Bão hòa CFA - học để làm gì?
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 12 của 12

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Dec 2014
      Bài viết
      9
      Được cám ơn 3 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định Bão hòa CFA - học để làm gì?

      Cách đây khoảng 2,3 năm, nếu nghe đến ai học CFA là em ngưỡng mộ vô cùng. Dù sao cũng là chứng chỉ được quốc tế công nhận, học bằng tiếng anh hắn hoi, lại còn lệ phí thi khá cao. Những người học và thi chắc chắn phải có sự quyết tâm và kiên trì rất lớn. Rồi những lời hoa mỹ của các trung tâm về cơ hội nghề nghiệp sau khi có bằng CFA: lương tính bằng nghìn đô, trở thành expert trong financial ********, investment, securities,... con đường sự nghiệp cứ coi như là trải đầy hoa hồng.

      Vậy là bà con đua nhau học CFA, người người nhà nhà dành tiền đi thi CFA. Bây giờ nhìn lại, CFA level I tràn lan khắp nơi, sinh viên năm 3,4 nếu định hướng theo tài chính thì đa phần đều đã pass CFA level I. Các công ty tài chính, chứng khoán, quỹ bây giờ khi tuyển dụng đều có thêm câu: CFA level I required hoặc là prefered bởi vì số lượng người học CFA đã quá là đông đúc rồi.

      Nhiều bạn, mà chính cả em cũng ảo tưởng, có được cái dòng CFA level I passer trong CV thì cái hồ sơ của mình sẽ sáng giá lắm. Nhưng mà sự thật thì nó chẳng có giá trị gì nhiều bởi CFA level I giờ hình như đã phổ cập rồi. Tụi em một lũ đậu level I, có những đứa đậu 9/10, hoặc 10/10 môn luôn, thế mà giờ chưa vào được phòng phân tích của cty nào dù là vị trí thực tập. Xin việc vất vả, thế là tụi nó kéo nhau đi làm môi giới, rồi làm tín dụng ở ngân hàng,...lương tính ra cũng không đến nổi, nhưng nhìn lại đứa nào cũng bảo, có được công việc hiện tại không phải là nhờ CFA. Vậy là nhìn lại, CFA chẳng có giá trị gì cho sự nghiệp của tụi nó cả. Rồi có đứa bất mãn quá, không đi làm mà lại cắm đầu học tiếp level 2, à nếu vẫn còn money thì cố cho xong level 3 để sau này khè thiên hạ cho vui. Vậy là số người pass level 2, 3 càng nhiều, CFA level 1 không còn giá trị để so sánh nữa. Nói thì nói vậy nhưng vẫn tồn tại nỗi lo âm ỉ, học thì cao như vậy nhưng kinh nghiệm của nó gần như bằng 0. Nếu có đi apply thì cũng phải bắt đầu từ những vị trí nhỏ nhất, mà ở Việt Nam thì mớ kiến thức CFA chưa chắc đã vận dụng hết. Mà tính ra như vậy thì cũng không cần học nhiều như vậy làm gì.

      Tóm lại, CFA để làm gì vậy mọi người?

    2. #2
      Ngày tham gia
      Dec 2014
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Nói chung là có thời gian và tiền bạc thì nên đi học
      học không bao giờ thừa cả đâu bác ơi

    3. #3
      Ngày tham gia
      Aug 2017
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi taigamehoaqua Xem bài viết
      Nói chung là có thời gian và tiền bạc thì nên đi học
      học không bao giờ thừa cả đâu bác ơi
      Còn có thời gian mà ko có tiền bạc như e chẳng hạn thì làm sao bác

    4. #4
      Ngày tham gia
      May 2017
      Bài viết
      17
      Được cám ơn 5 lần trong 3 bài gởi

      Mặc định

      học CFA giống như học thạc sĩ, có bằng để xin việc làm, đi quan hệ, chứ thực ra cũng chẳng dùng hết kiến thức được, đặc biệt là ở VN vì thị trường chưa phát triển. Theo mình nghĩ có thời gian, tiền bạc thì học cũng được.

    5. #5
      Ngày tham gia
      Feb 2013
      Bài viết
      757
      Được cám ơn 276 lần trong 204 bài gởi

      Mặc định

      quan trọng bác xác định học để làm gì? cụ thể càng tốt?

      ví dụ nhiều người học để làm quan.
      người khác học để làm người.

      Vậy cho e hỏi bác 1 câu, bác học CFA mục đích của bác là làm gì?


      Trích dẫn Gửi bởi tuhaobinhdinh Xem bài viết
      Cách đây khoảng 2,3 năm, nếu nghe đến ai học CFA là em ngưỡng mộ vô cùng. Dù sao cũng là chứng chỉ được quốc tế công nhận, học bằng tiếng anh hắn hoi, lại còn lệ phí thi khá cao. Những người học và thi chắc chắn phải có sự quyết tâm và kiên trì rất lớn. Rồi những lời hoa mỹ của các trung tâm về cơ hội nghề nghiệp sau khi có bằng CFA: lương tính bằng nghìn đô, trở thành expert trong financial ********, investment, securities,... con đường sự nghiệp cứ coi như là trải đầy hoa hồng.

      Vậy là bà con đua nhau học CFA, người người nhà nhà dành tiền đi thi CFA. Bây giờ nhìn lại, CFA level I tràn lan khắp nơi, sinh viên năm 3,4 nếu định hướng theo tài chính thì đa phần đều đã pass CFA level I. Các công ty tài chính, chứng khoán, quỹ bây giờ khi tuyển dụng đều có thêm câu: CFA level I required hoặc là prefered bởi vì số lượng người học CFA đã quá là đông đúc rồi.

      Nhiều bạn, mà chính cả em cũng ảo tưởng, có được cái dòng CFA level I passer trong CV thì cái hồ sơ của mình sẽ sáng giá lắm. Nhưng mà sự thật thì nó chẳng có giá trị gì nhiều bởi CFA level I giờ hình như đã phổ cập rồi. Tụi em một lũ đậu level I, có những đứa đậu 9/10, hoặc 10/10 môn luôn, thế mà giờ chưa vào được phòng phân tích của cty nào dù là vị trí thực tập. Xin việc vất vả, thế là tụi nó kéo nhau đi làm môi giới, rồi làm tín dụng ở ngân hàng,...lương tính ra cũng không đến nổi, nhưng nhìn lại đứa nào cũng bảo, có được công việc hiện tại không phải là nhờ CFA. Vậy là nhìn lại, CFA chẳng có giá trị gì cho sự nghiệp của tụi nó cả. Rồi có đứa bất mãn quá, không đi làm mà lại cắm đầu học tiếp level 2, à nếu vẫn còn money thì cố cho xong level 3 để sau này khè thiên hạ cho vui. Vậy là số người pass level 2, 3 càng nhiều, CFA level 1 không còn giá trị để so sánh nữa. Nói thì nói vậy nhưng vẫn tồn tại nỗi lo âm ỉ, học thì cao như vậy nhưng kinh nghiệm của nó gần như bằng 0. Nếu có đi apply thì cũng phải bắt đầu từ những vị trí nhỏ nhất, mà ở Việt Nam thì mớ kiến thức CFA chưa chắc đã vận dụng hết. Mà tính ra như vậy thì cũng không cần học nhiều như vậy làm gì.

      Tóm lại, CFA để làm gì vậy mọi người?

    6. #6
      Ngày tham gia
      Apr 2012
      Đang ở
      Sài Gòn
      Bài viết
      4
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Nếu bạn có hoài bão thăng tiến trong lĩnh vực quản lý quỹ hay phân tích đầu tư thì khi bạn lên đến chức quản lý thì cần đấy. Sau này làm sếp có bằng thì khách hàng mới tin tưởng giao tiền cho mình đầu tư chứ. Nhân viên mới vô làm trong ngành tốt nghiệp trung cấp làm là đủ rồi, chẳng qua điều kiện thị trường lao động cho phép nên người ta mướn người có bằng cấp thôi.

    7. #7
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      357
      Được cám ơn 112 lần trong 88 bài gởi

      Mặc định

      Bạn đã mắc một sai lầm "chết người", nhưng rất phổ biến. Trong CK người ta gọi những người như bạn là "những tay mơ", hoặc "nhà đầu tư theo phong trào".
      Học cũng là một khoản đầu tư. Vì vậy trước khi học cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
      1) Mục đích đầu tư là gi? ( Học để làm gì?)
      2) Chi phí đầu tư ( Chi phí cho việc học)
      3) Tỷ suất lợi nhuận, thời gian thu hồi vốn ( ưu thế tính bằng tiền, lương sau khi đã học xong)
      4) Những rủi ro của khoản đầu tư?

      Theo mình hiều, CFA là chương trình học cơ bản về đầu tư tài chính. Bạn đã học xong chương trình mà vẫn chưa trả lời được câu hỏi đầu tiên "học để làm gì?". Điều đó chứng tỏ bạn chưa học được gì.
      Tóm lai: khoản đầu tư của bạn là sai lầm và không có giá trị, giống như đầu tư vào OCG.

    8. Những thành viên sau đã cám ơn :
      phuongnd1012 (09-07-2015)

    9. #8
      Ngày tham gia
      Oct 2012
      Bài viết
      3
      Được cám ơn 4 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      Theo mình thì bạn vẫn cứ nên học đi đừng từ bỏ ước mở của mình. Có điều làm sao phải đảm bảo việc làm ở cơ quan cũng trôi chảy và đêm vẫn cày được việc học.

      Cá nhân mình, dân học CFA hẳn hoi thấy rằng CFA quá sâu và rộng cho nhiều công việc tài chính nhưng lại thiếu quá nhiều kĩ năng đào tạo để thăng tiến. Theo mình thay vì học CFA bạn nên bỏ tiền đi học MBA liên kết nước ngoài ở trong nước thì tốt hơn.

      Nên nhớ câu này: Thành công của bạn là các mối quan hệ xã hội của bạn có đủ tốt để dẫn đường cho bạn hay không. Bạn có nhiều người đàn anh, bạn thân đang làm vị trí cao ở các tổ chức tài chính thì những gì họ chia sẻ cho bạn còn quan trọng hơn CFA nhiều. MBA là môi trường rất ổn để bạn pt các mối quan hệ xã hội với những người có vị trí lãnh đạo.

    10. Những thành viên sau đã cám ơn :
      phuongnd1012 (09-07-2015)

    11. #9
      Ngày tham gia
      Jul 2015
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 5 lần trong 2 bài gởi

      Mặc định

      Chào bạn tuhaobinhdinh,
      Bạn đang nêu một vấn đề rất nóng hổi và cũng rất đúng trong tình hình thị trường lao động và bằng cấp hiện nay nói riêng trong ngành tài chính và nói chung trong mọi lãnh vực ở Việt Nam. Đa số mọi người đều chú trọng bằng cấp và chạy theo phong trào, ít chú tâm vào bản chất. Cũng giống nền giáo dục "phản giáo dục" của Việt Nam hiện nay, mọi người đa số đều chú trọng vào việc học gì (WHAT), mà không hiểu là vì sao phải học (WHY) và tương ứng với mục tiêu WHY này thì học như thế nào (HOW). Hệ quả là nhiều bạn trẻ học CFA đậu liên tục nhưng không thu lượm được nhiều từ kiến thức của chương trình CFA và cũng chẳng được tìm được việc tốt. Điều này giống như một bạn trẻ đang đeo đai trắng, dọc đường đi lượm được cuốn bí kíp dạy võ công tinh thâm và theo đó tập luyện. Tuy nhiên vì không đủ nội công nên học xong chẳng thấy kết quả, khi lâm trận bị đánh cho tơi bời rồi đổ lỗi cho bí kíp võ vô ích.
      Theo tôi, các bạn trẻ không nên quá tập trung vào việc học CFA mà nên tập trung vào việc đi làm, tiếp thu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc (trong nhiều lãnh vực), song song đó thì vừa tự học CFA vừa chuyển dần sang ngành tài chính đầu tư. Học CFA khi đang là sinh viên thì dễ đậu (vì còn rảnh và có trớn học) nhưng tiếp thu kiến thức sẽ hạn chế (vì chưa có kinh nghiệm, học như vẹt), đồng thời không giúp tạo kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian. Những người có nhiều kinh nghiệm, khi vừa đi làm vừa học CFA thì dù đậu hay rớt đều tốt vì: (1) Biết rõ mình tại sao mình học CFA và tại sao phải đầu tư vào việc học này (hiểu rõ WHY); (2) thời gian đi làm bận rộn, nên nếu học CFA nữa thì việc học và làm việc phải rất hiệu quả, kết quả là những người này sẽ hình thành kỹ năng quản lý thời gian, quản lý công việc và khả năng tổ chức, lập kế hoạch, triển khai kế hoạch rất tốt (tức biết cách làm sao cho tốt nhất, tức HOW); và (3) Tiếp thu kiến thức và áp dụng kiến thức đã học dễ hơn do đã có trải nghiệm thực tế, dù ít hay nhiều, tức là biết học và phát huy WHAT. Do vậy, người đang đi làm và có nhiều kinh nghiệm mà học và đậu CFA mới là người giỏi, còn các bạn sinh viên mới ra trường pass 3 levels chỉ là thợ học chứ không giỏi giang gì và do vậy không lên lương, không tìm được việc là đúng thôi!
      Ý kiến này là của người đã có kinh nghiệm làm đầu tư gần 20 năm và 10 năm có bằng CFA.

    12. Có 4 thành viên đã cám ơn Picnictoy :
      cryogen (01-01-2018), funn (09-04-2016), Hidenseek (16-07-2015), hieu819 (26-10-2015)

    13. #10
      Ngày tham gia
      Aug 2015
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 2 lần trong [ARG:2 UNDEFINED] bài gởi

      Mặc định

      người học CFA, không ai hỏi : " CFA để làm gì" nếu ai học CFA cũng thấy mình vô dụng, thì đó là lỗi người học. Học CFA không phải để oai, mà mục đích lớn nhất của bản thân tôi là học để bớt khổ, học để kiếm, để tạo ra giá trị tiền bạc. Nhiều người cũng học vì kiến thức, đam mê nhưng cái chung quy lại vẫn là cái giá trị vật chất của nó mang lại. Ai nói có CFA level 1 bây giờ không phải outstanding trong CV xin việc của sinh viên, điều quan trọng là, khi những người bạn có CFA 1 của bạn apply vào các tập đoàn lớn, họ focus không chỉ CFA level 1 trong CV, mà còn kỹ năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, khả năng xử lí vấn đề, làm việc nhóm, thuyết trình... Nếu bạn đã có CFA level 1, họ chấp nhận bạn là người giỏi về kiến thức, nhưng giao tiếp kém, ngoại ngữ đọc hiểu tốt nhưng nghe nói lại kém, làm việc nhóm không tốt, thuyết trình không đưa người nghe hiểu được vấn đề, thì bạn phải hỏi tại sao họ phải tuyển bạn? Là một sinh viên, có thời gian để học CFA, hãy học đi, CFA không phải nghiễm nhiên mà hàng nghìn người mơ ước, CFA chỉ là một công cụ và tạo ra được sản phẩm chủ yếu là do người sử dụng công cụ đó.

    14. Có 2 thành viên đã cám ơn Cao Anh :
      funn (09-04-2016), hieu819 (26-10-2015)

    15. #11
      Ngày tham gia
      Mar 2017
      Bài viết
      15
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Cho sinh viên học xong cái này mà kiếm được tiền chắc tụi nó thi nhau bỏ học quá =))

    16. #12
      Ngày tham gia
      Aug 2017
      Bài viết
      11
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Có điều kiện thì cứ học thôi, chứ như mình chắc ko theo nổi cái này :v

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 25-03-2015, 10:28 AM
    2. CFA là gì? Học CFA để làm gì?
      By thammy in forum CÂU LẠC BỘ CFA
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 24-11-2014, 02:04 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình