Mấy hôm nay, tùy tiện mở một trang báo về kinh doanh hay công nghệ, từ tiếng Anh tới tiếng Việt là y như rằng thấy mấy bài báo đưa tin tiêu cực về Apple.

Nào thì “Apple ngã ngựa tại Trung Quốc”, rồi thì “Apple bị soán ngôi vương” tệ hại hơn là “Apple khiến người dùng thất vọng vì tin đồn Iphone sắp ra có pin quá hẻo”, và kinh khủng nhất là “ Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu Apple với khối lượng kỉ lục – tình trạng xấu nhất đã điểm”.

Các bạn có thể tham khảo ở đây:

http://goo.gl/ja8ik8

http://bit.ly/1UpuHtC

Trời ơi, một người bình thường đọc xong tiêu đề mấy bài bào kia chắc nghĩ họ đang viết về một công ty với tình hình kinh doanh tồi tệ, bết bát, đang đi xuống lắm lắm.

Vấn đề thực sự của Apple là gì?



Nội dung chính của hai bài “Apple ngã ngựa” và “Apple bị soán ngôi vương” nói về việc Apple chỉ đứng thứ 3 trong thị phần smartphone ở Trung Quốc trong quý 2/2015. Trong khi quý trước đó Apple chiếm thị phần lớn nhất ở đây.

Trong bài viết này có hai vấn đề:
Thứ nhất: thị phần smartphone được xét đến gồm toàn bộ các phân khúc cao cấp – trung bình và giá rẻ. Mà Apple thì chủ yếu cung cấp sản phẩm chi phân khúc cao cấp, còn hai đối thủ chiếm thị phần cao hơn Apple là Xiaomi và Huawei thì chủ yếu tập trung vào phân khúc bình dân. Nếu chỉ khảo sát thị phần smartphone thuộc phân khúc cao cấp thì 100% là Apple chiếm vị trí đầu bảng không phải lăn tăn. Tương tự vậy nếu chỉ khảo sát ở phân khúc giá rẻ thì một nghìn % là Apple đứng chót bảng – vì có sản phẩm bán ra đâu mà có thị phần . Cho nên chỉ với một thống kê dựa trên toàn thị trường smartphone Trung Quốc là không khẳng định được điều gì.
Hai là: Thông thường trong quý 2 của năm doanh số Iphone sẽ đi xuống, bởi đã thành thông lệ, người ta chờ đợi sự ra mắt cả sản phẩm iphone mới vào tháng 9. Lúc đó những sản phẩm iphone đời trước sẽ mất giá nhất định. Như vậy việc sụt giảm doanh số điện thoại Iphone trong quý 2 là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên dưới cách giật tít của mấy bài báo trên không khỏi khiến người ta nghĩ là hoạt động kinh doanh, bán hàng của công ty đang có vấn đề, hoặc là Iphone đã không còn được ưa chuộng như trước…
Bài báo “Apple khiến người dùng thất vọng vì tin đồn Iphone sắp ra có pin quá hẻo” còn buồn cười hơn nữa. Đại loại một trang báo nào đó của Pháp phao tỉn rằng pin sẽ được dùng trong iphone sắp tới ra mắt có dung lượng kém hơn pin dùng cho iphone cũ, vì thế các tín đồ của táo khuyết hết sức thất vọng …bla..bla. Ôi trời ơi thật nhảm hết sức, làm sao có thể thất vọng về một thứ còn chưa ra đời, chưa biết chắc là có thật hay không. Thật là kì quặc, lá cải và câu view không còn gì để nói.
Bài cuối cùng, với tiêu đề nghiêm trọng nhất “ Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu Apple với khối lượng kỉ lục – tình trạng xấu nhất đã điểm” (http://bit.ly/1T5yHgr). Trong bài báo có dẫn chứng rằng cổ phiếu Apple đã “cắm đầu đi xuống” 10 phiên trong 11 phiên trở lại đây. Rằng là giá cổ phiếu giảm 12% trong khi S&P500 chỉ sụt gần 2% suy ra đây là vấn đề tồi tệ riêng của Apple . Lại còn kết luận một câu rất hiển nhiên là “Nếu còn tiếp tục bị bán tháo thì giá cổ phiếu Apple còn giảm mạnh”.

Tâm lý thị trường chứng khoán và sự thật về cổ phiếu Apple.



Sự thật là cổ phiếu Apple điều chỉnh từ khi công ty công bố lợi nhuận quý 2/2015. Trước đó cổ phiếu này đã tăng 10%. Sau đó liên tiếp các bài báo bi quan về tương lai của Apple oanh tạc các trang báo về tài chính. Hành động chốt lời cộng với tâm lý tiêu cực, bi quan về tương lai Apple đã khiến giá cổ phiếu công ty này điều chỉnh sâu thời gian qua.

Dù gì đi nữa Apple vẫn là là một công ty hoành tráng, tiền lời kỉ lục, có số tiền mặt cực lớn 210 tỷ đô, doanh số vẫn tăng trưởng tốt. Tất cả nguy cơ mà mấy bài báo vẽ ra đều là “mối lo trong tương lai” – mà mối lo kiểu này với Apple đã tồn tại từ lâu.Rồi đến lúc Apple ra sản phẩm mới, cổ phiếu lại tăng trở lại thôi. Vì thế không có lý gì mà giá cổ phiếu của hãng lại “rơi tự do” và bị bán tháo cả. Đây còn là cơ hội tốt để cân nhắc mua vào nữa là khác.

Thông qua việc phân tích sự kiện cổ phiếu Apple và các bài báo nói trên có thể rút ra được một bài học là: Khi tiếp nhận thông tin từ một nguồn nào đó đặc biệt là từ báo mạng hiện nay, cần phải hết sức lưu ý đến cách giật tít – dùng từ câu view của người viết. Nhiều lúc sự thật không như tiêu đề của bài báo. Nếu chúng ta đọc tin là “nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu Apple” rồi mình cũng đem cổ phiếu của mình đi bán là thôi rồi.

Mặt khác, nếu mình tỉnh táo, khi nhiều bài báo giật tít khiến tâm lý thị trường chứng khoán, những người nắm giữ cổ phiếu… hoang mang có thể giúp chúng ta mua được cổ phiếu tốt với mức giá hợp lý mà ở điều kiện bình thường khó có được.

Tất nhiên không phải lúc nào báo cũng viết sai, nhưng nói quá và cường điệu bi quan với những công ty tốt, xem nhẹ và hời hợt với nguy cơ từ các công ty tệ là chuyện thường xuyên xảy ra với các bài phân tích trên các trang báo tài chính. Đáng buồn là nhiều nhà đầu tư nhỏ thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các thông tin truyền thông. Và tâm lý phập phồng theo các bài báo, phân tích “câu khách” của báo chí.

Cho nên lựa chọn công ty để mua cổ phiếu, khi nào thì mua vào, bán ra thực sự là một quyết định quan trọng bậc nhất của công cuộc đầu tư. Về chủ đề này, mình sẽ chia sẻ với các bạn trong một bài viết khác về sau.

THANH HUYỀN

Nguồn: http://giaodichquyenchon.com/tam-ly-...o-phieu-apple/