong ngày thứ 2 đó thì xem như chúng ta ứng trước ngay trong ngày và chịu phí vay 3 ngày, lãi vay thường được tính theo ngày vì giả sử chúng ta bán hôm đó nhưng phải đến ngày hôm sau tức thứ 3 – ngày 25/06/2013 chúng ta mới vay thì khi đó ta chỉ chịu phí vay 2 ngày và thứ 4 – ngày 25/06/2013 là 1 ngày. Ở 1 trường hợp khác, nếu chúng ta bán trong ngày thứ 4 – ngày 26/06/2013 thì phải tận thứ 2 – ngày 01/07/2013 số tiền giao dịch mới về tài khoản, về ngày làm việc thì là 5 ngày nhưng về ngày thực vay lại là … 5 ngày và phí vay ở đây là 5 ngày, và nếu qua nghĩ lễ tết thì số ngày còn lớn hơn nữa. Một điểm đặc biệt đáng nói nữa ở đây là 1 số công ty sử dụng dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán khá thông minh, ngày khi bán thành công, số tiền ứng trước lập tức nổi ngay trên tài khoản (không cần làm gì hết) và có thể mua ngay lập tức lúc đó, nếu cuối phiên lệnh đặt mua từ nguồn tiền ứng trước đó không khớp thì xem như là … bạn chưa ứng trước thật và bạn chưa vạy thật, sang ngày hôm sau sẽ bớt đi ngày vay thì số tiền vay từ dịch vụ ứng trước cũng được “hoàn” lại 1 phần cho đến khi số tiền giao dịch về ngày T+3 mà bạn vẫn chưa mua thành công hay rút tiền thì xem như là … bạn chưa dùng dịch vụ đó và chả chịu 1 khoản phí nào hết dù hôm nào cũng có thể bạn đặt lệnh mua giá thấp không khớp. Tùy từng thời kỳ lãi suất cũng như tùy từng công ty chứng khoán thì phí dịch vụ này thường dao động trong khoảng 0,04 – 0,05% / ngày.
– Quyền sở hữu chứng khoán và ngày đăng ký cuối cùng, ngày giao dịch không hưởng quyền: trở lại với vấn đề mua bán ở trên, khi chúng ta thực hiện lệnh mua 1.000 cổ phiếu KLS và mua thành công trong ngày giao dịch T+0, điều đó không có nghĩa là bạn đã sở hữu chứng khoán, mà tương lai 3 ngày làm việc sau bạn mới thực sự sở hữu số chứng khoán 1.000 cổ phiếu KLS đó. Như vậy ta nói bạn chưa sở hữu số chứng khoán KLS nào và quyền sở hữu lúc này vẫn đang nằm ở phía người bán trong mấy ngày đó, người bán đã xác nhận bán nhưng không có nghĩa là họ không có quyền sở hữu, chỉ đến ngày T+3 họ mới mất quyền sở hữu 1.000 cổ phiếu KLS đó, và khi đó người mua là bạn mới thực sự sở hữu số cổ phiếu này. Chi tiết này rất quan trọng, nó quan trọng ở chỗ hàng năm các công ty niêm yết – tổ chức phát hành (ở đây là KLS) đều có ít nhất vài lần chốt danh sách các cổ đông để thực hiện các quyền như: họp đại hội đồng cổ đông, lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, trả cổ tức bằng tiền mặt, trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, thực hiện phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu, phát hành trái phiếu chuyển đổi, … Một ví dụ thực tế: bạn có thể xem link tại đây (Nguồn: VSD) là Công ty CP Đầu tư Tài Chính Giáo dục EFI đã thực hiện quyền Trả cổ tức năm 2012 bằng tiền, tỷ lệ là 8%, ngày thanh toán cổ tức là 26/07/2013 và ngày đăng ký cuối cùng (là cái ta đang bàn và hay còn gọi nhanh miệng là ngày chốt) là ngày 26/06/2013. Như vậy nếu như chúng ta mua 1.000 cổ phiếu EFI trong ngày thứ 2 – ngày 24/06/2013 thì đó là ngày T+0, khi đó thứ 3 – ngày 25/06/2013 là T+1, thứ 4 – ngày 26/06/2013 là ngày T+2 và chúng ta vẫn chưa thực sự trở thành cổ đông, trong khi EFI lại chốt danh sách vào ngày này và chúng ta không được hưởng quyền cổ tức tiền mặt này (quyền này thuộc về người bán), và để hưởng được quyền này thì chúng ta muộn nhất phải mua EFI trong ngày thứ 6 tuần trước – ngày 21/06/2013 để đến ngày thứ 4 – ngày 26/06/2013 thì chứng khoán vừa kịp về để vào danh sách chốt vào cuối ngày đó. Khi đó ta sẽ gọi ngày 26/06/2013 là ngày đăng ký cuối cùng hay ngày chốt danh sách hưởng quyền, ngày 21/06/2013 là ngày giao dịch cuối cùng có quyền (Mua có quyền và bán mất quyền) và ngày 24/06/2013 là ngày bắt đầu từ đó giao dịch không có quyền hay thuật ngữ chuyên nghành gọi là ngày giao dịch không hưởng quyền (tức là mua thì không còn quyền nữa và bán thì vẫn còn quyền). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 1 khái quan niệm trọng đặc biệt với nhà đầu tư được trình bày ở bài viết tới, nó liên quan chặt chẽ tới sự điều chỉnh giá tham chiếu và biên độ giá tham chiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền ở 1 số quyền nhất định. Để ý 1 chút hơn thì ta thấy ngày giao dịch không hưởng quyền luôn trước ngày chốt đúng 02 ngày làm việc, và trên thị trường để dễ nhớ người ta hay quan niệm là cứ từ ngày giao dịch không hưởng quyền thì mua là chúng ta không có quyền và bán thì vẫn còn quyền (nên nếu muốn bán cứ bán thoải mái).
– Quy định công bố thông tin về chốt quyền: do việc thực hiện quyền cũng là thông tin quan trọng ảnh hưởng tới chính công ty niêm yết, nên giá thị trường của công ty niêm yết cũng sẽ bị tác động nhất định khi có thông tin quyền liên quan. Nên với nhà đầu tư thì việc tra cứu và nắm trước được thông tin về quyền sắp được thực hiện để khỏi bị bỡ ngỡ là khá quan trọng. Cơ quan quản lý việc này vẫn là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) (Cụ thể là Phòng Đăng ký Chứng khoán của Trung tâm), theo quy định để có ngày chốt danh sách thì đại diện Công ty Niêm yết phải lên Phòng Đăng ký Chứng khoán của Trung tâm (Hoặc chi nhánh Trung tâm ở Tp. HCM) làm việc để quyết định ngày chốt, ngày chốt phải diễn ra sau đó ít nhất 10 ngày làm việc (hoặc xa hơn càng tốt) kể từ ngày Trung tâm chấp thuận ngày chốt danh sách trên cở sở đề nghị của Hội đồng Quản trị Công ty niêm yết và công bố ra toàn thị trường. Vẫn ví dụ EFI kể trên, để có ngày chốt thứ 4 – ngày 26/06/2013 đó thì ngày công bố thông tin muộn nhất phải lùi lại 10 ngày làm việc là … 12/06/2013 (đúng 2 tuần làm việc, thứ 7 và chủ nhật không tính và ngày EFI lên làm việc với Trung tâm để được ngày chốt danh sách đó phải trước cả ngày công bố thông tin ra thị trường vài ngày). Ở đây, ngày thông báo ở Trung tâm theo đường link trên là … 23/05/2013 tức là trước tới 24 ngày làm việc, quá “thừa” để mọi nhà đầu tư có quan tâm đều biết và có tính toán cho quyết định đầu tư của riêng mình. Thông tin thêm là ngày này trên 2 sàn giao dịch chính là HOSE và HNX có hơn 700 mã chứng khoán đang giao dịch, và mỗi mã hàng năm (khoảng 240 – 250 ngày làm việc) đều chốt danh sách vài lần để thực hiện quyền nên số lượng quyền là trong năm là khá lớn và hầu như ngày làm việc nào cũng có vài doanh nghiệp chốt danh sách quyền.
– Tra cứu quyền: do cơ quan công bố thông tin gốc là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) nên không có gì hợp lý hơn là chúng ta tra cứu thông tin quyền trên chính Trung tâm là nhanh và hợp lý nhất. Cụ thể, chúng ta vào website của Trung tâm tại địa chỉ www.vsd.vn :
-
05-09-2015 09:50 AM #7
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 33
- Được cám ơn 4,294,967,292 lần trong 4,294,967,293 bài gởi
môn này mình qua lâu rồi, dễ mà nhưng thầy dạy yhif hơi chán toàn cho chơi
-
05-09-2015 10:20 AM #8
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2015
- Đang ở
- thành phố mang tên bác
- Bài viết
- 629
- Được cám ơn 48 lần trong 45 bài gởi
mấy cái này cũng khá hay cần thiết cho newbie
-
09-09-2015 11:31 AM #9
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2015
- Đang ở
- thành phố mang tên bác
- Bài viết
- 629
- Được cám ơn 48 lần trong 45 bài gởi
Bài viết hay về cách xem bảng điện
-
09-09-2015 06:01 PM #10
- Ngày tham gia
- Aug 2015
- Bài viết
- 8
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
rất hay. cảm ơn thớt
-
16-09-2015 03:55 PM #11
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2015
- Đang ở
- thành phố mang tên bác
- Bài viết
- 629
- Được cám ơn 48 lần trong 45 bài gởi
Kiến thức về quỹ ETF
Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-Traded Fund), gọi tắt là quỹ ETF, là quỹ mở được hình thành từ việc tiếp nhận, hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ. Trong đó, danh mục chứng khoán cơ cấu là danh mục bao gồm các chứng khoán được thiết kế nhằm mô phỏng biến động của chỉ số tham chiếu và được công ty quản lý quỹ chấp nhận trong giao dịch hoán đổi lấy lô chứng chỉ quỹ ETF. Quỹ ETF không chỉ mô phỏng chỉ số chứng khoán mà có thể là hàng hóa hay một rổ cổ phiếu. Việc hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ hoặc ngược lại thường được thực hiện bởi các nhà đầu tư tổ chức, sau đó các lô chứng chỉ quỹ có thể được chia nhỏ ra và bán lại cho các nhà đầu tư khác trên sàn giao dịch.
Đối với các quỹ ETF mô phỏng chỉ số, nếu có bất kỳ chỉ số nào được tạo ra thì có thể có từng ấy loại quỹ ETF được hình thành. Những quỹ ETF phổ biến nhất trên thế giới là các quỹ ETF trên các chỉ số cổ phiếu, mô phỏng các chỉ số cổ phiếu phổ biến như các chỉ số MSCI và FTSE. Ở Việt Nam, quỹ ETF đầu tiên là quỹ ETF VFMVN30 mô phỏng chỉ số VN30, bao gồm 30 công ty niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE), có giá trị vốn hóa và thanh khoản lớn hàng đầu.
Các loại hình Quỹ ETF:
Phân loại theo cách quản lý quỹ: chủ động hay thụ động:
Quỹ ETF thụ động: hầu hết các quỹ ETF hoạt động trên thế giới mô phỏng theo các chỉ số tham chiếu của một thị trường nào đó đều là quỹ ETF thụ động. Các công ty quản lý quỹ không phải trực tiếp lựa chọn danh mục và can thiệp vào hoạt động mua bán chứng khoán cho quỹ mà chỉ việc thực hiện quản trị quỹ sao cho quỹ ETF mô phỏng chính xác chỉ số tham chiếu mà quỹ hướng tới. Do vậy, công ty quản lý quỹ cũng sẽ không can thiệp vào điều hành quỹ kể cả trong trường hợp chỉ số tham chiếu giảm mạnh, hay nói cách khác là công ty quản lý quỹ sẽ thụ động trong việc quản trị quỹ, để sao cho quỹ được mô phỏng chính xác nhất chỉ số mà quỹ theo đuổi. Quỹ ETF đầu tiên của Việt Nam là quỹ ETF VFMVN30 do công ty VFM quản lý là quỹ thụ động mô phỏng chỉ số VN30.
Quỹ ETF chủ động: trong vài năm trở lại đây, loại hình quỹ ETF chủ động đã xuất hiện và được chào bán cho các nhà đầu tư. Quỹ ETF chủ động được điều hành bởi một công ty quản lý quỹ với mục tiêu làm tốt hơn chỉ số tham chiếu mà quỹ hướng tới, tương tự mục tiêu của các quỹ mở hay quỹ đóng.
Phân loại theo cấu trúc danh mục của quỹ ETF: ETF thuần túy hay ETF tổng hợp:
Các nhà cung cấp sản phẩm quỹ ETF có thể sử dụng hình thức quỹ ETF thuần túy hay quỹ ETF tổng hợp để đảm bảo quỹ của họ có thể mô phỏng chính xác nhất chỉ số tham chiếu.
Quỹ ETF thuần túy: quỹ dạng này sẽ sử dụng hình thức mô phỏng thuần túy, mua và sở hữu tất cả các chứng khoán cấu thành của chỉ số tham chiếu với mục tiêu sao chép hiệu quả của chỉ số tham chiếu. Hình thức này đơn giản và minh bạch. Nhưng hình thức mô phỏng thuần túy thông qua việc mua và bán thành phần cấu thành nên chỉ số tham chiếu sẽ làm tốn nhiều công sức và chi phí cho quỹ, làm hạn chế mục tiêu tối thiểu hóa chi phí của quỹ (một trong những lợi thế của quỹ ETF). Ngoài ra, quỹ ETF thuần túy dễ gặp phải sai số mô phỏng lớn do chi phí cho quỹ lớn (chi phí quản trị quỹ), thuế áp dụng với quỹ, và thời gian lợi tức mà các chứng khoán cơ cấu có được về đến tài khoản của quỹ ETF. Chính vì những lý do trên mà các nhà quản lý quỹ đã nghĩ đến hình thức quỹ ETF tổng hợp.
Điển hình của loại quỹ ETF hoạt động theo hình thức thuần túy là các quỹ ETF do iShares quản lý.
Quỹ ETF Tổng Hợp: mô phỏng theo hình thức tổng hợp nhằm làm giảm chi phí và sai số mô phỏng nhưng sẽ tăng rủi ro cho nhà đầu tư. Nhiều nhà quản lý quỹ ETF ở Châu Âu sử dụng hình thức tổng hợp để hạn chế sai số mô phỏng và đạt được mục tiêu đầu tư (theo sát chỉ số tham chiếu). Các quỹ ETF tổng hợp thường ký kết một hợp đồng hoán đổi (swap) với một hay nhiều bên để có thể có danh mục bám sát được chỉ số tham chiếu. Nói cách khác, quỹ ETF tổng hợp sử dụng tiền của quỹ để mua lấy sự biến động của chỉ số tham chiếu do bên bán hợp đồng trả và bên bán được sử dụng tiền đó để mua chứng khoán khác nhằm tạo ra chênh lệch với biến động của chỉ số tham chiếu để có lợi nhuận. Hiện tại, chỉ có các nhà quản lý quỹ ETF ở Châu Âu và Châu Á được phép sử dụng hình thức tổng hợp. Ở Hoa Kỳ, Ủy Ban Chứng Khoán (SEC) không cho phép hình thức này hoạt động.
Trong nhiều trường hợp khi các chứng khoán cơ cấu kém thanh khoản, nhiều chỉ số khó phản ánh đúng thị trường. Khi đó, hình thức tổng hợp sẽ hạn chế bớt sai số mô phỏng và giúp các nhà quản lý quỹ ETF đạt được hơn mục tiêu của quỹ. Đó là lý do hình thức quỹ ETF tổng hợp được lựa chọn đối với các chỉ số tham chiếu tại thị trường mới nổi hay các chỉ số tham chiếu cho các ngành nhỏ của một thị trường nào đó.
Điển hình của loại quỹ ETF hoạt động theo hình thức tổng hợp là các quỹ ETF do Deustch Bank quản lý.
-
Có 2 thành viên đã cám ơn traderviet :
sunpalace (09-05-2017), thanglong1423 (30-10-2015)
-
17-09-2015 01:56 PM #12
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 3
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
bài viết rất hữu ích, cám ơn thớt
-
17-09-2015 05:01 PM #13
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2015
- Đang ở
- thành phố mang tên bác
- Bài viết
- 629
- Được cám ơn 48 lần trong 45 bài gởi
Không có gì, CÁc bác cứ chịu khó đóng góp comment để traderviet có cac idea moi
-
28-09-2015 01:57 PM #14
- Ngày tham gia
- Sep 2015
- Bài viết
- 14
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Rất hay và có giá trị. Cảm ơn bác chịu khó sưu tầm cho anh em nhà chứng!
-
29-02-2016 10:17 AM #15
mình cũng đang tìm hiểu nghiên cứu đầu tư chứng khoán, bạn có thể share cho mình ít tài liệu được không? tks bạn nhé
mail của mình: mr.manh86@gmail.com
-
Những thành viên sau đã cám ơn :
tuandung3202 (29-02-2016)
-
29-02-2016 01:44 PM #16
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
-
01-03-2016 10:30 PM #17
- Ngày tham gia
- Mar 2016
- Bài viết
- 16
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Hôm nào các bác tụ tập cà phê offline?
-
13-03-2016 10:00 AM #18
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 4
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Mình cũng đang tự mày mò nghiên cứu về kiến thức FA, bạn có thể cho mình ít tài liệu với. Xin cảm ơn.
Mail của mình: nvtunggli@gmail.com
-
13-03-2016 06:43 PM #19
- Ngày tham gia
- Nov 2011
- Bài viết
- 2
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
chao bac mong dc lam quen va giao luu hoc hoi vs moi nguoi
-
30-08-2021 12:35 PM #20
- Ngày tham gia
- Aug 2021
- Bài viết
- 12
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
cảm ơn bạn đã chia sẻ những điều cần thiết cho người mới
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
KIến thức chứng khoán cơ bản
By danghopkt3 in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 4Bài viết cuối: 30-08-2021, 12:36 PM -
Tìm hiểu chứng khoán - Kiến thức căn bản (Kỳ 1)
By sitecforum in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 14Bài viết cuối: 01-12-2017, 10:31 PM -
Cần trang bị kiến thức như thế nào để chơi chứng khóan?
By tran_tue_minh in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 4Bài viết cuối: 24-07-2016, 06:19 PM -
[hỏi] kiến thức cơ bản về chỉ số chứng khoán
By ndbpro in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 2Bài viết cuối: 06-08-2012, 09:00 AM
Bookmarks