Threaded View
-
27-03-2015 10:08 AM #1
- Ngày tham gia
- Mar 2015
- Bài viết
- 9
- Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi
Biên Hòa hướng đến đô thị loại I: Bước chuyển mạnh mẽ (Bài 2)
Hàng loạt dự án đang hoặc sắp triển khai ở TP. Biên Hòa đang thu hút sự quan tâm của người dân. Mặc dù còn một số ý kiến khác nhau ở đề án này, dự án kia - một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển, nhưng không thể phủ nhận thành phố đang có bước chuyển mình mạnh mẽ…
Bài 2: Những dự án tạo điểm nhấn
Với hơn 300 năm lịch sử, TP. Biên Hòa đã được xây dựng và phát triển dựa trên những tinh hoa của Nông Nại đại phố xưa (nay là Cù Lao phố). Nhằm đưa Biên Hòa từng bước trở thành một đô thị văn minh, hiện đại theo tiêu chí đô thị loại I trong năm 2015, việc triển khai dự án phát triển đô thị ven sông không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại giao thương, tạo cảnh quan đô thị, mà còn tạo động lực để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Quy hoạch cải tạo cảnh quan và môi trường ven sông Đồng Nai được chính quyền thành phố lên phương án từ nhiều năm nay. Đây là vấn đề cấp thiết, góp phần rất lớn trong việc giải quyết tình trạng sạt lở bờ sông, ổn định việc quản lý và phát triển đô thị; đảm bảo giao thông được thuận tiện và nâng bộ mặt đô thị của TP. Biên Hòa xứng tầm đô thị loại I. Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai (The Pegasus Riverside) do Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư là một trong bốn dự án trọng điểm cải tạo cảnh quan, môi trường và chỉnh trang đô thị được UBND tỉnh phê duyệt gồm: Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai (đoạn từ công viên Nguyễn Văn Trị đến cầu Rạch Cát, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa); Dự án bờ kè và Công viên Cách mạng tháng Tám (đoạn phường Quyết Thắng); Dự án cải tạo dọc bờ sông, đoạn từ cầu Hóa An đến bến đò Trạm (phường Bửu Long); Dự án cải tạo đường ven sông Cái (qua các phường Quyết Thắng, Thống Nhất, Tân Mai, Tam Hiệp, An Bình). Trong đó, hai dự án “Xây dựng đường ven sông Cái” và “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông” được người dân đặc biệt quan tâm vì sẽ tạo ra một diện mạo mới, dấu ấn mới cho Biên Hòa.
Nhiều không gian xanh được mở ra
Sông Đồng Nai được xem là dòng chảy quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân và ảnh hưởng sự phát triển lâu dài của tỉnh Đồng Nai cũng như khu vực. Đây là tuyến huyết mạch quan trọng kết nối các hạ tầng giao thông thủy, nơi sinh sống và cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục triệu dân khu vực Đông Nam bộ. Song hiện nay, sông Đồng Nai có nhiều đoạn bị sạt lở và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nước thải từ các khu công nghiệp.
Theo Sở Tài nguyên - môi trường, hiện mỗi ngày, sông Đồng Nai phải gánh trung bình 600.000m3 nước thải từ các KCN. Bên cạnh đó, nạn khai thác cát tràn lan, thủy điện chặn đầu nguồn đã khiến đôi bờ xói lở. Đoạn thuộc các phường Bửu Long, Quyết Thắng, Hiệp Hòa - những nơi mà các dự án cải tạo, xây dựng bờ kè đang, hoặc sắp được thực hiện đều đang bị sụt lún nghiêm trọng. Tại đoạn trên sông Cái, một nhánh lớn của sông Đồng Nai (thuộc TP. Biên Hòa), tình trạng nuôi cá bè hết sức lộn xộn, góp phần không nhỏ vào việc “hủy hoại” dòng sông. Trong khi đó, tại khu vực cầu Đồng Nai và cảng Đồng Nai, quy hoạch nhà cửa 2 bên bờ và việc thuyền bè qua lại, neo đậu chưa đúng với quy định của Luật Giao thông đường thủy.Trước tình hình đó, việc cải tạo cảnh quan và môi trường ven sông Đồng Nai là một nhu cầu bức thiết trong quá trình phát triển đô thị của TP. Biên Hòa.
Nằm trong dự án cải tạo cảnh quan ven sông Đồng Nai, dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai trên địa bàn phường Quyết Thắng” do Công ty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư đã được khởi công từ tháng 9-2014.
Ông Hà Duy Thạch, Phó chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư Đồng Nai nhận định: “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông đã đáp ứng yêu cầu chỉnh trang đô thị ven sông, đồng thời góp phần bổ sung, hoàn thiện những công trình mà một đô thị loại I còn thiếu. Với gần 70% diện tích quy hoạch là các công trình công cộng như công viên cây xanh, đường giao thông… Đây là dự án đang nhận được sự mong đợi của người dân Biên Hòa. Chính người dân sẽ hưởng lợi trực tiếp từ các công trình này. Về góc độ mỹ quan, dự án hình thành sẽ tạo ra được một không gian đô thị đồng bộ. Bên cạnh đó, dự án này cũng kết nối với công viên bờ sông Nguyễn Văn Trị, các di tích lịch sử tạo thành dải sông có trật tự, đem lại lợi ích nhiều mặt cho người dân”.
Ngoài ra, điểm nhấn của dự án là khối cao ốc văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ 25 - 27 tầng với chiều cao 100m được bố trí cạnh công viên trung tâm. Với hình khối hiện đại, công trình mang hình tượng cánh hoa dầu vút bay mạnh mẽ lên không trung; khối khách sạn 3 - 5 sao và khối căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ tương đương cao ốc văn phòng; những công trình có quy mô và chiều cao nhỏ hơn như nhà phố riêng lẻ, các công trình tôn giáo, văn hóa… góp phần tạo nên cảnh quan của toàn khu, mang lại cảm giác gần gũi thân thiện cho người dân.
“Việc xây dựng các công trình lấn sông ở khu vực từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh theo các phương án lấn sông: 50m, 75m, 100m, không làm thay đổi đáng kể về chế độ thủy lực của dòng chảy đoạn sông, không làm ảnh hưởng xấu đến sự thay đổi dòng chảy và tác động đến các đoạn bờ lân cận” (Trích Báo cáo Đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng Nai đoạn từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh do Viện Khoa học thủy lợi miền Nam thực hiện).
Phát triển các tuyến giao thông huyết mạch
Cũng nằm trong dự án cải tạo cảnh quan ven sông Đồng Nai, dự án cải tạo đường ven sông Cái - đường Trần Phú (đây là một nhánh sông Đồng Nai chảy ôm lấy Cù lao Phố) chạy dọc theo sông Cái đi qua 5 phường là Quyết Thắng, Thống Nhất, Tân Mai, Tam Hiệp và An Bình được đánh giá là tuyến giao thông huyết mạch có ý nghĩa quan trọng. Đường có chiều dài gần 5km với lộ giới là 32m. Dự kiến tổng mức đầu tư cho tuyến đường này gần 2.000 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng hơn 290 tỷ đồng. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu đi lại để giảm ùn tắc giao thông thì tuyến đường còn là công trình để chỉnh trang đô thị khu vực ven sông, mở ra một không gian công cộng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của người dân, tạo động lực để thành phố phát huy được tiềm năng của một trung tâm kinh tế - chính trị tỉnh lỵ. Dự án này được giao cho UBND thành phố Biên Hòa làm chủ đầu tư. Hiện tại Biên Hòa đã hoàn tất thủ tục hồ sơ và đang mời gọi các nhà đầu tư.
Mới đây, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt dự án cầu An Hảo mà tương lai sẽ đem lại bộ mặt mới cho thành phố. Cầu An Hảo kết nối khu trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cấp khu vực (chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1) tại phường An Bình với trung tâm văn hóa, sinh thái xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố) theo quy hoạch chung TP. Biên Hòa. Điểm đầu từ vị trí nút giao giữa đường Đặng Văn Trơn và các đường chính khu vực theo quy hoạch chung TP. Biên Hòa. Điểm cuối tiếp nối vào đường 11, KCN Biên Hòa 1 ra ngã tư Vũng Tàu tại phường An Bình. Với vị trí và địa thế đó, cầu An Hảo không chỉ đáp ứng yêu cầu giao thông… Mong muốn của thành phố là chiếc cầu này có nét kiến trúc riêng để tạo bộ mặt khang trang cho đô thị.
Như vậy, với những công trình, dự án trọng điểm như trên, bộ mặt của đô thị Biên Hòa sẽ được thay “áo mới”. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự quyết tâm nỗ lực của **** bộ, chính quyền thành phố, cùng sự đồng thuận của người dân Biên Hòa.
Bài 3: Nỗ lực đi lên đô thị loại I
Báo Đồng Nai
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
PTKT giá vàng: Xu hướng biến động mạnh giai đoạn cuối năm 2013
By trungthanh788 in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 0Bài viết cuối: 16-11-2013, 09:17 AM -
Bài 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
By probook1 in forum Forex và Hàng hóaTrả lời: 1Bài viết cuối: 02-10-2013, 05:52 PM -
Câu chuyện quản lý: Đã đến lúc ngả bài
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 31-03-2013, 09:44 AM -
TTCK đã chạm đến điểm chuyển biến
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 2Bài viết cuối: 04-10-2011, 03:12 PM
Bookmarks