NGÀY 5/2/2015

CHỨNG KHOÁN CHÂU Á, EURO CÙNG GIẢM SAU QUYẾT ĐỊNH CỦA ECB


Thị trường chứng khoán Châu Á hầu hết đều giảm điểm, đồng Euro sụt giá vào thứ Năm sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) công bố không chấp nhận mua trái phiếu Hy Lạp như tài sản thế chấp – coi như một đòn đau ráng lên Hy Lạp khi nước này đang phải nỗ lực tái đàm phán về các điều khoản trong gói cứu trợ tài chính với các chủ nợ quốc tế.

Spreadbetters (những người đặt cược tỉ giá) dự đoán tình trạng của Hy Lạp sẽ tác động xấu lên chứng khoán Châu Âu, với chỉ số FTSE của Anh giảm ngay 0.6% lúc mở cửa phiên, chỉ số DAX của Đức giảm 0.9% và chỉ số CAC của Pháp giảm 1.1%.

Khẩu vị ưa thích rủi ro của các nhà đầu tư được kích thích vào đầu tuần do kì vọng Hy Lạp có thể nhanh chóng giành được “ưu ái” từ các chủ nợ, giờ đây sụp đổ do ECB đột ngột rút lại điều chỉnh nợ cho Hy Lạp và quyết định không mua trái phiếu nước này.

Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 2% vào thứ Tư, hôm nay giảm 0.8%. Chứng khoán của Hàn Quốc, Malaysia và Singapore cũng giảm điểm mạnh. Chỉ số MSCI Châu Á –Thái Bình Dương giảm 0.1% sau khi tăng 1% hôm thứ Tư.

Chứng khoán Trung Quốc đi ngược lại xu hướng, với chỉ số Shanghai Composite Index tăng 1%, sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) quyết định giảm tỉ lệ dữ trữ bắt buộc. Động thái của PBOC nhằm khuyến khích ngân hàng cho vay, và làm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế vốn đang “rệu rã”, nhưng lại không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Boris Schlossberg, Giám đốc quản lí của BK Asset Management cho biết: “Mặc dù động thái của PBOC có thể đẩy mạnh nhu cầu, nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng ở Trung Quốc đang chậm lại và điều này có thể tác động tiêu cực lên nhu cầu Châu Á”.

Việc nới lỏng tiền tệ ở Trung Quốc khiến cho giá trị tiền tệ của hầu hết các quốc gia mới nổi của Châu Á như đồng Won của Hàn Quốc, và đồng Rupi của Ấn Độ đều giảm

Sean Yokota, Giám đốc chiến lược của ngân hàng SEB, Singapore cho biết: “Điều này sẽ làm gia tăng kì vọng về việc nới lỏng tiền tệ của các ngân hàng trung ương Châu Á, khiến tiền tệ Châu Á mất giá”.

Giá dầu thô sụt giảm sau một dêm do dự trữ dầu thô của Mỹ cao kỉ lục. Dầu thô của Mỹ giảm 0.3%, xuống $48.31/thùng CLc1 sau khi giảm 9% hôm thứ Tư.

Trong số các đồng tiền mạnh, Euro được giao dịch ở mức $1.1348, giảm xuống $1.1304, một cú quay đầu từ mốc $1.1534 hôm thứ Ba. Tỉ giá USD/JPY không thay đổi, giao dịch ở mức 117.215 Yen, thị trường vẫn đang trông chờ dữ liệu việc làm của Mỹ ra trước Bảng lương phi nông nghiệp quan trọng vào thứ Sáu.

Theo Reuters
Bài dịch của nhóm IF24h
http://if24h.com/chung-khoan-chau-a-...-dinh-cua-ecb/