NGÀY 24/2/2015

CẢI CÁCH KINH TẾ HY LẠP: CHỦ NỢ VỚI CÁC CỬ TRI

Chính phủ Hy Lạp đang hi vọng gói cải cách kinh tế mới được phác thảo gần đây có thể thu hút đủ vốn từ Euro zone, để quốc gia này tránh khỏi cảnh vỡ nợ.

Bản dự thảo cải cách đã được gửi đến các chủ nợ hôm thứ 2, dựa trên thỏa thuận tạm thời ngày 20/2. Một quan chức Hy Lạp cho biết các chính sách cụ thể sẽ được gửi đến Hội đồng các Bộ trưởng Tài chính châu Âu vào thứ 3, trước khi họp bàn về mức độ cam kết của Hy Lạp.

Bộ trưởng Tài chính Hà Lan, ông Jeroen Dijsselbloem, trả lời phỏng vấn trong một sự kiện tại Tilburg, Hà Lan: “Hy Lạp tỏ ra rất nghiêm túc và đã rất nỗ lực trong những ngày qua. Hy Lạp cần phải cam kết mạnh mẽ hơn nữa, để có thể chống trọi với nợ nần trong vài tháng tới. Tôi luôn giữ thái độ lạc quan tin tưởng vào Hy Lạp.”

Nếu đề xuất của Hy Lạp được thông qua, món nợ nước này đang gánh sẽ được gia hạn thêm 4 tháng. Cùng thời điểm này, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đang phải nỗ lực ngăn chặn sự tan rã trong chính **** của ông, sau khi **** này lên nắm quyền nhờ vào những cam kết rằng sẽ giúp Hy Lạp thoát khỏi kìm kẹp tài chính từ châu Âu.

Bản đề xuất trước hết cần sự chấp thuận của bộ 3 chủ nợ IMF, ECB và Hội đồng châu Âu (EC). Chi tiết cuộc họp hôm thứ 2 vừa qua không được tiết lộ vì vấn đề bí mật.

IMF hi vọng

Giám đốc IMF, bà Christine Lagarde hi vọng “cuộc họp sẽ đạt được đồng thuận” giữa Hy Lạp và phần còn lại của châu Âu về những cải cách cần thực hiện.

Bà đã trả lời phỏng vấn HuffPost Live hôm thứ 2: “Hy Lạp cần phải có những cải cách tận gốc, đây là công việc khó khăn. Họ sẽ phải giải quyết vấn đề đặc quyền đặc lợi và sự bảo trợ dành cho một số bộ phận, sự kém kinh hoạt của thị trường.”

Chính phủ Hy Lạp cùng ngày cũng tuyên bố rằng cải cách sẽ vẫn đảm bảo lời hứa của **** Syriza, cam kết xoa dịu “khủng hoảng nhân đạo” ở Hy Lạp. Nội các Hy Lạp sẽ được triệu tập vào thứ 3, sau khi bản dự thảo được gửi đến các Bộ trưởng Tài chính.

Gói cải cách sẽ được duyệt qua nghị viện các quốc gia Đức, Phần Lan và Hà Lan. Bộ trưởng Tài chính các nước này cho biết sẽ không phản đối nếu nghị viện của họ thông qua việc mở rộng gói cứu trợ cho Hy Lạp.

Phát ngôn viên Gabriel Sakellaridis của chính phủ Hy Lạp cho biết cải cách sẽ bao gồm cả chống tham nhũng và cải cách hệ thống thuế.

Hy Lạp vẫn dự định nâng mức lương tối thiểu, đưa ra khung pháp lý giải quyết vấn đề nợ xấu và trốn thuế, duy trì quỹ lương hưu, khôi phục quyền đàm phán tự do của các công đoàn. Đây là những công việc tiên quyết phải làm.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho biết thỏa thuận sẽ tạm dừng chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ cũ, bãi bỏ quyết định cắt giảm lương và việc tăng thuế bán hàng.

Thỏa thuận sẽ cho phép Hy Lạp hạ thấp mức thặng dư ngân sách mục tiêu, trước khi trả lãi cho các khoản nợ, ông Tsipras sẽ có thể có đủ nguồn lực để thực hiện các cam kết với cử tri Hy Lạp.

Đổi lại, Hy Lạp sẽ bị hạn chế khỏi những hành động đơn phương có nguy cơ đe dọa những mục tiêu trên.

Kể từ gói cứu trợ đầu tiên năm 2010, kinh tế Hy Lạp đã suy thoái 25% và phải gánh mức thất nghiệp cao nhất khu vực Euro zone.

Quốc hội Hy Lạp sẽ vẫn thông qua dự thảo dù **** Syriza không thực hiện được hết các cam kết bầu cử của mình.

Tuy nhiên Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng, ông Panagiotis Lafazanis thể hiện quan điểm cứng rắn rằng **** Syriza cần phải thực hiện được lời hứa của mình.

Ariel Rajnerman, chuyên gia phân tích của Roubini Global Economics, nhận định: “Ông Tsipras sẽ phải rất khéo léo giải thích cho các cử tri về đề xuất này. Nhưng rồi cuối cùng Hy Lạp cũng sẽ phải thỏa hiệp khi mà không ai muốn khuấy động mặt nước, sau khi tạm thời sóng yên bể lặng.”

Theo Bloomberg
Bài dịch của nhóm IF24h
Link: http://if24h.com/cai-cach-kinh-te-hy...cu-tri-hy-lap/