Cơ cấu vốn sẽ thay đổi?
Trong 4 năm lên sàn, với nguồn vốn chủ sở hữu lớn, C21 không bị phụ thuộc vào vốn vay và luôn duy trì tỷ lệ nợ/ vốn chủ sở hữu ở mức thấp.
Bây giờ bỏ ra 154 tỷ mua lại 7 triệu cổ phiếu sau khi hủy niêm yết, C2 sẽ phải sử dụng lượng tiền mặt và tiền đầu tư ngắn hạn (gửi ngân hàng) để thanh toán khoản này. Tài sản giảm tương ứng nguồn vốn cũng giảm. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm xuống còn 365.4 tỷ đồng. Hơn nữa, C21 cần vay vốn 256.5 tỷ đồng để đầu tư cho các dự án. Như vậy, cơ cấu vốn của doanh nghiệp có sự thay đổi mạnh mẽ. Theo đó, tỷ lệ Nợ/ VCSH sẽ tăng tới 0.7 và dự đoán sẽ tăng chi phí lãi vay của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc mua lại 154 tỷ đồng cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp, nếu trừ đi giá trị tài sản nằm trong hàng tồn kho thì tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ còn gần 84 tỷ đồng. Như vậy, khi nợ phải trả tăng cao, tài sản ngắn hạn lại giảm đáng kể, doanh nghiệp có thể gặp vấn đề về thanh khoản trong thời gian tới.


Với tỉ lệ Nợ/VSCH tăng cao như vậy, liệu đây có phải là kế hoạch rủi ro của C21 không?