Mới đây, ngày 19/5 chỉ trong khoảng 20 phút cuối phiên giao dịch cổ phiếu Yahoo đã sụt giảm gần 8% giá trị chỉ vì một tin – hay chính xác là một câu nói. Mà vấn đề nằm ở chỗ tin này thực ra chẳng ảnh hưởng gì lắm tới hoạt động kinh doanh hiện tại của Yahoo. Vậy tại sao một tin như vậy lại có thể khiến cổ phiếu YAHOO (mã là YHOO) sụt giảm ghê gớm đến vậy.Nguyên nhân và bài học rút ra từ sự việc này khá đặc biệt nên mình nghĩ cần viết bài chia sẻ với các bạn.


Để tiện theo dõi mình tóm lược lại sự kiện này như sau:

Vào gần cuối phiên giao dịch ngày 19/5 một kỹ thuật viên cao cấp trong văn phòng luật doanh nghiệp thuộc Sở Thuế Vụ Hoa Kỳ – IRS (Internal Revenue Service) cho biết cơ quan này đang thay đổi cách tính thuế trên những giao dịch chia tách doanh nghiệp.

Sẽ chẳng ảnh hưởng gì tới Yahoo nếu như một thời gian trước CEO của công ty này, người phụ nữ xinh đẹp Marissa Mayer không tuyên bố với truyền thông là bà có ý định tách riêng những cổ phần mà Yahoo nắm giữ tại công ty Alibaba ( mã cổ phiếu BABA ) thành một công ty mới là Yahoo Small Business. Vốn dĩ theo luật thuế trước đây thì việc tách công ty này hoàn toàn miễn thuế. Nhưng tính thuế thay đổi thì Yahoo có thể phải nộp số tiền lên tới cả tỷ đô. Và như vậy tin vừa ra cổ phiếu lập tức sụt thê thảm. Tuy nhiên ngay trong 2 phiên giao dịch tiếp theo cổ phiếu Yahoo lại quay lại mức cũ.

Câu chuyện thực tế là: Công ty Yahoo chưa có hành động chia tách cụ thể. Và nếu phải nộp một khoản lớn thuế như vậy không lẽ mấy CEO, CFO các tập đoàn tầm cỡ thế giới như Yahoo ngớ ngẩn hay sao mà vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch chia tách công ty này? Chắc chắn là không rồi. Vậy tại sao cổ phiếu Yahoo lại sụt dữ dội như vậy?

Theo quan điểm cá nhân, có 2 nguyên nhân chính khiến cổ phiếu Yahoo sụt thảm:

Một là: Đa phần những người mua bán cổ phiếu trên thị trừơng bị cái gọi là “tâm lý đám đông” chi phối. Họ đọc tin mà không thèm phân tích, cho nên họ không nhìn thấy chữ “có thể phải nộp tiền” chứ không phải là “chắc chắn phải nộp tiền”– mà có nhiều người còn chả thèm đọc tin nữa ấy chứ. Đặc biệt là các Trader theo trường phái phân tích kỹ thuật là chủ yếu. Họ có thói quen xác định ngưỡng cản, theo đó nếu giá một cổ phiếu xuyên thủng ngưỡng cản này một cách mạnh mẽ thì có nghĩa là cổ phiếu này còn xuống sâu tiếp. Và họ đặt lệnh tự động bán, từ đó kéo cổ phiếu xuống sâu hơn.

Nguyên nhân thứ hai quan trọng hơn: Trong giới Trader của Mỹ có tồn tại nhiều loại robot tự quét tin tức từ báo chí, mạng xã hội…rồi tự động giao dịch dựa trên những thông tin mà chúng quét được. Nhờ công cụ này mà họ ( những Trader ) có thể kiếm được hàng triệu $. Chi tiết các bạn có thể tham khảo ở bài viết này. http://www.slate.com/articles/busine...a_fortune.html

Và cái gì cũng có hai mặt của nó, Robot quét tin thì có thể cực nhanh, tự động đặt lệnh cũng siêu nhanh mà không một người nào có thể thao tác nhanh bằng, tuy nhiên điểm yếu của robot dạng này là nó hoạt động dựa trên lập trình của lập trình viên, và chắc chắn không ai có thể lường được trước hết mọi tình huống, vậy thì rủi ro các robot này quyết định giao dịch sai lầm là luôn có thể xảy ra . Cho nên nhiều lúc nó có thể khiến nhiều người trắng tay. Các bạn có thể đọc về hậu quả của việc sử dụng robotrade ở đây:

http://genk.vn/tin-ict/lam-the-nao-m...2215105209.chn

Rồi vấn đề đã được trình bày xong. Bây giờ bài học rút ra là:

Hãy là một Investor, đừng là một Trader. Bởi vì nếu là một trader thì bạn rất ít cơ hội thắng được robotrade, hơn nữa có khi còn là nạn nhân trong tình trạng thông tin nhiễu loạn hiện giờ.
Hãy học cách đọc và phân tích thông tin, đừng có để đám đông dắt mũi. Như vậy bạn sẽ tận dụng được cơ hội khi một cổ phiếu của công ty tốt đột nhiên sụt hay tăng mạnh do những thông tin giả hoặc không thực sự ảnh hưởng đến công ty đó.

Nguồn: http://giaodichquyenchon.com/nguyen-...yahoo-sut-gia/