Chủ đề: Thị trường chứng khoán phái sinh
Threaded View
-
30-05-2015 09:56 AM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Mar 2015
- Đang ở
- thành phố mang tên bác
- Bài viết
- 629
- Được cám ơn 48 lần trong 45 bài gởi
Thị trường chứng khoán phái sinh
mình thấy một bài hay về thị trường chứng khoán phái sinh hay là đâu tư quyền chọn (option).
Sắp tới nhà nước cũng đang có lộ trình cho thị trường ck phái sinh. TIỆM NĂNG
các yếu tố tạo lên hợp đồng Quyền chọn Trong bài viết Quyền chọn – Option là gì? mình đã trình bày về khái niệm OPTION. Bài viết này sẽ phân tích kĩ hơn về những yếu tố cấu thành OPTION cũng như ảnh hưởng tới giá của OPTION.
Khi bắt đầu học về OPTION mình tìm đọc các tài liệu bằng Tiếng Việt trước và ngay khi bắt đầu đọc thì đầu mình đã quay quay như chong chóng trước gió vậy. Mặc dù lý thuyết về mảng này cũng tương đối phức tạp hơn chút xíu, nhưng theo mình nguyên nhân chính là do tiếng Việt, vâng, chính do tiếng Việt đã gây khó cho chúng ta khi bắt đầu tìm hiểu. Cụ thể thì đọc ví dụ dưới này bạn sẽ hiểu.
Ví dụ các bạn hãy đọc một đoạn như thế này: Người bán bán quyền bán cổ phiếu A tại mức giá 20 000đ/cp có giá bán là 3000 đồng. Người mua mua 1000 quyền bán. Thời hạn của quyền là 1 tháng. 1 tháng sau cổ phiếu A có giá là 24 500đ/cp hỏi người mua và người bán lãi/lỗ bao nhiêu tiền. Đó là ví dụ đơn giản nhất đấy.
Nói chung cứ người bán bán quyền bán , người mua mua quyền bán, người bán bán quyền mua rồi người mua mua quyền mua. Đọc một hồi loạn lung tung hết cả.
Để tránh tình trạng đó mình quy định thế này :
- Quyền chọn bán mình sẽ viết là Put option
- Quyền chọn mua sẽ viết là Call option.
Bài viết này chia làm hai phần: về các yếu tố tạo thành hợp đồng quyền chọn (Option) và quyết định giá của hợp đồng quyền chọn này là gì?
Phần 1: Các thành phần của hợp đồng quyền chọn (Option)
Khi nhắc tới Option ta cần quan tâm tới những từ ngữ quan trọng ( key words ) là :
- Call option: Quyền chọn mua cổ phiếu.
- Put option: Quyền chọn bán cổ phiếu
- Buyer (Hay Owner): Người mua quyền – là người có quyền thực thi hợp đồng.
- Seller ( Hay Writter): Người bán quyền – là người có trách nhiệm thực thi hợp đồng khi người mua yêu cầu.
- Underlying Security: Thứ mà quyền mua hay quyền bán gắn vào. Ví dụ quyền mua cổ phiếu VNM – thì cổ phiếu VNM là Underlying Security. Quyền bán trái phiếu ngân hang VCB – trái phiếu ngân hang VCB là Underlying Security.
- Strike Price: Mức giá thực thi quyền – chú ý phân biệt cái này với mức giá của cổ phiếu hiện tại đang giao dịch trên thị trường.
Ví dụ: quyền mua 100 cổ phiếu Apple ở giá 120$ và giá cổ phiếu Apple đang giao dịch trên thị trường ở mức 130$. Thì giá 120$ là Strike Price.
- Time Expiration: Thời gian thực thi quyền. Là khoảng thời gian mà Option có hiệu lực.
- Premium: Giá của Option.
Ví dụ: Quyền mua ở mức giá 120$ của cổ phiếu Apple có giá là 10,5$. Hiện tại cổ phiếu này đang giao dịch ở giá 130$.
Vậy 10,5$ chính là Premium.
- Contract: Là đơn vị dùng khi mua hay bán Option.
Mình sẽ phân tích kỹ về giá của OPTION (Premium) vì nó là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đầu tư OPTION.
Giá của Option = giá trị thực + giá trị kỳ vọng
( Premium = real value + hope value)
Giá trị thực của quyền: Hiểu một cách đơn giản thì Call option hay Put option có giá trị thực nếu ngay lập tức thực thi quyền thì có lợi so với giá đang giao dịch trên thị trường.
Tùy thuộc vào giá thực thi quyền (strike price) và giá đang giao dịch của cổ phiếu mà giá của quyền chọn (Premium) có giá trị thực hay không.
Ví dụ: Với quyền mua cổ phiếu Apple ở giá 120$ mà giá đang giao dịch là 130$ thì giá trị thực của quyền chọn mua này là 10$. Nếu quyền chọn mua ở giá 131$ mà giá đang giao dịch ở 130$ thì không có giá trị thực.
Với quyền chọn bán: Quyền bán cổ phiếu Apple ở giá 135$ mà giá đang giao dịch là 130$ thì giá trị thực là 5$. Nếu là quyền bán ở 129$ mà giá đnag giao dịch là 130$ thì không có giá trị thực.
Giá trị kỳ vọng: Giá trị kỳ vọng của quyền tùy thuộc vào thời gian thực thi quyền dài hay ngắn, thời gian càng dài thì giá trị kỳ vọng càng cao và ngược lại.
Phần 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ CỦA OPTION (PREMIUM)
Biểu đồ ảnh hưởng đến giá của Quyền chọn Vậy là chúng ta đã biết giá của Option gồm giá trị thực và giá trị kỳ vọng. giờ tìm hiểu đến những yếu tố ảnh hưởng tới giá của Option để rút ra được kết luận nếu mua Call option hay Put option thì như thế nào mới có lãi.
Có 6 yếu tố tác động tới giá của Option. Trong đó 4 yếu tố đầu tiên là chính và hai yếu tố sau thì tác động nhỏ hơn.
- Giá của cổ phiếu ( hay chính xác là giá của Underlying ). Đây là tham chiếu để tính xem Quyền mà bạn mua có giá trị thực hay không.
- Giá thực thi của Quyền ( Strike Price ): Nếu giá thực thi của Quyền càng có giá trị thực so với giá đang giao dịch thì Premium càng cao.
- Thời gian có hiệu lực của Quyền: Thời gian này càng dài thì Premium càng cao.
- Độ giao động của cổ phiếu: Độ giao động trung bình của cổ phiếu càng cao thì Premium đắt và ngược lại.
- Lãi suất tiền gửi ngân hàng: Nếu lãi suất ngân hàng càng cao, để thu hút nhà đầu tư giá quyền sẽ thấp hơn so với thời kỳ lãi suất ngân hàng thấp.
- Cổ tức: Giá quyền của cổ phiếu có cổ tức cao sẽ đắt hơn giá quyền của cổ phiếu có cổ tức thấp.
Như vậy sau khi tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới giá của Option (Premium) có thể rút ra được kết luận rằng:
Nếu bạn là người mua quyền chọn đơn thuần thì điều kiện để bạn có lãi là:
- Chứng khoán đi đúng chiều dự đoán.
- Lượng tăng hoặc giảm đủ nhiều
- Hai việc trên phải diễn ra trong thời gian hiệu lực của Quyền.
-
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Hỏi thuật ngữ thị trường chứng khoán phái sinh (Hợp đồng tương lai dầu mỏ)
By quangdangduy in forum Kiến thức Chứng khoánTrả lời: 5Bài viết cuối: 29-06-2013, 11:12 AM -
Thị trường chứng khoán không phải là cờ bạc
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 4Bài viết cuối: 22-07-2011, 03:35 PM -
Thị trường chứng khoán đầu 2010: Không phải lúc sợ hãi
By BMW750i in forum Nhận định Thị trườngTrả lời: 1Bài viết cuối: 11-01-2010, 09:49 PM
Bookmarks