CMT - Tiêu chuẩn vàng của trader trong PTKT
  • Thông báo


    Bình chọn: Phương pháp đầu tư của bạn

    + Trả lời Chủ đề
    Trang 5 của 9 Đầu tiênĐầu tiên ... 3 4 5 6 7 ... CuốiCuối
    Kết quả 81 đến 100 của 169
    1. #81
      Ngày tham gia
      Jul 2011
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Tài liệu CMT

      Bạn có thể gửi tài liệu CMT level 1 va level 2 vào địa chỉ mail của mình ko?


      Thanks nhiều!

    2. #82
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi CHAUPHAM Xem bài viết
      Bạn có thể gửi tài liệu CMT level 1 va level 2 vào địa chỉ mail của mình ko?


      Thanks nhiều!
      Mail nào bác.

      đủ 10 bác đăng ký em sẽ gởi 1 lượt.

      Thị trường lình xình thì các bác nên trang bị hành trang cho mình. Một con đường, một lối đi bất kể giông tố.
      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    3. Những thành viên sau đã cám ơn :
      VirusBNG (29-07-2011)

    4. #83
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      4
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Mail nào bác.

      đủ 10 bác đăng ký em sẽ gởi 1 lượt.

      Thị trường lình xình thì các bác nên trang bị hành trang cho mình. Một con đường, một lối đi bất kể giông tố.
      e-mail của em : broker.fm88@gmail.com
      Em chuyên về PTKT nhưng chưa có tổ chức nào công nhận lại học trái ngành nên muốn kiếm cái chứng chỉ cho vui.
      thank Bác

    5. #84
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Nhằm giới thiệu thêm với các bác về nghề trader, em sẽ sưu tầm thêm cho các bác về các bài viết về trader.

      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    6. Những thành viên sau đã cám ơn :
      VirusBNG (29-07-2011)

    7. #85
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Nhằm giới thiệu thêm với các bác về nghề trader, em sẽ sưu tầm thêm cho các bác về các bài viết về trader.

      Những nhà đầu cơ vĩ đại trong lịch sử
      Hoạt động từ năm 1972, Sở Giao dịch Chứng khoán New York chứng kiến nhiều đổ vỡ, thất bại, nhưng cũng có không ít nhà đầu tư kiếm lợi nhuận kếch xù nhờ tài năng và cả mánh khóe của mình.
      Tuy nhiên, dù có suy nghĩ thế nào về công việc của 10 người dưới đây, bạn cũng không thể phủ nhận họ là những nhà đầu cơ lớn nhất mọi thời đại.
      10. George Soros, chủ của tập đoàn Soros Quantum Fund

      George Sorsos nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng người ta nhớ đến ông nhiều nhất là vào năm 1992, khi ông dự đoán đồng bảng Anh sẽ xuống giá. Ngay lập tức, ông bán khống 10 tỷ bảng Anh và thu khoản lời lớn từ vụ đầu cơ này. Từ đó đến nay, ông được biết đến như “người phá hủy ngân hàng Anh”.
      George Soros còn nổi tiếng với phi vụ đầu cơ thực hiện vào năm 1988. Ngày ấy, Soros vận hành liên hoàn giữa mua và bán cổ phiếu Societe Generale, một ngân hàng lớn của Pháp, và kiếm được 2,2 triệu USD. Mãi đến năm 2006, một tòa án ở Pháp mới kết tội Soros sử dụng thông tin của người trong cuộc ở vụ đầu cơ này và đòi Soros phải hoàn trả tất cả lợi nhuận. Soros kháng án lên tận Tòa án Nhân quyền của Châu Âu. Một phán xử như vậy vào năm 1988 đủ để hủy hoại toàn bộ sự nghiệp đầu cơ của Soros, nhưng lại chẳng làm được gì nhà đầu cơ này vào thời điểm năm 2006.
      George Soros nổi tiếng trong giới đầu cơ là người kiếm được nhiều tiền nhất và nhanh nhất.
      9. David Einhorn, Giám đốc Quỹ phòng vệ rủi ro Greenlight Capital, Mỹ

      David Einhorn nổi tiếng với nghiệp vụ bán khống, điển hình là 2 vụ bán khống ngân hàng Allied Capital và Lehman Brothers.
      Là người nổi tiếng trong giới đầu tư với những phản biện táo bạo. Einhorn còn đặc biệt được biết đến rộng rãi từ đầu năm 2008, khi ông chạm đến nỗi sợ của giới đầu tư bằng việc chỉ trích và vạch ra tình trạng nguy cấp của tập đoàn tài chính hàng đầu Lehman Brothers chỉ vài tháng trước khi tập đoàn này đệ đơn xin phá sản.
      Điều thú vị nữa là ông Einhorn từng bắt đầu công việc kinh doanh tại quỹ đầu cơ Greenlight Capital do ông sáng lập với số tiền khoảng 900.000 USD vay mượn từ gia đình.
      8. Paul Tudor Jones, người sáng lập và Chủ tịch của Tudor Investment Corp.

      Là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất trong ngành tài chính thế giới, Paul Tudor Jones được biết đến rộng rãi khi đưa ra dự báo về sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1987. Ông đang điều hành quỹ Tudor Investment Corp của riêng mình, tuy nhiên cũng tham gia rất nhiều vào các hoạt động từ thiện.
      Ông này được biết đến như một con kền kền, chuyên kiếm ăn từ xác chết của các doanh nghiệp hay thậm chí là các nền kinh tế.
      7. David Tepper, người sáng lập quỹ Appaloosa Management

      Là người sáng lập ra Appaloosa Management, David Tepper nổi tiếng với các hoạt động đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu đang mất giá. Sau khủng hoảng tài chính, cũng giống như John Paulson, Tepper mua cổ phiếu ngân hàng ở mức thấp và sau đó bán ra ở mức cao, và thu về hàng tỷ USD lợi nhuận cho riêng mình.
      Tuy nhiên, ông này cũng được biết đến là một nhà hảo tâm “tham lam”. Lý do là bởi sau khi quyên góp 55 triệu đôla cho ngôi trường Carnegie Melon, nơi ông đã từng theo học, David Tepper đã yêu cầu đổi tên ngôi trường này thành trường đại học mang tên ông, trường kinh doanh David A. Tepper.
      6. Marty Schwartz

      Marty Schwartz bắt đầu khởi nghiệp tại sàn giao dịch American Stock Exchange và sau đó chuyển sang thực hiện các giao dịch tương lai.
      Một trong những vụ đầu tư nổi tiếng nhất của ông được đưa vào 2 cuốn sách: Pitbull do ông tự viết và Market Wizards do Jack Schwager viết. Tại 2 cuốn sách này, ông cũng thẳng thắn đưa ra những kinh nghiệm đầu tư của chính mình.
      5. John Arnold, chủ quỹ đầu tư Centaurus Energy

      John Arnold làm nên tên tuổi của mình bởi khả năng kinh doanh tài năng tại tập đoàn năng lượng Enron. Năm 2001, ở tuổi 27, chàng trai trẻ đã mang về cho Enron 750 triệu USD lợi nhuận và nhận được khoản tiền thưởng 8 triệu USD – là mức cao nhất trong số những người lĩnh thưởng của Enron trong năm này. Năm 2002, Enron bị phá sản, bằng chính khoản tiền thưởng 8 triệu đôla, anh lập quỹ đầu tư riêng mang tên Centaurus Energy.
      Hiện nay, người ta nhớ đến anh với việc mua danh mục đầu tư khí đốt của quỹ đầu tư Amaranth Advisors sau khi nhà đầu tư Brian Hunter khiến tổ chức này thua lỗ tới 6 triệu USD.
      John Arnold được coi là một trong những trùm kinh doanh năng lượng trên phạm vi toàn cầu.
      4. Jesse Livermore

      Ông được cho là một trong số những nhà đầu cơ vĩ đại nhất trên thế giới. Không một nhà đầu cơ nào được nhiều và cũng mất nhiều như ông.
      29 tuổi, giữa lúc giá cổ phiếu tăng cao, Jesses Livermore đồ rằng giá sẽ giảm, theo suy tính bản năng nhiều hơn là phân tích khoa học. Ngày 18/4/1906 xảy ra vụ động đất ở San Francisco - tai họa thiên nhiên lớn nhất ở nước Mỹ cho tới cơn bão Katrina năm 2005. Ba ngày sau, thị trường tài chính ở khu vực bờ biển phía Đông nước Mỹ đổ sụp, nhưng Livermore có thêm được 250.000 USD. Tương tự như vậy, phi vụ ngày 24/7/1907, khi thị trường chứng khoán New York bị khủng hoảng, chỉ trong một ngày Jesses Livermore kiếm được 1 triệu USD, giúp cho ông mới ở độ tuổi 30 đã có tài sản lên tới 3 triệu USD.
      Phi vụ lớn nhất của Jesses Livermore là đầu cơ vào “Ngày thứ Năm đen tối” năm 1929 ở Mỹ. Ngay từ trước đó nửa năm, ông đã đầu cơ cổ phiếu theo nguyên tắc giá giảm. Khi kinh tế Mỹ bước vào cuộc Đại suy thoái thì cũng là lúc ông có được hơn 100 triệu USD.
      Ông coi thị trường chứng khoán như một cỗ máy, hoạt động theo những khuôn mẫu nhất định. Nhiều người tin quan điểm đầu tư này của ông vẫn còn giữ nguyên giá trị trong bối cảnh thị trường hiện nay.
      3. John Paulson

      Ông được biết đến là một trong những người hiếm hoi nhận ra cuộc khủng hoảng nhà đất đang đến gần vào năm 2006, Paulson đã kiếm lời đủ trước khi rời khỏi thị trường. Đặt cược cho các tài sản mạo hiểm và các định chế tài chính, Paulson đã kiếm được khoảng 15 tỷ USD cho các nhà đầu tư.
      Phi vụ đầu cơ tỷ đôla này của ông bắt đầu vào năm 2006, khi ngân hàng Ameriquest phải trả cho 49 bang ở Mỹ 325 triệu USD để tránh bị lôi ra toà về tội gian dối trong cấp phát tín dụng. Paulson coi đó là sự khẳng định dự báo của mình. Với tất cả tài sản có được và số 150 triệu USD vốn huy động được thêm từ các nhà đầu tư, Paulson lập Paulson Credit Opportunities Fund để đầu cơ vào sự sụp đổ của thị trường bất động sản ở Mỹ. Cho tới giữa tháng 6/2006, Paulson vẫn còn bị mất tiền. Nhưng những gì xảy ra sau đó thì đúng hệt như suy tính của Paulson. Bear Stearns sụp đổ. Khủng hoảng tài chính bung ra và Paulson thu về 3,7 tỷ USD trong năm 2007, vượt xa kỷ lục do George Soros lập với 2,9 tỷ USD thu nhập trong năm hay James Simons trước đó với 2,8 tỷ USD.
      Ông đang điều hành một quỹ riêng nhưng kinh doanh không mấy ấn tượng, thế nhưng những phi vụ đầu cơ của ông cũng đủ khiến ông là ngôi sao sáng trong giới đầu cơ.
      2. Jim Chanos

      Ông nổi tiếng với việc thích xem xét các hồ sơ doanh nghiệp gửi lên Ủy ban chứng khoán Mỹ để tìm ra lỗ hổng của các công ty này. Ông thường thích đẩy cổ phiếu của một số công ty, trong đó bao gồm , Boston Market và MCI Worldcom sụt giá nghiêm trọng.
      Ông nổi tiếng nhất với việc đã bán khống cổ phiếu Enron sau khi ông phát hiện ra vấn đề về các hoạt động kế toán tại công ty này. Sau phi vụ đầu cơ thành công, ông đã trở thành một trong số những người giàu có nhất thế giới.
      1. Kyle Bass, chủ quỹ đầu tư Hayman Capital

      Năm 2007 và năm 2008, ông Kyle Bass từ một chuyên gia quản lý quỹ vô danh đã trở thành một nhà đầu tư nổi tiếng khi ông cho rằng thị trường nhà đất Mỹ sẽ sụp đổ. Mọi chuyện sau đó đúng như vậy. Việc bán khống chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho quỹ Hayman Capital của ông.
      Tạ Linh (tổng hợp)
      vnexpress

      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    8. Có 2 thành viên đã cám ơn kiemkhach :
      T90i (14-04-2015), VirusBNG (29-07-2011)

    9. #86
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      4
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Thời buổi này các bác đi học kiếm cho mình tấm bằng CMT lận lưng, khi thị trường hồi phục thì cơ hội rất nhiều. Đây là một chính sách hợp lý.

      Không biết Vietstock có mở lớp luyện thị CMT không nhỉ?
      Em vote rồi nhé e-mail của em : broker.fm88@gmail.com
      Vietstock có cao thủ đủ trình dạy thi CMT cơ ah Hay chính là bác đấy

    10. #87
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi VirusBNG Xem bài viết
      Em vote rồi nhé e-mail của em : broker.fm88@gmail.com
      Vietstock có cao thủ đủ trình dạy thi CMT cơ ah
      Không biết nữa bác ơi, em thì thấy giáo trình mới của Vietstock dạy khá bài bản và khá giống CMT không giống như lúc trước râu ông nọ cắm cằm bà kia.

      Em cũng học nhiều nơi rồi, thấy cơ sở vietstock tốt, mỗi người một máy ... giảng viên thì mỗi người một thế mạnh, đa phần là những người thực chiến tại các cty chứng khoán...... nên nhìn chung em thấy chỗ học của Vietstock là ok nhất so với mặt bằng chung.
      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    11. #88
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      4
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Không biết nữa bác ơi, em thì thấy giáo trình mới của Vietstock dạy khá bài bản và khá giống CMT không giống như lúc trước râu ông nọ cắm cằm bà kia.

      Em cũng học nhiều nơi rồi, thấy cơ sở vietstock tốt, mỗi người một máy ... giảng viên thì mỗi người một thế mạnh, đa phần là những người thực chiến tại các cty chứng khoán...... nên nhìn chung em thấy chỗ học của Vietstock là ok nhất so với mặt bằng chung.
      Em biết,hihi

    12. Những thành viên sau đã cám ơn :
      kiemkhach (29-07-2011)

    13. #89
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Những nhà đầu cơ vĩ đại trong lịch sử
      Hoạt động từ năm 1972, Sở Giao dịch Chứng khoán New York chứng kiến nhiều đổ vỡ, thất bại, nhưng cũng có không ít nhà đầu tư kiếm lợi nhuận kếch xù nhờ tài năng và cả mánh khóe của mình.
      Tuy nhiên, dù có suy nghĩ thế nào về công việc của 10 người dưới đây, bạn cũng không thể phủ nhận họ là những nhà đầu cơ lớn nhất mọi thời đại.
      10. George Soros, chủ của tập đoàn Soros Quantum Fund

      George Sorsos nổi tiếng về nhiều thứ, nhưng người ta nhớ đến ông nhiều nhất là vào năm 1992, khi ông dự đoán đồng bảng Anh sẽ xuống giá. Ngay lập tức, ông bán khống 10 tỷ bảng Anh và thu khoản lời lớn từ vụ đầu cơ này. Từ đó đến nay, ông được biết đến như “người phá hủy ngân hàng Anh”.
      George Soros còn nổi tiếng với phi vụ đầu cơ thực hiện vào năm 1988. Ngày ấy, Soros vận hành liên hoàn giữa mua và bán cổ phiếu Societe Generale, một ngân hàng lớn của Pháp, và kiếm được 2,2 triệu USD. Mãi đến năm 2006, một tòa án ở Pháp mới kết tội Soros sử dụng thông tin của người trong cuộc ở vụ đầu cơ này và đòi Soros phải hoàn trả tất cả lợi nhuận. Soros kháng án lên tận Tòa án Nhân quyền của Châu Âu. Một phán xử như vậy vào năm 1988 đủ để hủy hoại toàn bộ sự nghiệp đầu cơ của Soros, nhưng lại chẳng làm được gì nhà đầu cơ này vào thời điểm năm 2006.
      George Soros nổi tiếng trong giới đầu cơ là người kiếm được nhiều tiền nhất và nhanh nhất.
      9. David Einhorn, Giám đốc Quỹ phòng vệ rủi ro Greenlight Capital, Mỹ

      David Einhorn nổi tiếng với nghiệp vụ bán khống, điển hình là 2 vụ bán khống ngân hàng Allied Capital và Lehman Brothers.
      Là người nổi tiếng trong giới đầu tư với những phản biện táo bạo. Einhorn còn đặc biệt được biết đến rộng rãi từ đầu năm 2008, khi ông chạm đến nỗi sợ của giới đầu tư bằng việc chỉ trích và vạch ra tình trạng nguy cấp của tập đoàn tài chính hàng đầu Lehman Brothers chỉ vài tháng trước khi tập đoàn này đệ đơn xin phá sản.
      Điều thú vị nữa là ông Einhorn từng bắt đầu công việc kinh doanh tại quỹ đầu cơ Greenlight Capital do ông sáng lập với số tiền khoảng 900.000 USD vay mượn từ gia đình.
      8. Paul Tudor Jones, người sáng lập và Chủ tịch của Tudor Investment Corp.

      Là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất trong ngành tài chính thế giới, Paul Tudor Jones được biết đến rộng rãi khi đưa ra dự báo về sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1987. Ông đang điều hành quỹ Tudor Investment Corp của riêng mình, tuy nhiên cũng tham gia rất nhiều vào các hoạt động từ thiện.
      Ông này được biết đến như một con kền kền, chuyên kiếm ăn từ xác chết của các doanh nghiệp hay thậm chí là các nền kinh tế.
      7. David Tepper, người sáng lập quỹ Appaloosa Management

      Là người sáng lập ra Appaloosa Management, David Tepper nổi tiếng với các hoạt động đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu đang mất giá. Sau khủng hoảng tài chính, cũng giống như John Paulson, Tepper mua cổ phiếu ngân hàng ở mức thấp và sau đó bán ra ở mức cao, và thu về hàng tỷ USD lợi nhuận cho riêng mình.
      Tuy nhiên, ông này cũng được biết đến là một nhà hảo tâm “tham lam”. Lý do là bởi sau khi quyên góp 55 triệu đôla cho ngôi trường Carnegie Melon, nơi ông đã từng theo học, David Tepper đã yêu cầu đổi tên ngôi trường này thành trường đại học mang tên ông, trường kinh doanh David A. Tepper.
      6. Marty Schwartz

      Marty Schwartz bắt đầu khởi nghiệp tại sàn giao dịch American Stock Exchange và sau đó chuyển sang thực hiện các giao dịch tương lai.
      Một trong những vụ đầu tư nổi tiếng nhất của ông được đưa vào 2 cuốn sách: Pitbull do ông tự viết và Market Wizards do Jack Schwager viết. Tại 2 cuốn sách này, ông cũng thẳng thắn đưa ra những kinh nghiệm đầu tư của chính mình.
      5. John Arnold, chủ quỹ đầu tư Centaurus Energy

      John Arnold làm nên tên tuổi của mình bởi khả năng kinh doanh tài năng tại tập đoàn năng lượng Enron. Năm 2001, ở tuổi 27, chàng trai trẻ đã mang về cho Enron 750 triệu USD lợi nhuận và nhận được khoản tiền thưởng 8 triệu USD – là mức cao nhất trong số những người lĩnh thưởng của Enron trong năm này. Năm 2002, Enron bị phá sản, bằng chính khoản tiền thưởng 8 triệu đôla, anh lập quỹ đầu tư riêng mang tên Centaurus Energy.
      Hiện nay, người ta nhớ đến anh với việc mua danh mục đầu tư khí đốt của quỹ đầu tư Amaranth Advisors sau khi nhà đầu tư Brian Hunter khiến tổ chức này thua lỗ tới 6 triệu USD.
      John Arnold được coi là một trong những trùm kinh doanh năng lượng trên phạm vi toàn cầu.
      4. Jesse Livermore

      Ông được cho là một trong số những nhà đầu cơ vĩ đại nhất trên thế giới. Không một nhà đầu cơ nào được nhiều và cũng mất nhiều như ông.
      29 tuổi, giữa lúc giá cổ phiếu tăng cao, Jesses Livermore đồ rằng giá sẽ giảm, theo suy tính bản năng nhiều hơn là phân tích khoa học. Ngày 18/4/1906 xảy ra vụ động đất ở San Francisco - tai họa thiên nhiên lớn nhất ở nước Mỹ cho tới cơn bão Katrina năm 2005. Ba ngày sau, thị trường tài chính ở khu vực bờ biển phía Đông nước Mỹ đổ sụp, nhưng Livermore có thêm được 250.000 USD. Tương tự như vậy, phi vụ ngày 24/7/1907, khi thị trường chứng khoán New York bị khủng hoảng, chỉ trong một ngày Jesses Livermore kiếm được 1 triệu USD, giúp cho ông mới ở độ tuổi 30 đã có tài sản lên tới 3 triệu USD.
      Phi vụ lớn nhất của Jesses Livermore là đầu cơ vào “Ngày thứ Năm đen tối” năm 1929 ở Mỹ. Ngay từ trước đó nửa năm, ông đã đầu cơ cổ phiếu theo nguyên tắc giá giảm. Khi kinh tế Mỹ bước vào cuộc Đại suy thoái thì cũng là lúc ông có được hơn 100 triệu USD.
      Ông coi thị trường chứng khoán như một cỗ máy, hoạt động theo những khuôn mẫu nhất định. Nhiều người tin quan điểm đầu tư này của ông vẫn còn giữ nguyên giá trị trong bối cảnh thị trường hiện nay.
      3. John Paulson

      Ông được biết đến là một trong những người hiếm hoi nhận ra cuộc khủng hoảng nhà đất đang đến gần vào năm 2006, Paulson đã kiếm lời đủ trước khi rời khỏi thị trường. Đặt cược cho các tài sản mạo hiểm và các định chế tài chính, Paulson đã kiếm được khoảng 15 tỷ USD cho các nhà đầu tư.
      Phi vụ đầu cơ tỷ đôla này của ông bắt đầu vào năm 2006, khi ngân hàng Ameriquest phải trả cho 49 bang ở Mỹ 325 triệu USD để tránh bị lôi ra toà về tội gian dối trong cấp phát tín dụng. Paulson coi đó là sự khẳng định dự báo của mình. Với tất cả tài sản có được và số 150 triệu USD vốn huy động được thêm từ các nhà đầu tư, Paulson lập Paulson Credit Opportunities Fund để đầu cơ vào sự sụp đổ của thị trường bất động sản ở Mỹ. Cho tới giữa tháng 6/2006, Paulson vẫn còn bị mất tiền. Nhưng những gì xảy ra sau đó thì đúng hệt như suy tính của Paulson. Bear Stearns sụp đổ. Khủng hoảng tài chính bung ra và Paulson thu về 3,7 tỷ USD trong năm 2007, vượt xa kỷ lục do George Soros lập với 2,9 tỷ USD thu nhập trong năm hay James Simons trước đó với 2,8 tỷ USD.
      Ông đang điều hành một quỹ riêng nhưng kinh doanh không mấy ấn tượng, thế nhưng những phi vụ đầu cơ của ông cũng đủ khiến ông là ngôi sao sáng trong giới đầu cơ.
      2. Jim Chanos

      Ông nổi tiếng với việc thích xem xét các hồ sơ doanh nghiệp gửi lên Ủy ban chứng khoán Mỹ để tìm ra lỗ hổng của các công ty này. Ông thường thích đẩy cổ phiếu của một số công ty, trong đó bao gồm , Boston Market và MCI Worldcom sụt giá nghiêm trọng.
      Ông nổi tiếng nhất với việc đã bán khống cổ phiếu Enron sau khi ông phát hiện ra vấn đề về các hoạt động kế toán tại công ty này. Sau phi vụ đầu cơ thành công, ông đã trở thành một trong số những người giàu có nhất thế giới.
      1. Kyle Bass, chủ quỹ đầu tư Hayman Capital

      Năm 2007 và năm 2008, ông Kyle Bass từ một chuyên gia quản lý quỹ vô danh đã trở thành một nhà đầu tư nổi tiếng khi ông cho rằng thị trường nhà đất Mỹ sẽ sụp đổ. Mọi chuyện sau đó đúng như vậy. Việc bán khống chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp đã mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho quỹ Hayman Capital của ông.
      Tạ Linh (tổng hợp)
      vnexpress

      Toàn mắt xanh, mũi đỏ. Chưa thấy ông Châu Á hay ông Việt Nam nào ngồi trên bảng này nhỉ.
      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    14. #90
      Ngày tham gia
      Apr 2010
      Bài viết
      4
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Toàn mắt xanh, mũi đỏ. Chưa thấy ông Châu Á hay ông Việt Nam nào ngồi trên bảng này nhỉ.
      Mấy ông ở ẩn hết đó mà
      Chứ dân Trung Của India và Nga trade fx vô đối lắm
      PTKT của họ phải nói là em phục sát đất

    15. #91
      Ngày tham gia
      Aug 2011
      Bài viết
      1
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      CMT level 1 và level 2 là điều kiện cần bắt buộc (thay thế series 86 trong luật chứng khoán Mỹ) đối với bất kỳ cá nhân nào làm trong các cty chứng khoán, cty quản lý quỹ được Ủy ban chứng khoán Mỹ ( SEC) công nhận trên toàn thế giới.

      Trong website chính thức MTA.org, cơ hội làm việc tại sing, hongkong với vị trí assistance Trader cho các cty chứng khoán và cty quản lý quỹ cho những người có CMT level 2.

      Tại Việt Nam, Website Phú Toàn cũng đang tuyển trưởng phòng Nghiên cứu có CMT level 1, ACBS đang tuyển chuyên viên phân tích kỹ thuật yêu cầu có chứng chỉ CMT. ( các bác có thể kiểm tra bằng google).

      Hiện tại tôi đang có bộ sách luyện thi CMT level 1 và level 2, bác nào cần thì vote và pm tôi sẽ gởi.

      Cần tìm các bạn học chung nhóm luyện thi CMT.
      Bạn share cho mình với. Đang tập tành vào lĩnh vực này ạh. Thanks!

    16. #92
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Các cách chết của Trader


      1/ Cái chết trên đỉnh vinh quang:
      đánh đúng trend, ăn liên tục đến gần đỉnh trend => tự tin với nhận xét của mình, dốc túi tất tay ==> rơi ngay xuống vực từ đỉnh
      2/ Cái chết dưới vực sâu:
      dò ngược trend, tin rằng trend đã yếu, đáy sắp đến rồi ==> đưa tay ra mò đáy, kẹp 1 tay. Thế là đưa thêm tay nữa bình quân giá ==> kẹp tiếp ==> từ từ trôi xuống địa ngục
      3/ Cái chết giữa dòng thác:
      đánh ngược trend ==> kẹp ==> hoảng lên cút nót và đánh ngược chiều ==> lại kẹp ==> lại loay hoay ==> mệt quá nên chết giữa dòng
      4/ Chết do PTKT :
      Tự tin với các tuyệt chiêu (mô hình, Doji, Elliotte...) => ra đòn => bị phản đòn => Sử dụng quá nhiều chỉ báo => nhũn não => loay hoay => bị kẹp.
      5/ Chết do PTCB :
      Tự tin với nguồn tin mật => tích phân cho lắm vào => quất thẳng tay trong khi thị trường phản ứng ngược với suy luận Sợc trên gu gồ một đống * => Xem tin thấy... tin nọ đá tin kia => chẳng biết theo cái nào => đánh đại một hướng => Hai loại chết đầu (chết trên đỉnh vinh quang và chết dưới vực sâu) thường bắt nguồn từ những lý do trên,
      6/ Chết do hóng hớt :
      Hóng cho nhiều vào => điếc tai => táng bậy bạ => Tinh thần không được tốt, vận đen cứ đeo theo mãi chả biết quyết định thế nào đành đánh theo các cao thủ võ lâm. Có ai biết rằng các cao thủ thường là trên mình có rất nhiều sẹo lớn nhỏ đủ loại, nó là những dấu tích còn lại khi hành tẩu giang hồ. Đi theo cao thủ là chấp nhận bước ra giang hồ mà trên tay không có bảo kiếm => chết chắc.

      sưu tầm.


      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    17. Những thành viên sau đã cám ơn :
      T90i (14-04-2015)

    18. #93
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Trading Rule # 1: Zero - Sum Game

      Đây là một thị trường mà người ta gọi là zero - sum game.

      Zero là con số không. Sum là tổng số của bài toán cộng. Zero-sum game có nghĩa là tổng số (sum) tiền trong thị trường không thay đổi, không nẩy nở, hay thâu rút lại.
      Nhưng trong thị trường lại có thắng thua. Sự thắng thua này có nghĩa là trong thị trường này mỗi khi có một người thắng thì cũng sẽ có một người thua. Đó là định nghĩa của hai chữ Zero-sum mà bạn thường nghe.
      Người thua đó có thể là bạn, hay cũng có thể là một Central Bank của một quốc gia nào đó. Điểm chính yếu của thị trường này là con số người thua thường nhiều hơn con số người thắng.
      Theo thống kê thì chỉ có 20 % là thắng và 80 % là thua. Vì số người thua nhiều hơn số người thắng cho nên số tiền mà người thắng lấy từ người thua là một số tiền rất lớn. Vì thế currency trading rất nổi tiếng trong giới trading, nhưng cũng chính vì thế mà nó rất là cut - throat (ác liệt). Muốn thành công trong thị trường này, bạn phải có một kỷ luật và một phương cách trade dành riêng cho chính mình.


      Trading Rule # 2: Plan Your Trades; Trade Your Plan Lập kế hoạch trade

      Nghiên cứu cho thật kỹ, rồi hãy trade. Đừng trade xong rồi mới nghiên cứu. Đây là một lỗi rất thông thường cho những người mới học trade. Đối với họ, cái hào hứng khi nhập cuộc chơi quyến rủ nhiều hơn là ngồi ngoài, dò xét, học hỏi về thị trường. Tâm lý của người trong cuộc là ai cũng muốn thắng, hay là ai cũng nghĩ đến mình sẽ thắng. Nhưng ít ai lại chịu suy nghĩ làm sao thắng. Trading trong các markets như currency, futures, options là a zero-sum game. Zero-sum game có nghĩa là phải có trong cuộc chơi này tổng số tiền của thị trường không thay đổi (zero sum). Nhưng sẽ có người thua và người thắng. Tiền của người thua đến từ túi người thắng, chứ không phải đến từ thị trường.


      Trader Rule # 3 TREND xu hướng

      Bài học chính của trading, trong tất cả các market, là đi theo hướng chính của thị trường đã và đang đi. Đó gọi là TREND. Trend nhiều khi có từng đợt, giống như đợt sóng. Up trend và down trend. Mỗi một đợt sóng nhiều khi kéo dài thật lâu, nhưng nhiều khi cũng thật ngắn. Không đợt sóng nào giống nhau. Công việc chính của bạn trong thị trường là dò các cơn sóng, và đi theo nó.

      Đơn giản vậy thôi. Tuy nói ra thì nghe rất đơn giản, nhưng trên thực tế thì không đơn giản tí nào. Nhưng nếu bạn quyết định chọn nghề này để làm kế sinh nhai thì bạn phải ráng tìm các đợt sóng của thị trường mà đi theo, nếu bạn muốn sống còn với nó. Điều thứ nhì mà bạn nên biết là đừng bao giờ cố gắng tìm kiếm hai điểm quan trọng nhất của thị trường. Đó là hai điểm cao nhất (top) và điểm thấp nhất (bottom). Từ lúc thị trường tài chánh được trao đổi mua bán đến nay cũng ít gì hơn 100 năm. Trong khoảng thời gian dài hơn một thế kỹ này đã có không biết bao nhiêu nhân tài bỏ công, bỏ sức ra đi tìm hai cực này. Tất cả đều là vô vọng. Bạn có thể may mắn kiếm được nó một vài lần trong cuộc đời trading của mình, nhưng đừng nghĩ là bạn có thể sống trong thị trường bằng cách đi kiếm hai điểm này. Cho nên bài học thứ 3 trong cuộc chơi, và cũng là bài học để sống còn, là đừng nên kiếm hai điểm cao nhất và thấp nhất để mua và bán. Top và bottom thường xuất hiện vào những lúc bạn không ngờ nhất, và chỉ SAU KHI xuất hiện rồi thì bạn mới biết đó là Top hay Bottom.
      Thói thường của người là mua thấp bán cao. Thói thường của thị trường là không mua thấp, và cũng không bán cao. Chỉ cần mua bán khúc chính giữa thôi. Bạn làm được như thế dài hạn thì cũng đủ giàu rồi.


      Trader Rule # 4 Kỹ Luật & Tự Kỷ

      The most difficult task in speculation is not prediction but self - control. Successful trading is difficult and frustrating. You are the most important element in the equation for success.

      Đây là một điều đúng nhất trong tất cả những điều về trading mà bạn sẽ học được. Trading quả thật không có gì khó cả nếu chỉ nhìn trên mặt của vấn đề. Ngược lại, trong chúng ta rất ít ai làm được.

      Lý do tại vì sao? Câu trả lời này nằm trong mỗi chúng ta. Trading là một phản ảnh của tính tình người trong cuộc chơi. Người mới trade thường chỉ chú ý vào việc mua bán, ít khi tự suy xét về hành động mua bán của mình. Đối với họ việc mua bán sẽ là quyết định của thành công trong trading. Họ chưa biết đặt câu hỏi ngược lại. Họ chưa biết tự xét mình, tự đánh dấu hỏi về sự phân tích của mình. Họ còn suy nghĩ một chiều.
      Trong quá trình trading, người trader sẽ thu thập rất nhiều kinh nghiệm cá nhân. Mỗi kinh nghiệm đó là kết quả của một bài học đau thương hay vui mừng. Kinh nghiệm này dần dà sẽ được lưu trữ trong đầu mỗi người. Dựa vào đấy, người trader lập ra cho mình một số luật lệ riêng biệt mà chỉ có cá nhân đó mới áp dụng chính xác được. Đem truyền cái này cho người khác họ sẽ ít thành công hơn. Những luật lệ này là những luật lệ mà từng cá nhân một phải theo cho thật sát. Nếu không thì sẽ thua rất mau. Những traders khác như thế nào thì tôi không biết, riêng cá nhân tôi, tôi có một số luật bất di bất dịch. Và tôi theo nó như một cái máy. Cái này giúp tôi sống còn trong bao năm tháng của trading. Nhưng không có gì trong đời là tuyệt đối, nhất là trong trading. Cho nên rất nhiều khi tôi bỏ mất cơ hội để thắng vì cái trade đó không có đưa ra signals mà tôi muốn. Những lúc đó, nó đánh một câu hỏi lớn về phương pháp của mình. Tôi có những hoài nghi về phương thức mình đã chọn. Và cũng rất nhiều lần tôi bỏ nó để trade theo cái gì mình thích, trade theo cảm tình. Nhưng dần dà thời gian qua, tôi thấy chỉ có nó là cách thức đem lại cho tôi nhiều thành công nhất.
      Đọc giả của bài này phần lớn, nếu không nói là hầu hết, đều là những người mới học trade. Nhiều lắm là vài năm. Ít lắm thì vài tháng. Các bạn đang và sẽ đi trên con đường tôi đã đi qua. Đó là con đường có khá nhiều chông gai. Trên con đường này các bạn sẽ gặp những khó khăn y như tôi đã gặp. Nhưng tùy theo khả năng hấp thụ của từng người trên đoạn đường này sẽ làm bạn thành một người trader giỏi, một trader trung bình, hay tệ hơn, là một người thua. Một số lớn các bạn đọc giòng chữ này hôm nay sẽ bỏ cuộc, sẽ chọn một nghề khác. Đường vào Wall St. thênh thang lắm, nhưng rất ít kẻ đi hết đoạn đường.

      Trading Rule # 5: Stop Loss Cắt lỗ

      John Murphy dạy rằng không nên châm tiền vào (meeting a margin call), hay nói theo tiếng lóng của traders là THROWING MONEY AFTER BAD STOCKS. Lập luận này có nghĩa là anh đã sai khi anh mua cái stock đó rồi (stock rớt = anh sai). Nếu anh đã sai thì tại sao anh còn muốn sai thêm nữa? Đó là chủ ý của câu nói: Don't throw good money after bad stocks. Ý nghĩa của câu này cũng như cutting loss thôi. Trong trường hợp này anh không bán, nhưng broker bán dùm anh. Nhà bank chỉ cho anh mượn tiền, chứ không có đầu tư hay trade chung với anh. Thành ra, khi stock anh mà rớt thì chuyện đầu tiên nhà bank muốn làm là bảo vệ vốn họ đã bỏ ra. Khi họ thấy vốn anh mỏng dần vì stock rớt là họ kêu anh bỏ thêm vào.

      Dần dần các anh thấy rằng cutloss là một hành động tối cần thiết để giữ vốn, và cũng là một việc làm CỰC KỲ khó khăn của một người traders. Người ta không ai thích cut loss cả. Họ nuôi mải hy vọng. Thậm chí khi nói đến cutting loss là người quạu liền. Nhưng đó là bề trái của trading. Không học cutting loss thì ĐỪNG NÊN TRADE. Thói thường của đời là thấy stocks xuống thì mong cho nó lên. Cutting loss thì sợ mất nó. Hôm nay stock rớt xuống còn bao nhiêu đó. Cutting loss ngay bây giờ thì anh biết chắc chắn là anh còn bấy nhiêu đấy. Anh bình an trong nhức buốt của cái thua. Nhưng điều anh còn là mạng sống. Cuộc chơi vẫn còn đối với anh. Không cut loss ngồi đó liếm hoài vết thương. Mỗi khi stock rớt xuống thêm thì vốn càng teo lại hơn nữa.

      Thói đời thường là lúc cần cut ngay thì người ta chần chừ. Nhưng đến lúc quá mệt mỏi vì áp lực tâm lý hay đến lúc cạn kiệt thì họ mới cut. Lúc đó lại là lúc nên mua, vì đó lại là bottom. Đời nó có cái quái đản thế đó. Và dường như nó chỉ xảy ra với mình mà thôi !!!.Tâm trạng này ai cũng có qua hết. Không ít thì nhiều. Chú nào nói chưa có là xạo, hay chưa nếm đủ hương vị "ngọt ngào" của trading. Bởi thế tại sao người ta đặt một số % nhất định khi bước vào. Trật là ra không hối tiếc. Làm một vài lần sẽ quen thôi. Quen rồi, nhớ lại lúc xưa sao mình dể sợ. Cứ ôm hoài một niềm đau nhức buốt của trading.

      Never Cancel a stop loss order after you have placed it!

      Đừng bao giờ hủy bỏ một stop loss order sau khi bạn đã đặt xong. Thông thường thì người mới học trade chưa biết xài stop loss. Họ mua xong rồi bỏ đó. Nếu thấy nó xuống thì lo. Nó lên thì mừng. Nếu nó xuống quá nhiều thì đành chịu vậy. Giai đoạn thứ nhì là tập đặt stop loss. Nhưng rồi khi thấy stocks xuống nhiều quá, họ lại dời stop loss xuống một mức thấp hơn hay có thể hủy bỏ stop loss order luôn.

      Trading thì không ai muốn thua, nhưng muốn thành công trong trading thì phải chấp nhận rằng THUA là một điều phải có. Không thể nào tránh khỏi được. Điều mình có thể làm khi thua là giảm bớt nó đi. Và phương cách giảm bớt cái thua là stop loss. Và nếu hủy bỏ stop loss thì cái thua sẽ tăng. Một điều mà các bạn nên nhớ rằng là thị trường nó không biết bạn đang thua. Với một hướng đi hiện tại mà nó đang đi (lên/xuống) là kết quả của một lối suy nghĩ của tất cả các người trong cuộc chơi gom lại. Chừng nào họ thay đổi lối suy nghĩ về thị trường hiện tại thì hướng đi của giá mới thay đổi theo. Bằng không thì nó vẫn sẽ đi theo hướng đi hiện tại. Bạn hay bất cứ một người nào khác không thể nào tiên đoán được KHI nào người ta sẽ thay đổi cái nhìn về thị trường, và giá sẽ thay đổi theo. Vì thế phương pháp tự bảo vệ mình là một stop loss.

      Trading Rule # 6: Buy High & Sell Low Mua giá cao, bán giá thấp

      Successful traders are not afraid to buy high and sell low:

      Đây là một loại momentum trading rất thịnh hành vào những năm trước 2000 ở Hoa Kỳ. Châm ngôn này đúng nhiều hơn sai, nhưng không hẳn là hoàn toàn chính xác. Theo thiển ý của tôi thì hai chữ “buy high” này là thế nào? Buy khi stock hay currency đang lên cao hơn điểm 52-week high, hay là cao hơn một điểm nào đó? Theo kinh nghiệm riêng của tôi thì khi buy high bạn phải xác định lại cái trend của thị trường. Trend càng dài, càng lâu, và đặc biệt nhứt là càng vững. Vững ở đây có nghĩa là chiều dài của trend (6 tháng, 1 năm chẳng hạn) không có giao động nhiều. Nó đi một đường tương đối thẳng thì đó là một dấu hiệu tốt và nên mua cho dù giá có cao hơn lúc trước. Kinh nghiệm cá nhân của tôi trong định luật này là thị trường oil của gần 2 năm về trước khi oil lên đến 40/barrel. Lúc ấy 40/barrel là một điều không tưởng được vì chỉ 3 năm trước thôi, nó còn giá 15-20. Nhưng nếu nhìn cái chiều dài của cái trend thì thấy nó đi một lằn thẳng. Slop (độ cao) và thời gian dài của trend là tôi yên tâm là nó sẽ đi lên nữa. Đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân. Các bạn phải thực hành mới có được kinh nghiệm cho cá nhân. Xài kinh nghiệm người khác chỉ là phụ thôi. Trading rất là personal. Kiểu trade của một người khó mà áp dụng cho người khác được.

      Sell Low: Cái này tương đối khó hơn buy high. Lý do là phần đông những ai lọt vào vị trí này thường là đang lổ. Và bán lổ là một điều ít ai thích làm. Người ta mong sao cho stock hay đồng tiền mình vừa mua lên lại để họ có cơ hội bán ra để tránh lổ, hay để giảm cái lổ đi. Tuy nhiên, thị trường rất ít khi làm vừa lòng người. Lúc mình cần nó “cứu bồ” thì nó thường đi xuống luôn, làm cho mình càng thêm tuyệt vọng. Trong chúng ta ai có tí kinh nghiệm xương máu trong trò chơi này đều có cảm giác tuyệt vọng như trên một vài lần trong đời trading. Ngoài ra, một trong những lý do mà người ta khó bán thấp là để giảm cái thua là vì người ta luôn “nhìn ngược dòng thời gian” để biện minh cho sự kiện giá cả của hôm nay. Họ nghĩ rằng giá của hôm nay so với giá của mấy ngày trước quả là “thấp” lắm rùi. Stocks hay đồng tiền vừa mua sẽ khó xuống thêm nữa. Đâu ai biết được rằng vài ngày sau đó thì giá sẽ thấp hơn giá bây giờ luôn. Kinh nghiệm này trong chúng ta ai cũng có, và rất ít người tránh được lúc ban đầu. Selling low là một nghệ thuật, thường đòi hỏi một kỷ luật nghiêm chỉnh mới có thể thực hành được. Theo thiển ý của tôi thì nó còn khó hơn là BUY HIGH nhiều lắm.

      Nguồn VietCurrency.com
      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    19. Những thành viên sau đã cám ơn :
      T90i (14-04-2015)

    20. #94
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      CMT level 1 và level 2 là điều kiện cần bắt buộc (thay thế series 86 trong luật chứng khoán Mỹ) đối với bất kỳ cá nhân nào làm trong các cty chứng khoán, cty quản lý quỹ được Ủy ban chứng khoán Mỹ ( SEC) công nhận trên toàn thế giới.

      Trong website chính thức MTA.org, cơ hội làm việc tại sing, hongkong với vị trí assistance Trader cho các cty chứng khoán và cty quản lý quỹ cho những người có CMT level 2.

      Tại Việt Nam, Website Phú Toàn cũng đang tuyển trưởng phòng Nghiên cứu có CMT level 1, ACBS đang tuyển chuyên viên phân tích kỹ thuật yêu cầu có chứng chỉ CMT. ( các bác có thể kiểm tra bằng google).

      Hiện tại tôi đang có bộ sách luyện thi CMT level 1 và level 2, bác nào cần thì vote và pm tôi sẽ gởi.

      Cần tìm các bạn học chung nhóm luyện thi CMT.
      Các bác cho em quảng cáo chút
      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    21. Có 2 thành viên đã cám ơn kiemkhach :
      masumilam (16-12-2013), wargerymon (17-04-2013)

    22. #95
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Sách xin, khá đầy đủ, nặng gần 300 Mb đàng hoàng chứ không phải mấy sách vài chục trang năng vài trăm kb, tốn công down.

      Vote mới share
      các bác down về sẽ không phải hối hận.

      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    23. #96
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Các cách chết của Trader


      1/ Cái chết trên đỉnh vinh quang:
      đánh đúng trend, ăn liên tục đến gần đỉnh trend => tự tin với nhận xét của mình, dốc túi tất tay ==> rơi ngay xuống vực từ đỉnh
      2/ Cái chết dưới vực sâu:
      dò ngược trend, tin rằng trend đã yếu, đáy sắp đến rồi ==> đưa tay ra mò đáy, kẹp 1 tay. Thế là đưa thêm tay nữa bình quân giá ==> kẹp tiếp ==> từ từ trôi xuống địa ngục
      3/ Cái chết giữa dòng thác:
      đánh ngược trend ==> kẹp ==> hoảng lên cút nót và đánh ngược chiều ==> lại kẹp ==> lại loay hoay ==> mệt quá nên chết giữa dòng
      4/ Chết do PTKT :
      Tự tin với các tuyệt chiêu (mô hình, Doji, Elliotte...) => ra đòn => bị phản đòn => Sử dụng quá nhiều chỉ báo => nhũn não => loay hoay => bị kẹp.
      5/ Chết do PTCB :
      Tự tin với nguồn tin mật => tích phân cho lắm vào => quất thẳng tay trong khi thị trường phản ứng ngược với suy luận Sợc trên gu gồ một đống * => Xem tin thấy... tin nọ đá tin kia => chẳng biết theo cái nào => đánh đại một hướng => Hai loại chết đầu (chết trên đỉnh vinh quang và chết dưới vực sâu) thường bắt nguồn từ những lý do trên,
      6/ Chết do hóng hớt :
      Hóng cho nhiều vào => điếc tai => táng bậy bạ => Tinh thần không được tốt, vận đen cứ đeo theo mãi chả biết quyết định thế nào đành đánh theo các cao thủ võ lâm. Có ai biết rằng các cao thủ thường là trên mình có rất nhiều sẹo lớn nhỏ đủ loại, nó là những dấu tích còn lại khi hành tẩu giang hồ. Đi theo cao thủ là chấp nhận bước ra giang hồ mà trên tay không có bảo kiếm => chết chắc.

      sưu tầm.


      Các bác chết theo cách nào, cách số 6 hay cách số 3

      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    24. #97
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      7 sai lầm chết người trong đầu tư

      Hầu hết các nhà đầu tư đều phải lãnh hậu quả do đặt niềm tin sai lầm vào con đường dẫn đến những thương vụ thành công.Có 7 sai lầm thường gặp nhất và chúng được gọi là “sai lầm chết người” trong lĩnh vực đầu tư. Trên con đường thành công của các nhà đầu tư bậc thầy như Warren Buffett và George Soros không bao giờ xuất hiện những sai lầm này. Nếu muốn loại bỏ nó, trước tiên chúng ta cần xét xem chúng sai ở điểm nào.

      Sai lầm thứ nhất: Tin rằng việc dự đoán động thái kế tiếp của thị trường chắc chắn sẽ mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ.
      Thực tế là các nhà đầu tư, kể cả những người thành công nhất, cũng không hề giỏi hơn bạn trong việc dự đoán thị trường.
      Chắc hẳn bạn còn nhớ thời điểm một tháng trước vụ sụp đổ thị trường chứng khoán New York vào tháng 10 năm 1987, ảnh của George Soros đã xuất hiện trên bìa tạp chí Fortune với thông điệp sau: “Việc các loại cổ phiếu của Mỹ liên tục tăng giá và vượt ra khỏi những ước tính cơ bản về giá trị không có nghĩa là sau đó chúng phải tụt dốc nhanh chóng. Thị trường được định giá quá cao không có nghĩa là không bền vững. Nếu muốn biết cổ phiếu của Mỹ có thể được định giá cao đến mức nào, bạn hãy nhìn vào nước Nhật”.
      Trong khi vẫn đang nói về tình hình tăng giá các loại chứng khoán của Mỹ, ông lại linh cảm về một sự sụp đổ sắp xảy ra… ở Nhật. Sau đó, vào ngày 14/10/1987, ông còn nhắc lại quan điểm này trên tờ Financial Times.
      Chỉ một tuần sau thôi, Quỹ Quantum của Soros bị thiệt hại hơn 350 triệu đôla khi thị trường chứng khoán của Mỹ (chứ không phải của Nhật) sụp đổ. Lợi nhuận cả năm đã lặng lẽ ra đi chỉ trong vài ngày. Qua sự việc này, Soros đã thừa nhận: “Thành công về tài chính của tôi đối lập hoàn toàn với khả năng của tôi trong việc dự đoán tình hình”.
      Còn Buffett thì sao? Ông hoàn toàn không quan tâm đến việc thị trường sẽ đi về đâu và cũng chẳng có chút hứng thú nào với các dự báo. Đối với ông thì việc “dự báo trước có thể tiết lộ nhiều điều về người dự báo, chứ không cho biết gì về tương lai sắp tới”.
      Các nhà đầu tư thành công không bao giờ quyết định bỏ vốn nếu chỉ dựa vào những thông tin dự báo về các động thái kế tiếp của thị trường. Trên thực tế, Buffett và Soros là những người đầu tiên khẳng định rằng nếu họ phụ thuộc vào các dự báo về thị trường, thì chắc chắn là họ đã phá sản từ lâu rồi.
      Không ít người cho rằng việc dự báo chẳng qua chỉ là trò kiếm cơm của mấy tờ báo về đầu tư nhằm tiếp thị cho các quỹ tương hỗ, và chúng không thể mang đến thành công cho các vụ đầu tư.
      Sai lầm thứ 2: Đặt trọn niềm tin vào các “chuyên gia tư vấn” do tuân theo suy nghĩ: “Nếu tôi không thể dự đoán được thị trường thì sẽ có người làm được điều đó, và tôi chỉ cần tìm cho ra người này”.
      Thực tế là nếu thật sự bạn có thể dự đoán tương lai, liệu bạn có leo lên nóc nhà và hét toáng lên cho mọi người biết về khả năng kỳ diệu đó không? Hay bạn sẽ giữ kín thông tin đó để rồi mở một dịch vụ môi giới nhằm kiếm được một số tiền kếch xù từ những gì mình biết được?
      Khi đưa ra dự đoán về “một vụ sụp đổ sắp xảy ra trên thị trường chứng khoán”, Elaine Garzarelli cũng chỉ là một trong số hàng ngàn chuyên gia xử lý số liệu ở New York . Điều đáng nói là dự báo này được đưa ra vào ngày 12 tháng 10 năm 1987, chỉ một tuần trước “Ngày thứ hai đen tối” - ngày mà chỉ số của Sàn Giao dịch Chứng khoán New York giảm hơn 22%.
      Thế là chỉ trong phút chốc, Elaine Garzarelli trở thành một nhân vật nổi tiếng và được nhắc đến liên tục trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Chỉ trong vài năm, bà đã có được một gia tài lớn nhờ tiếng tăm của mình.
      Phải chăng Elaine Garzarelli đã làm giàu bằng cách thực hiện các thương vụ đầu tư theo đúng như những gì bà đã khuyên người khác? Không phải đâu. Sau sự kiện kể trên, bà trở thành một trong những chuyên gia tư vấn có mức lương cao nhất nước Mỹ (ước đoán khoảng 1.5 đến 2 triệu đôla một năm). Tiền cứ thế đổ về Quỹ tương hỗ mà bà là một trong những người tham gia đồng sáng lập và chưa đầy một năm, tổng số tiền đã lên đến con số 700 triệu đôla. Mức quản lý phí 3%, tức 21 triệu đôla mỗi năm, sau khi chia lại cho anh em nhà Shearson Lehman – những người đồng sáng lập và các cộng sự, cũng giúp bà thu về một khoản tiền không nhỏ. Ngoài ra, năm 1996, bà còn phát hành một bản tin đầu tư và ngay lập tức có hơn 82.000 người đăng ký đặt mua dài hạn.
      Vậy là những lợi ích kinh doanh từ địa vị của một chuyên gia tư vấn đã giúp chính Elaine Garzarelli cũng như anh em nhà Shearson làm giàu, chứ không hề giúp gì nhiều cho những người làm theo lời khuyên của bà.
      Đến năm 1994, các cổ đông đã bỏ phiếu đồng ý giải thể Quỹ tương hỗ của bà với lý do hiệu quả hoạt động của quỹ thấp đến mức không thể chấp nhận được. Doanh thu trung bình trong suốt thời gian quỹ hoạt động chỉ đạt 4,7% mỗi năm, so với con số 5,8% của S&P 500.
      17 năm sau khi lọt vào tâm điểm chú ý của giới đầu tư, Elaine Garzarelli vẫn duy trì được sự nổi tiếng của mình, thậm chí ngay cả khi quỹ tương hỗ của bà đã ngừng hoạt động, bản tin của bà không còn ăn khách nữa và những dự đoán của bà đã không còn giá trị.
      Chẳng hạn vào ngày 21/7/1996, khi chỉ số Dow Jones đang ở mức 5.452, bà lại tiên đoán nó có thể nhanh chóng tăng lên đến 6400. Vậy mà chỉ hai ngày sau, bà lại tuyên bố những lời hoàn toàn trái ngược: “Thị trường chứng khoán có thể rớt giá xuống từ 15% đến 25%”.
      Đó chỉ là 2 trong số 14 lời dự đoán công khai của bà từ năm 1987 đến năm 1996 được các tờ Wall Street Journal, Business Week và The New York Times ghi chép lại. Trong số 14 dự đoán đó, chỉ có 5 dự đoán là chính xác mà thôi.
      5/14 - tỷ lệ thành công của Elaine Garzarelli là 36%. Nếu thế thì bạn cũng có thể làm tốt hơn và kiếm được nhiều tiền hơn chỉ bằng cách tung một đồng xu. Ít ra thì trong trường hợp đó, tỷ lệ thành công của bạn sẽ là 50%. Và Elaine Garzarelli chỉ là một trong số hàng loạt những chuyên gia phân tích thị trường tại Wall Street - đến rồi lại đi. Bạn còn nhớ Joe Granville không? Vào đầu thập niên 1980, ông từng là người rất được báo giới yêu mến. Chỉ sau khi chỉ số Dow Jones ở vào khoảng 800 điểm năm 1982, và ông khuyên mọi người nên bán bớt cổ phiếu đi, thiện cảm đó mới thay đổi.
      Năm 1982 là năm đánh dấu sự khởi sắc và tăng giá đều đặn của thị trường chứng khoán kéo dài suốt nhiều năm ở thập niên 1980. Tuy nhiên, Granville vẫn tiếp tục khuyến cáo mọi người hãy nhanh chóng bán bớt cổ phiếu. Đến khi chỉ số tăng lên đến 1.200, Granville phải rút lui để nhường chỗ cho Robert Prechter – người đã tiên đoán chính xác đà đi lên của thị trường trong thời kỳ này.
      Thế nhưng sau vụ sụp đổ năm 1987, thị trường đã chững lại và các chuyên gia lại dự đoán rằng chỉ số Dow Jones sẽ ở vào khoảng 400 điểm vào đầu thập niên 1990.
      Sự bùng nổ của lĩnh vực thương mại điện tử vào thập niên 1990 đã làm xuất hiện hàng loạt “nhà tiên tri” trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đã không còn được nhắc đến sau khi NASDAQ – sàn giao dịch chứng khoán của các công ty thương mại điện tử – bắt đầu tụt dốc vào tháng 3/2000.
      Nếu thật sự ai đó có thể dự đoán chính xác và nhất quán về thị trường, thì có lẽ anh ta (hoặc cô ta) đã thoát khỏi sự săn đuổi gắt gao của giới truyền thông trên thế giới. Một nhà hiền triết đã rất đúng khi nói: “Rất khó dự đoán, đặc biệt là khi điều dự đoán đó liên quan đến tương lai”.
      Những chuyên gia tư vấn trên các phương tiện truyền thông kiếm tiền thông qua các buổi nói chuyện về những vụ đầu tư, bán lời khuyên của họ, hay nhờ vào phí dịch vụ quản lý tiền bạc cho khách hàng. Nhưng như John Train đã đặt vấn đề trong cuốn sách The Midas Touch (Cái chạm tay hóa vàng) thì “người khám phá ra cách biến chì thành vàng chưa chắc có thể nói cho bạn bí quyết để làm ra được 100 đôla mỗi năm”.
      Đó chính là lý do tại sao Buffett, Soros và những nhà đầu tư bậc thầy khác biết biến các vụ đầu tư thành tiền bạc, nhưng hiếm khi họ nói về những việc mình đang làm hoặc về những điều họ đang suy nghĩ về thị trường. Thậm chí, họ còn rất hiếm khi nói cho các nhà đầu tư của mình biết về những dự định và hành động của họ đối với số tiền của các nhà đầu tư đó.
      Sai lầm thứ 3: Tin rằng “thông tin nội gián” sẽ đem lại nhiều cơ hội thành công nhất.
      Thực tế là: Cho đến nay, Warren Buffett được xem là nhà đầu tư giàu nhất thế giới. Các bí quyết đầu tư của ông thường được công bố trong các bản báo cáo hàng năm của công ty. Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể tiếp cận và tìm hiểu những bản báo cáo đó để tự giải đáp thắc mắc về thành công của ông.
      George Soros từng được mệnh danh là “Người phá sập ngân hàng Anh” khi ông giành được chiến thắng trong vụ đầu tư trị giá 10 tỷ đôla vào đồng bảng Anh.
      Thật ra không phải chỉ có mình ông biết điều đó, và ông cũng không phải là người duy nhất thu lãi lớn trong vụ đầu tư này. Bất cứ nhà đầu tư nào biết xem xét và phân tích vấn đề đều sẽ nhận ra những dấu hiệu chứng tỏ đồng bảng Anh sắp mất giá. Hàng trăm, nếu không muốn nói là hàng ngàn doanh nhân khác cũng có thể kiếm được món tiền lớn như thế khi đồng bảng Anh thật sự mất giá so với đồng đôla. Thế nhưng chỉ có Soros biết nắm bắt cơ hội này và biến cơ hội đó thành 2 tỷ đôla lợi nhuận.
      Dựa vào danh tiếng và uy tín sẵn có mà hiện nay cả Buffet và Soros đều dễ dàng tiếp cận với những người có địa vị cao trong giới tài chính, kinh doanh và cả các nhân vật quan trọng trong xã hội. Tuy vậy, khi mới bước chân vào lĩnh vực đầu tư, họ chỉ là những người bình thường và không nhận được sự bất kỳ sự đón tiếp đặc biệt nào. Mặt khác, tiền lãi đầu tư của cả Buffett và Soros vào thời điểm khi họ còn chưa được nhiều người biết đến lại cao hơn hiện nay. Vì thế, việc trông chờ vào nguồn thông tin nội gián dưới bất cứ hình thức nào đều không giúp ích gì nhiều cho các nhà đầu tư.
      Buffett cũng nói: “Với một triệu đôla và đầy đủ những thông tin nội gián cần thiết, bạn có thể trở nên khánh kiệt chỉ trong vòng một năm”.
      Sai lầm thứ tư: Đa dạng hóa danh mục đầu tư.
      Thực tế là: Có thể nói rằng khối tài sản khổng lồ mà Warren Buffett đang sở hữu hiện nay bắt nguồn từ việc xác định một vài công ty có tiềm năng, rồi chỉ tập trung đầu tư vào những công ty ấy mà thôi.
      Theo George Soros, điều quan trọng không phải là việc bạn hiểu đúng hay sai về thị trường, mà chính là số tiền bạn có được khi thực hiện suôn sẻ một thương vụ, và số tiền bạn mất đi khi tính toán sai. Nguồn gốc thành công của Soros cũng giống như Buffett, nghĩa là lợi nhuận thu được từ những vụ đầu tư sinh lời sẽ bù đắp số tiền bị thất thoát trong các vụ đầu tư khác.
      Trong khi đó, sự đa dạng hóa lại là một hành động trái ngược hoàn toàn, bởi vì việc có nhiều cổ phần nhỏ, cho dù tỷ lệ lãi suất lớn, thì tổng số vốn của bạn cũng chỉ có thể thay đổi rất ít.
      Tất cả những nhà đầu tư thành công lớn đều sẽ bảo với bạn rằng đa dạng hóa danh mục đầu tư là trò chơi dành cho những kẻ tầm thường và nhút nhát. Nhưng chắc chắn đây lại không phải là thông điệp mà bạn có thể nghe được từ các chuyên gia tư vấn tài chính của bạn.
      Sai lầm thứ năm: Tin rằng phải chấp nhận rủi ro lớn mới thu được nhiều lợi nhuận.
      Thực tế là: Giống như các doanh nhân vừa khởi nghiệp, những nhà đầu tư thành công thường có tâm lý e ngại rủi ro, vì thế họ luôn cố gắng làm đủ mọi cách để hạn chế rủi ro và giảm thiểu thất thoát.
      Tại một hội thảo về vấn đề quản lý được tổ chức cách đây vài năm, các học giả luân phiên nhau lên trình bày công trình nghiên cứu của mình về “cá tính của những người đang khởi nghiệp”. Những bài phát biểu chứa đựng khá nhiều quan điểm bất đồng với nhau, chỉ ngoại trừ một điều: những người đang khởi nghiệp thường chấp nhận rủi ro, và trên thực tế, đa số họ đều ưa thích mạo hiểm.
      Cuối buổi hội thảo, một doanh nhân ở hàng ghế khán giả đứng dậy và nói rằng anh ta vô cùng ngạc nhiên trước những gì mình vừa nghe được. Anh nói, là một người mới khởi nghiệp, anh luôn tìm cách tránh xa mọi rủi ro. Anh cũng có quen biết nhiều doanh nhân thành công khác và bảo rằng thật là khó mà tìm được những người thận trọng hơn họ.
      Những doanh nhân khởi nghiệp thành công là những người chống lại các quyết định mang tính rủi ro, và các nhà đầu tư thành công cũng vậy. Biết phòng tránh rủi ro là điều kiện cần thiết để tích lũy và nhân thêm của cải. Lĩnh vực đầu tư không có chỗ cho ý tưởng hoang đường này của các học giả. Thực tế đã chứng minh rằng nếu bạn chấp nhận rủi ro lớn, thì nhiều khả năng bạn cũng đang tạo ra nguy cơ nhận lãnh những tổn thất khổng lồ.
      Cũng giống như các doanh nhân lúc khởi nghiệp, những nhà đầu tư thành công hiểu rất rõ rằng mất tiền bao giờ cũng dễ hơn việc kiếm được tiền. Đó là lý do tại sao họ lại chú trọng việc phòng tránh rủi ro hơn là săn đuổi lợi nhuận.
      Sai lầm thứ 6: Đặt trọn niềm tin vào “Hệ thống đánh giá”, nghĩa là cho rằng phải dựa vào một số phương pháp để phân tích chi tiết hay sơ bộ các dữ liệu để đảm bảo lợi nhuận đầu tư.
      Thực tế đây là một hệ quả tất yếu của việc tin vào “các chuyên gia tư vấn”. Nếu nhà đầu tư có thể thực hành theo hệ thống phân tích của chuyên gia tư vấn, thì chắc hẳn anh ta sẽ thu được nhiều tiền như chuyên gia này đã nói.
      Căn nguyên của việc đặt niềm tin vào “chuyên gia tư vấn” và “hệ thống phân tích” đều giống nhau ở chỗ nhà đầu tư luôn mong muốn có một điều gì đó chắc chắn.
      Warren Buffett từng trả lời câu hỏi liên quan đến một trong những cuốn sách viết về ông như sau: “Các nhà đầu tư luôn tin tưởng vào hệ thống phân tích bởi vì họ đang đi tìm một công thức để thành công”. Họ hy vọng khi tìm ra công thức đúng, khi đó tất cả những gì họ cần làm chỉ là cài đặt nó vào máy tính và theo dõi số tiền sinh sôi nảy nở từ các vụ đầu tư.
      Sai lầm thứ 7: Tin rằng bạn hoàn toàn biết rõ tương lai sẽ ra sao, và chắc chắn rằng thị trường sẽ phải tiến triển đúng như bạn dự đoán.
      Thực tế đây là một đặc điểm thường gặp ở những người ham mê đầu tư. Năm 1929, hầu như mọi người đều đồng ý với tuyên bố của Irving Fisher rằng “các cổ phiếu đã đạt đến trạng thái bình ổn cao một cách lâu dài”, vậy mà chỉ một vài tuần sau họ đã phải chứng kiến cảnh hỗn loạn khi thị trường chứng khoán sụp đổ. Khi giá vàng tăng vọt vào thập niên 1970, người ta đã dễ dàng tin rằng tình trạng lạm phát phi mã là điều không thể tránh khỏi. Còn khi giá trị của Yahoo, Amazon.com, eBay, và hàng trăm website khác tăng lên gần như mỗi ngày, thì thật khó để tranh cãi với câu thần chú mà Wall Street đưa ra vào thập niên 1990: “Lợi nhuận (trong việc đầu tư vào các công ty thương mại điện tử) không còn là vấn đề chính yếu nữa”.
      Đây là một biến thể từ “sai lầm chết người” thứ nhất trong hoạt động đầu tư, vốn cho rằng bạn phải có khả năng dự đoán tương lai, song những ảnh hưởng của nó còn mạnh mẽ và đôi lúc bi thảm hơn nhiều.
      Một khi nhà đầu tư tin rằng muốn có lợi nhuận thì phải có khả năng dự đoán tương lai, anh ta sẽ cố tìm kiếm các phương pháp để có thể dự đoán “đúng”. Nhà đầu tư nào bị rơi vào “sai lầm chết người” thứ bảy trong đầu tư sẽ nghĩ rằng anh ta gần như nắm chắc được tương lai và đã biết trước tương lai sẽ mang lại cho anh ta những gì. Vì vậy, cuối cùng khi nỗi đam mê (hay niềm tin thiếu căn cứ?) không còn nữa, anh ta sẽ phải chứng kiến phần lớn vốn liếng của mình tan thành mây khói, và thậm chí anh ta còn có thể mất luôn cả nhà cửa lẫn tài sản của mình.
      Trong bảy “sai lầm chết người” này, thì việc thâm nhập thị trường với một niềm tin võ đoán là điều nguy hiểm nhất đối với số vốn của bạn.

      (Trích cuốn "Bí quyết đầu tư và kinh doanh chứng khoán của Warren Buffett và George Soros" do Công ty First News phát hành)
      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    25. Những thành viên sau đã cám ơn :
      minhduy1512 (16-08-2012)

    26. #98
      Ngày tham gia
      Aug 2011
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 2 lần trong [ARG:2 UNDEFINED] bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi kiemkhach Xem bài viết
      Các cách chết của Trader


      1/ Cái chết trên đỉnh vinh quang:
      đánh đúng trend, ăn liên tục đến gần đỉnh trend => tự tin với nhận xét của mình, dốc túi tất tay ==> rơi ngay xuống vực từ đỉnh
      2/ Cái chết dưới vực sâu:
      dò ngược trend, tin rằng trend đã yếu, đáy sắp đến rồi ==> đưa tay ra mò đáy, kẹp 1 tay. Thế là đưa thêm tay nữa bình quân giá ==> kẹp tiếp ==> từ từ trôi xuống địa ngục
      3/ Cái chết giữa dòng thác:
      đánh ngược trend ==> kẹp ==> hoảng lên cút nót và đánh ngược chiều ==> lại kẹp ==> lại loay hoay ==> mệt quá nên chết giữa dòng
      4/ Chết do PTKT :
      Tự tin với các tuyệt chiêu (mô hình, Doji, Elliotte...) => ra đòn => bị phản đòn => Sử dụng quá nhiều chỉ báo => nhũn não => loay hoay => bị kẹp.
      5/ Chết do PTCB :
      Tự tin với nguồn tin mật => tích phân cho lắm vào => quất thẳng tay trong khi thị trường phản ứng ngược với suy luận Sợc trên gu gồ một đống * => Xem tin thấy... tin nọ đá tin kia => chẳng biết theo cái nào => đánh đại một hướng => Hai loại chết đầu (chết trên đỉnh vinh quang và chết dưới vực sâu) thường bắt nguồn từ những lý do trên,
      6/ Chết do hóng hớt :
      Hóng cho nhiều vào => điếc tai => táng bậy bạ => Tinh thần không được tốt, vận đen cứ đeo theo mãi chả biết quyết định thế nào đành đánh theo các cao thủ võ lâm. Có ai biết rằng các cao thủ thường là trên mình có rất nhiều sẹo lớn nhỏ đủ loại, nó là những dấu tích còn lại khi hành tẩu giang hồ. Đi theo cao thủ là chấp nhận bước ra giang hồ mà trên tay không có bảo kiếm => chết chắc.

      sưu tầm.


      Em mới tham gia thị trường, chết đủ 6 cách trên luôn bác ah

    27. Có 2 thành viên đã cám ơn St Albans :
      kiemkhach (18-08-2011), minhduy1512 (16-08-2012)

    28. #99
      Ngày tham gia
      Aug 2011
      Bài viết
      2
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      Kiemkhach oi, share cho mình tài liệu CMT 1 2 dc ko, thanks bro =)
      email mình: ducanhguyen@gmail.com or ducanhguyen@yahoo.com

    29. Những thành viên sau đã cám ơn :
      minhduy1512 (16-08-2012)

    30. #100
      Ngày tham gia
      Jan 2006
      Bài viết
      1,872
      Được cám ơn 1,087 lần trong 476 bài gởi

      Mặc định

      Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? -

      Phần 1



      Thật ra có rất nhiều sự khác biệt giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới, nhưng sự khác biệt chủ yếu là những Traders chuyên nghiệp luôn xem xét xác định & kiểm soát rủi ro cho từng lệnh vào ra thị trường, trong khi những Traders mới luôn nghĩ đến việc họ sẽ mong đợi kiếm được bao nhiêu tiền cho mỗi lệnh vào ra thị trường của mình. Thực tế này có lẽ các Traders chúng ta ai cũng biết & nghe nói, nhưng tại sao lúc nào khi vào ra lệnh đều khó mà thực hiện được điều này? Bởi vì nghe nói và biết thì hoàn toàn khác với ứng dụng thật sự, đó chính là lý do tại sao trong khi những Traders chuyên nghiệp đang KINH DOANH có lãi, thì những Traders mới lại đang ĐÁNH BÀI NGÀY CÀNG THUA. Nếu những Traders mới thay đổi được thói quen, không còn chỉ có nghĩ là cái này tôi nghe nói rồi, cái này tôi biết rồi, mà chuyển hóa những suy nghĩ này thành nhận thức thật sự ăn sâu vào máu khi thực hiện giao dịch, thì mọi chuyện tôi tin chắc là sẽ khác.



      Cách đây không lâu, có dịp ngồi nói chuyện với một anh bạn trẻ, theo được biết là anh ta cũng đã chơi chứng khoán và mong muốn bắt đầu nhảy qua chơi FX. Anh ta cho biết anh sẽ gom tiền mở một tài khoản khoảng 5k và mục tiêu trước mắt của anh ta là mỗi ngày anh ta giao dịch 30 lot?! Tôi nghe mà thật sự giựt mình! Rõ ràng anh ta chỉ nghĩ tới khả năng kiếm lời chứ chưa lường trước được rủi ro. Mặc dù tôi & nhóm bạn có hết lời khuyên và mổ sẽ những rủi ro có thể xảy ra, nhưng tôi tin là anh chưa thể cảm nhận thực sự về vấn đề rủi ro đang rình rập trước mắt đó.

      Nói vậy để thấy mức độ thu hút của thị trường này có sức hấp dẫn lòng tham con người như thế nào, và sự ảo tưởng về viễn cảnh làm giàu nhanh chóng của đa số các trader mới, kể cả một số trader vài năm kinh nghiệm. Đối với anh bạn trẻ đó, tôi có lời khuyên rất chân tình là khi nhảy vào thị trường này, thì điều trước tiên nên học là bài học quản lý tiền, vì nếu không quản lý tiền được thì cho dù tôi có nói trước cho anh ta giá sẽ đi hướng nào trong thời gian xắp tới, tôi đảm bảo anh ta cũng không thắng nổi nếu không có phương pháp quản lý tiền hiệu quả. Đồng thời nếu có phương pháp quản lý tiền tốt, tính kỷ luật và nguyên tắc luôn duy trì, tôi nói với anh ta số tiền 5k đó trong 2 năm có thể sẽ là hơn 100k! Mặc dù là tôi nói đùa với anh ta, nhưng đó là hoàn toàn sự thật.



      Trước đây, thỉnh thoảng tôi có việc qua Campuchia công tác, ngoài giờ làm việc không có việc gì làm, thế là tôi ghé Casino Phnom Penh chơi giải trí. Casino bên đó thật sự là đẹp so với các Casino Mộc bài, và cảm giác khi vào đó không biết ngày và đêm, có lẽ do họ cố tình thiết kế như vậy để các con bạc khác máu không còn biết đến khái niệm thời gian? ban đầu tôi đổi 500 USD ra các đồng tiền nhựa mà thường gọi là phỉnh, khi cầm các phỉnh trong tay với đủ loại mệnh giá, tôi bắt đầu kiếm bàn còn trống để đặt phỉnh đánh bài. 10 phút đầu tiên, tôi còn biết giá trị của những phỉnh đang cầm trong tay là tiền, nhưng chừng 30 phút sau "khái niệm tiền" đã không còn và hầu như không nghĩ tới, cứ thế đặt giá trị ngày càng lớn hơn, thua lại tiếp tục lấy tiền mặt đổi ra tiền NHỰA chơi tiếp, nhưng tôi nghĩ nếu thật sự các sòng bài chỉ sử dụng tiền mặt thật sự đặt cược trực tiếp, thì đố mà tôi dám cầm tờ 20USD, 50USD hay thậm chí 100USD để đặt cược cho ván bài của mình.

      Trở lại vấn đề trong trading cũng vậy, chúng ta kiếm tiền hay thua lỗ đều thông qua mỗi lần chúng ta đặt lệnh, do không trực tiếp cầm tiền trên tay, nên có lẽ khái niệm về tiền không còn quan trọng hay nói đúng hơn là chúng ta quên là những lệnh đó đều là tiền thật 100%, do đó mới có trường hợp đặt lệnh vô tội vạ, đặt lệnh tùy hứng, đặt lệnh vì tôi cho là thế này, tôi cho là thế kia....

      Tôi giả sự có một người bạn mời bạn hợp tác làm ăn, sau khi trình bày phương án, bạn cảm thấy tính khả thi & khả năng thành công không cao, bạn lập tức từ chối. Hoặc khi bạn thấy dự án có tính khả thi cao, bạn sẽ quyết định thực hiện và bắt đầu suy nghĩ, tính toán chi tiết xem mình sẽ góp vốn với số tiền cụ thể bao nhiêu? nếu thua lỗ thì sao, số tiền đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình mình không? và mức độ chấp nhận rủi ro trong phi vụ làm ăn này như thế nào?......nói chung bạn tính toán đủ điều, mất rất nhiều thời gian để ra quyết định đầu tư.

      Trong khi giao dịch trên thị trường Fx đầy rủi ro này, đa số các Traders mới thường không suy nghĩ kỹ lượng và cẩn thận cho mỗi lệnh giao dịch của mình, không tính toán mức độ rủi ro mình sẽ chấp nhận để đạt được kỳ vọng lợi nhuận nào đó, do đó sẵn có tiền trong tay khoản, và có phần mềm giao dịch sẵn trong tay, nên cứ thế mà ra vào lệnh tùy tiện, khi giá đi ngược hướng thì tiếc, không chịu cắt lỗ, cứ thế đã lỗ ngày càng thêm lỗ....thì chẳng khác nào đang đánh bạc bên Casino?!



      Thật ra có rất nhiều cách khác nhau để giao dịch trên thị trường FX, như là trên thị trường có bao nhiêu Traders, thì có bấy nhiêu cách giao dịch. Có nhiều Traders có hệ thống giao dịch rất tốt nhưng vẫn thua lỗ, trong khi những Traders có khả năng tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường FX thì hiểu rất rõ về mức độ rủi ro và tầm quan trọng trong việc nhận ra rủi ro, trước khi xác định mức lợi nhuận cho từng lệnh giao dịch của mình.

      Tác giả: Forexngo


      sưu tầm
      Trong lúc hưng thịnh, phẩm chất đáng quý nhất là sự điều độ.
      Lúc gian nan, phẩm chất đáng quý nhất là sự kiên trì


    31. Có 3 thành viên đã cám ơn kiemkhach :
      minhduy1512 (16-08-2012), Muchampion (30-08-2011), Tanya Trang Tran (22-08-2011)

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 2
      Bài viết cuối: 12-11-2010, 03:53 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình