-
10-04-2015 11:16 PM #1
- Ngày tham gia
- Apr 2015
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Lộ diện "6 - 8 ngân hàng" sẽ bị xử lý
Đến hết tháng 3/2015, phần lớn các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính và báo cáo được kiểm toán xong. Từ đây, đã hé lộ một số ngân hàng có kết quả kinh doanh sa sút, nợ xấu lớn…
Nợ xấu vượt "đèn đỏ"
Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2014 với kết quả gây "sốc". Trong đó, tổng tài sản chỉ tăng 5,82%, đạt 82.068 tỷ đồng, huy động vốn tăng 5,71%, chỉ đạt 76.636 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 43.329 tỷ đồng, chỉ tăng 0,08% so với đầu năm 2014.
Thế nhưng, tỷ lệ nợ xấu của SouthernBank bất ngờ tăng vọt, lên tới 2.553 tỷ đồng (tăng thêm 948 tỷ đồng) và chiếm 5,89% tổng dư nợ. Trong đó, ngân hàng đã bán cho công ty VAMC được 619 tỷ đồng.
Tín dụng gần như không tăng và nợ xấu quá cao khiến cho lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 17,12 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận chỉ còn lại 1,2 tỷ đồng nên HĐQT đề xuất giữ lại, không chia cổ tức.
Với tình hình nợ xấu vượt quá cao, SouthernBank cũng dự tính khả năng khó xử lý được ngay, nên năm 2015, nhà băng này chỉ đặt mục tiêu kiểm soát nợ xấu dưới mức 5%. Đây vẫn là tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt giới hạn an toàn 3% dư nợ. Hiện nay, SouthernBank có khả năng sẽ sáp nhập vào Sacombank và đang trình NHNN chấp thuận đề án sáp nhập.
Thời gian qua, tình hình kinh doanh của DongABank cũng bị sa sút, nợ xấu tăng cao. Đến thời điểm này, ngân hàng vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2014, mà mới chỉ có Báo cáo tài chính quý III/2014. Theo đó, tín dụng vẫn tăng trưởng âm 0,54%, nợ quá hạn chiếm tới 13% dư nợ. Kết quả, DongAbank đã bị lỗ tới 76 tỷ đồng trong quý III. Lũy kế 9 tháng năm 2014, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng và sau thuế 149 tỷ đồng, chưa bằng một nửa cùng kỳ năm 2013.
Gần đây, thị trường cũng râm ran đồn đoán DongABank sẽ sáp nhập với ABBank của doanh nhân Vũ Văn Tiền. Việc sáp nhập ngân hàng có lẽ sẽ sáng tỏ hơn tại kỳ Đại hội cổ đông năm 2015 tới đây.
Cái tên thứ 3 được nhắc tới là Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) hiện được thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt bởi NHNN sau các sai phạm, bắt giữ hàng loạt lãnh đạo cấp cao. Các thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính của Oceanbank gần như "đóng kín".
Do Oceanbank chưa chốt được kết quả kinh doanh nên Tập đoàn Đại Dương (OceanGroup) – cổ đông lớn nắm 20% cổ phần ngân hàng đã phải xin hoãn công bố báo cáo tài chính đến lần thứ 2. Đến ngày 2/4, báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2014 của OceanGroup được công bố cũng không có số liệu tài chính của ngân hàng.
Cổ đông lớn Tập đoàn Dầu khí cũng chưa công bố thông tin tài chính có lẽ cũng vì chờ số liệu từ OceanBank. Trước đó, năm 2013, lợi nhuận sau thuế của OceanBank đã bị giảm xuống còn 188 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 2,97% và còn khoảng 689 tỷ đồng nợ quá hạn từ nhóm khách hàng Vinashin.
Ngoài ra, hiện vẫn còn một số nhà băng đang trong diện phải xử lý theo hướng có 3 ngân hàng lớn tham gia hỗ trợ tái cơ cấu, hoặc phải buộc sáp nhập.
Thận trọng sáp nhập
Trong số này, MekongBank đã được định đoạt sẽ sáp nhập vào MaritimeBank và sẽ biến mất khỏi thị trường. Toàn bộ tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh của MekongBank sẽ được chuyển giao sang MaritimeBank khi thực hiện sáp nhập. Quyền lợi của cổ đông MekongBank vẫn được đảm bảo khi MaritimeBank phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi với tỷ lệ 1:1.
Còn trường hợp GPBank, sau thời gian dài tự tìm kiếm, tiếp xúc các nhà đầu tư ngoại và có thông tin bán 100% cho ngân hàng nước ngoài, thì nay, nhà băng này lại "án binh bất động".
Hiện, chưa rõ GPBank sẽ sáp nhập với ngân hàng nào. Vì hiện, 3 ngân hàng lớn là Vietinbank, BIDV, Vietcombank đang phải gánh nhiệm vụ xử lý, hỗ trợ tái cơ cấu một số ngân hàng nhỏ, yếu kém như: Saigonbank, MHB, VNCB, Oceanbank…
Những khó khăn từ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nợ xấu lớn, cho vay sai phạm… đã khiến một số ngân hàng khó có thể trụ vững. Nhưng do yếu tố "nhạy cảm" và lo ngại gây bất ổn thị trường nên NHNN rất thận trọng tái cơ cấu nhóm 6-8 ngân hàng yếu kém.
Việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng như đã làm với Ngân hàng VNCB là nhằm đảm bảo an toàn hệ thống, giữ ổn định thị trường. Hơn thế, cũng là biện pháp cảnh báo các cổ đông ngân hàng.
Với ngân hàng yếu kém như Southernbank, kế hoạch sáp nhập đã được khởi động từ lâu, nhưng đến cuối năm 2014, mới có thông tin chính thức sáp nhập vào Sacombank. Hiện, đề án sáp nhập vẫn chưa được NHNN chấp thuận.
Về phía cổ đông, hiện họ cũng đang phải chịu nhiều thiệt thòi. Khi ngân hàng làm ăn kém hiệu quả, lợi nhuận giảm sút thì khó có thể chia cổ tức cao cho cổ đông được. Ngân hàng mới sau sáp nhập cũng chưa thể xử lý hết nợ xấu, kết quả kinh doanh có thể bị kéo giảm vài năm… Do đó, lợi ích của cổ đông sẽ bị thiệt hại trong ngắn hạn.
Theo Hải Hà
Thời báo kinh doanh
-
11-04-2015 08:18 AM #2
Senior Member- Ngày tham gia
- Feb 2013
- Bài viết
- 756
- Được cám ơn 275 lần trong 203 bài gởi
tính sơ sơ, có tầm 10 NH sẽ mất tên trong 2015
2016 thì sao?
-
11-04-2015 03:07 PM #3
- Ngày tham gia
- Apr 2015
- Bài viết
- 10
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Nợ xấu vượt "đèn đỏ"???????????????????????????????
-
13-04-2015 10:32 PM #4
- Ngày tham gia
- Apr 2015
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
mục tiêu là còn khoảng 15 ngân hàng, ko nhỡ đọc được ở đâu nhưng hình như vậy
-
16-04-2015 03:19 PM #5
Junior Member- Ngày tham gia
- Jan 2011
- Bài viết
- 190
- Được cám ơn 23 lần trong 18 bài gởi
Hé mở tiếp các thương vụ sáp nhập ngân hàng năm 2015
Không còn tình trạng úp mở, các thương vụ sáp nhập, hợp nhất trong năm 2015 đang dần được hé lộ và mở ra thông qua đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của các ngân hàng. Lãnh đạo NHNN cũng cho biết, sẽ sớm xem xét để thông qua quy trình sáp nhập, hợp nhất đối với các thương vụ M&A năm nay.
Mùa ĐHCĐ vào giai đoạn cao trào cũng là lúc các thương vụ M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng được hé mở, khi HĐQT các ngân hàng trình cổ đông thông qua.
Cụ thể, sau khi chính thức thông qua đề án sáp nhập MekongBank vào Maritimebank đầu tháng 4/2015, với tỷ lệ chuyển đổi 1:1, NHNN đang xem xét thêm một số thương vụ khác. Trong đó, SouthernBank - Sacombank dự kiến sẽ sớm được thông qua.
Trong tài liệu về ĐHCĐ 2015, báo cáo của HĐQT Sacombank có điểm đáng chú ý về việc sáp nhập. Theo HĐQT Sacombank, hiện 2 ngân hàng này đã hoàn tất đề án sáp nhập, đang chờ ý kiến chấp thuận về nguyên tắc của NHNN và các cơ quan hữu quan. Vì thế, năm 2015, sau khi có ý kiến chấp thuận chính thức của NHNN, HĐQT Sacombank sẽ tiếp tục phối hợp với HĐQT SouhternBank tập trung chỉ đạo, triển khai kế hoạch sáp nhập 2 ngân hàng một cách có hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu SouhernBank - Sacombank đến thời điểm này vẫn là dấu chấm hỏi lớn được nhiều người quan tâm, nhất là giới kinh doanh cổ phiếu.
Lợi nhuận trước thuế của Sacombank năm 2014 được công bố ở mức trên 2.800 tỷ đồng, và mục tiêu lợi nhuận năm nay là trên 3.000 tỷ đồng. Sacombank sẽ tiến hành ĐHCĐ vào ngày 21/4 tới. Trong khi đó, SouthernBank sẽ tiến hành ĐHCĐ trước một ngày. Tuy nhiên, đến thời điểm này, SouthernBank vẫn “giấu nhẹm” báo cáo tài chính 2014. Tuy tài liệu ĐHCĐ đã đưa lên website Ngân hàng, nhưng phải có mã cổ đông mới được xem.
Trong những năm qua, hoạt động của SouthernBank không hiệu quả, lợi nhuận thu về chỉ bằng 15 - 20% so với chỉ tiêu đưa ra, nên ngân hàng không chia cổ tức cho cổ đông. Song, thù lao HĐQT của SouthernBank vẫn được cam kết theo như kế hoạch đã đưa ra hàng năm.
Còn với Saigonbank – Vietcombank, ĐHCĐ của cả hai nhà băng được ấn định vào cùng ngày là 24/4. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, trong kỳ đại hội này, HĐQT của 2 nhà băng cũng sẽ trình cổ đông để thông qua việc sáp nhập Saigonbank vào Vietcombank. Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cũng cho hay, về mặt chủ trương, NHNN chấp thuận cho hai nhà băng này sáp nhập. Mọi vấn đề còn lại tùy thuộc vào sự quyết định của 2 bên, bởi Saigonbank không thuộc diện ngân hàng buộc phải tái cơ cấu, hoạt động của nhà băng này cũng tương đối tốt. Tuy nhiên, xu hướng cạnh tranh ngày một gia tăng trên thị trường tài chính đang buộc các nhà băng nhỏ phải tìm đối tác sáp nhập mới có thể phát triển lớn mạnh hơn là đứng riêng lẻ.
Thế nhưng, với thương vụ sáp nhập Nam A Bank – Eximbank, DongABank –ABBank, mọi chuyện vẫn phải chờ đến kỳ ĐHCĐ của các nhà băng này mới có thể sáng tỏ. Trong đó, riêng với Nam A Bank – Eximbank, mặc dù người của Nam A Bank đã ứng cử vào thành viên HĐQT Eximbank, với tỷ lệ trên 20%, nhưng nhóm cổ đông nào sẽ nắm quyền chi phối lớn nhất và ngồi vào ghế “nóng” Eximbank vẫn là dấu hỏi.
Vào ngày 17/4 tới, Nam A Bank sẽ tiến hành ĐHCĐ nhưng sẽ chỉ trình cổ đông thông qua việc sáp nhập với một ngân hàng khác, đồng thời sớm đưa cổ phiếu năm yết trên sàn chứng khoán. Vì thế, sự quan tâm của giới đầu tư cũng như cổ đông của 2 nhà băng này sẽ được đổ dồn vào ĐHCĐ Eximbank được tiến hành vào ngày 22/4.
Còn với DongABank – ABBank, mặc dù trên thị trường thời gian gần đây đã râm ran thông tin sáp nhập 2 ngân hàng này, nhưng lãnh đạo của 2 nhà băng trên đều từ chối bình luận. Phía NHNN cũng không xác nhận thông tin trên. Trong khi đó, lại có thông tin cho rằng, thương vụ DongABank – ABBank sẽ sớm được xem xét thông qua trong năm 2015.
Trên thực tế, 2 ngân hàng này không nằm trong diện tái cơ cấu bắt buộc. Vì thế, việc sáp nhập, hợp nhất là tùy thuộc vào chủ đích của 2 nhà băng. Theo Phó thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh, việc hợp nhất các ngân hàng đều trên tinh thần tự nguyện và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cổ đông tham gia góp vốn mua cổ phần phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu theo quy định; nguồn gốc tiền sử dụng góp vốn, mua cổ phần phải rõ ràng, minh bạch, tránh vốn “ảo”. Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng phải tiếp tục thực hiện chức năng thanh tra, giám sát để theo dõi chặt chẽ quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.
Thương vụ PGBank sáp nhập Vietinbank đã được ĐHCĐ Vietinbank chính thức thông qua trong ĐHCĐ ngày 14/4. Lãnh đạo Vietinbank cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, ngân hàng này đã hoàn thành hợp đồng sáp nhập. Dự kiến NHNN sẽ chấp thuận về nguyên tắc vào tháng 6/2015. Tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 1:0,9. Sau sáp nhập, tổng tài sản của VietinBank sẽ tăng thêm 25.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng thêm 3.000 tỷ đồng, lên trên 40.000 tỷ đồng. Cũng trong sáng ngày 14/4, PGBank đã tiến hành tổ chức ĐHCĐ. Trong các tờ trình gửi tới cổ đông, nhà băng này đã xin ý kiến về việc sáp nhập với Vietinbank. Như vậy, việc Vietinbank sáp nhập PGBank đến nay đã rõ ràng hơn.
Thùy Vinh
-
20-04-2015 10:42 PM #6
- Ngày tham gia
- Apr 2015
- Bài viết
- 11
- Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi
Làm ăn không hiệu quả, tái cơ cấu lại thì xử thôi mà
-
21-04-2015 08:21 AM #7
Junior Member- Ngày tham gia
- May 2013
- Bài viết
- 172
- Được cám ơn 106 lần trong 37 bài gởi
Giải pháp toàn diện cho dữ liệu tài chính: http://finance.vietstock.vn/
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
"Làm" "thầy" "mày" "không" "nên" "đố"
By vitc0n271 in forum XẢ HƠITrả lời: 5Bài viết cuối: 28-10-2013, 04:27 PM -
Thực hư chuyện ngân hàng "ăn" chênh lệch lãi suất "khủng"
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 22-05-2013, 11:21 AM -
Thống đốc: "6 ngân hàng yếu kém đang được giám sát toàn diện"
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 28-05-2012, 08:49 AM -
3 ngân hàng nhỏ khác chuẩn bị "về chung một nhà"
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 4Bài viết cuối: 06-02-2012, 03:44 PM
Bookmarks