Tin tức và nhận định về thị trường Dầu
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Trang 1 của 3 1 2 3 CuốiCuối
    Kết quả 1 đến 20 của 51
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định Tin tức và nhận định về thị trường Dầu

      Sau khi tăng mạnh vào thứ 6 cuối tuần trước lên mức $48.33/thùng, giá dầu có quay đâu giảm sau những tin tức từ dầu cũng như kinh tế thế giới (như US PMI, China PMI...) không các bác nhỉ?

      Đình công làm giảm nhu cầu dầu thô tại các nhà máy lọc dầu Mỹ

      Giá dầu giảm khi cuộc đình công lớn nhất kể từ năm 1980 nổ ra tại các nhà máy lọc dầu Mỹ, làm gián đoạn việc xử lí dầu và khiến tình trạng dư cung càng trở nên trầm trọng.

      Giá dầu tương lai giảm 3.3% tại New York. Công đoàn Mỹ – đại diện cho người làm công tại 200 nhà máy lọc dầu, cảng biển, ống dẫn dầu và các nhà máy hóa chất – đã ngừng làm việc vào Chủ Nhật trên 9 địa điểm sau khi không đi đến được sự đồng thuận trong hợp đồng lao động. Chỉ số PMI của Trung Quốc giảm từ 50.1 trong tháng 12 xuống còn 49.8, cho thấy việc sản xuất đang bị thu hẹp.

      Cung dầu tại Mỹ tăng làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung toàn cầu và khiến dầu mất giá 50%. Theo khảo sát các doanh nghiệp dầu mỏ, nhà sản xuất và chuyên gia phân tích, sản lượng dầu OPEC vào tháng 1 tăng khi Iraq khai thác dầu với tốc độ kỉ lục.

      Ông David Lennox, nhà phân tích tại Fat Prophets, Sydney cho biết: “Cuộc đình công kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu. Điều này sẽ khiến sản lượng dầu lớn tại Mỹ không có chỗ tiêu thụ. Đồng thời, dự đoán PMI cũng không khả quan.”

      Giá dầu WTI giao vào tháng 3 giảm $1.57 còn $46.67/thùng trên sàn giao dịch điện tử New York sau khi tăng 8.3% vào hôm 30/1, mức cao nhất kể từ 2012. Tổng khối lượng giao dịch cao hơn 60% trung bình 100 ngày. Giá dầu đã giảm 12% trong năm nay.

      Đình công tại nhà máy lọc dầu

      Giá dầu Brent giao vào tháng 3 giảm 3% còn $51.41/thùng sau khi tăng giá $3.86 lên $52.99/thùng vào hôm 30/1. Dầu Brent được giao dịch cao hơn dầu WTI là $4.75/thùng.

      Công đoàn tiến hành đình công cho biết họ “không còn lựa chọn nào khác”. Họ đã từ chối 5 đề nghị hợp đồng được Royal Dutch Shell Plc (thay mặt cho các doanh nghiệp dầu khí ngoại trừ Exxon Mobil Corp và Chevron Corp) đưa ra kể từ khi thương thảo vào 21/1.

      Công đoàn chưa từng kêu gọi đình công kể từ năm 1980. Theo dữ liệu từ Bloomberg, các nhà máy lọc dầu bị đình công có thể sản xuất được 1.82 triệu thùng nhiên liệu 1 ngày, khoảng 10% tổng hiệu suất vốn có của Mỹ.

      Ông Ric Spooner, chiến lược gia tại CMC Markets, Sydney cho biết: “Nếu đình công tiếp tục kéo dài đủ để gây ảnh hưởng đến mức sản lượng, trữ lượng dầu sẽ suy giảm.”

      Lợi nhuận từ xăng

      Giá xăng tại New York cao hơn giá dầu thô tại Cushing, Oklahoma là $14.219/thùng, đây là lợi nhuận cao nhất kể từ tháng 9.

      Ông Carl Larry, giám đốc tại Frost & Sullivan, Houstan nhận định: “Giá xăng và dầu diesel sẽ bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi chúng ta không biết cuộc đình công sẽ kéo dài bao lâu và quy mô còn được mở rộng như thế nào. Giá dầu sẽ giảm, nhưng chúng ta cũng đã quen với việc nhà máy lọc dầu ngừng hoạt động khi họ cần bảo dưỡng rồi, đình công cũng không có khác biệt gì.”

      Chín mươi tư giàn khoan tại Mỹ đã ngừng hoạt động vào tuần trước, nhiều nhất từ năm 1987. Số lượng giàn khoan đang hoạt động giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm, theo Houston – một doanh nghiệp dịch vụ dầu khí. Tuy nhiên, Morgan Stanley nhận định các nhà đầu tư đang “quá phấn khích” về số lượng giàn khoan.

      Các chuyên gia phân tích, bao gồm cả Adam Longson tại New York khẳng định: “Thị trường không nhận ra rằng mối quan hệ giữa số lượng giàn khoan và sản lượng có thể gây nhầm lẫn. Tất cả các giàn khoan và giếng dầu không được xây dựng như nhau, và trong công cuộc cắt giảm chi tiêu, các nhà sản xuất đang tập trung cắt bỏ các tài sản sinh lợi kém.”

      Kinh tế Trung Quốc

      Tại Trung Quốc, chỉ số PMI được công bố vào ngày 1/2 dưới mức trung bình 50.2 của khảo sát 22 nhà kinh tế do Bloomberg tiến hành. Số liệu ước tính 49.7 của HSBC và Markit Economics cũng không chính xác.

      Theo dự đoán của Cục năng lượng thế giới (IEA), Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu thứ 2 trên thế giới, sẽ chiếm 11% nhu cầu dầu vào năm nay.

      Khảo sát của Bloomberg cho biết OPEC đã sản xuất 30.91 thùng dầu vào tháng 1. Sản lượng của Iraq tăng 200,000 thùng, đạt 3.9 triệu thùng/ngày, chỉ sau Ả Rập Saudi.

      Theo báo cáo của Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC), các nhà đầu tư hạ vị thế mua ròng dầu WTI tuần thứ 2 liên tiếp kể từ 27/1, tăng lệnh bán dầu lên mức cao nhất từ năm 2010.

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của nhóm IF24h

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Bill Doan (10-03-2015)

    3. #2
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Trong khi nhiều nhà đầu tư cho rằng giá dầu đã chạm đáy và đang quay đầu phục hồi thì bản thân mình cho rằng giá dầu vẫn sẽ tiếp tục giảm. Tình trạng giá tăng trong 2 ngày vừa qua là do tác động của USD yếu đi và giới đầu cơ mua dầu tích trữ.

      OPEC: KHÔNG THỂ LOẠI TRỪ KHẢ NĂNG GIÁ DẦU XUỐNG MỨC $30-35/THÙNG


      Các đại biểu của OPEC trả lời phỏng vấn của Reuters, “Giá dầu có thể ở mức thấp cho đến giữa năm nay do nhu cầu theo mùa yếu, thậm chí khi chiến lược của Ả-rập Saudi nhằm kiềm chế sự tăng trưởng sản lượng của các nước đối thủ có thể bắt đầu đạt được kết quả rõ ràng.”

      Đại biểu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các chuyên gia ngoài khối đang họp tại Vienna, trụ sở của OPEC trong tuần này để thảo luận về chiến lược dài hạn của các nước thành viên. Các cuộc họp như này sẽ không thiết lập chính sách về sản lượng.

      Các cuộc đàm phán phát sinh khi dữ liệu từ Mỹ cho thấy sự sụt giảm kỷ lục của các giàn khoan, khiến giá dầu tăng lên trên $50/thùng (tương đương £33.24/thùng) hôm thứ Sáu vừa qua. Nguyên nhân là do giới đầu tư cho rằng chiến lược của OPEC đã tác động đến ngành khai thác dầu đá phiến của Mỹ.

      Đại biểu từ một nước sản xuất vùng Vinh cho biết: “Giá thấp đang ảnh hưởng đến đầu tư của một số công ty sản xuất dầu đá phiến. Điều này sẽ tác động đến nguồn cung trong dài hạn. Giá cả sẽ ổn định ở khoảng $40-45/thùng, tuy nhiên nền kinh tế thế giới không phải quá mạnh và cổ phiếu thì lại quá cao.”

      Hai đại biểu khác của OPEC, một trong số đó đến từ vùng Vịnh cho biết họ không thể loại trừ khả năng giá giảm xuống mức thấp $30- $35/thùng, do nhu cầu yếu kết hợp với các nhà máy lọc dầu trên thế giới ngừng hoạt động để bảo dưỡng trong 2 quý đầu của năm 2015.

      Một đại biểu cho biết: “Hiện tại giá được hỗ trợ do đang là mùa đông và giới đầu tư đang dự trữ dầu.”

      Một đại biểu vùng Vịnh khác cho biết: “Cảm giác chung là giá dầu sẽ vẫn còn thấp hơn so với những gì mà tất cả chúng ta muốn vì dư thừa nguồn cung trên thị trường. Hi vọng là các cổ phiếu này sẽ không giảm trước nửa đầu năm nay. Có một số dấu hiệu tốt, ví dụ như việc cắt giảm một số sản lượng tại Mỹ và Canada. Vì vậy, có nghĩa là quyết định chính sách giữ nguyên sản lượng của OPEC đưa ra trong cuộc họp lần trước là đúng. Mặc dù quyết định đó khiến một số nước tổn hại, nhưng cuối cùng cũng sẽ đạt được hiệu quả.”

      Ngày 27/11 năm trước, OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng bất chấp mối nghi ngại từ các nước thành viên ngoài vùng Vịnh như Venezuela hay Iran. Sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ của Ả-rập Saudi, ông Ali al-Naimi cho biết tổ chức này cần bảo vệ thị phần so với dầu đá phiến Mỹ và các nước đối thủ khác.

      Quyết định này khiến giá dầu giảm sâu gần 60% trong vòng 7 tháng, xuống mức $45.19/thùng ngày 13/1 và giao dịch trên mức $53 ngày thứ Hai hôm qua.

      Các quan chức OPEC bao gồm Tổng thư ký Abdullah Al-Badri đã công khai thể hiện niềm tin rằng giá dầu có thể đã chạm đáy và đang dần phục hồi.

      Các cuộc đàm phán về chiến lược dài hạn của OPEC – được cập nhật mỗi năm năm – tiếp tục diễn ra vào thứ Ba. Bộ trưởng dầu mỏ OPEC, người quyết định chính sách sản lượng của khối, sẽ không tổ chức bất kỳ cuộc họp nào trước cuộc họp chính thức ngày 5/6 tới.

      Theo Reuters
      Bài dịch của Nhóm IF24h

    4. Những thành viên sau đã cám ơn :

    5. #3
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      NGA: QUYẾT ĐỊNH GIỮ SẢN LƯỢNG, MẶC GIÁ DẦU GIẢM SÂU


      Trước tình trạng giá dầu bay hơi hơn 1 nửa trong vòng 7 tháng qua, nhiều người vẫn nuôi hy vọng sớm muộn gì cũng sẽ có người bỏ cuộc chơi, lấy lại trạng thái cân bằng cho thị trường. Đúng như mong đợi, một số công ty Mỹ đã tuyên bố cắt giảm đầu tư, tuy nhiên, các “ông trùm” dầu mỏ như khối OPEC hay Nga vẫn chưa có động tĩnh gì. Hơn nữa, sản lượng của Nga tháng trước vẫn đạt gần mức kỷ lục thời kỳ hậu Soviet, xuất khẩu dầu cũng gia tăng. Có thể thấy, thị trường dầu thô tụt dốc thê thảm gần đây cũng “chưa thành vấn đề” với quốc gia này.

      Số liệu sơ bộ do nhóm CDU-TEK, thuộc Bộ Năng lượng Nga công bố ngày hôm nay cho biết sản lượng dầu thô tháng 12 giảm 0.1%, xuống còn 10.657 triệu thùng/ngày. Giá dầu thô thế giới trượt xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009, khi cả OPEC và các nước ngoài OPEC chọn khoanh tay nhìn giá lao dốc, chứ không chịu cắt giảm sản lượng dư thừa.

      Nền kinh tế Nga phụ thuộc nặng nề vào dầu thô và khí đốt (chiếm tới 1 nửa ngân quỹ quốc gia). Do vậy, mặc cho giá có trượt dốc nghiêm trọng, Nga cũng kiên quyết không cắt giảm sản lượng. Nguồn thu từ dầu thâm hụt nặng nề, cộng thêm các lệnh trừng phạt đến từ Mỹ và phương Tây đã đẩy quốc gia này đến bờ vực suy thoái. Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak tháng trước cho biết sản lượng năm nay vẫn không thay đổi so với năm ngoái, mặc dù giá dầu thấp ẩn chứa nhiều rủi ro khó lường.

      Ông Nikolay Tokarev, nhà kinh tế trưởng tại Transneft cho rằng, với giá dầu thấp như hiện nay, thì bán ra thị trường nước ngoài có lợi hơn là trong nước. “Chúng tôi đã cảm nhận được điều này ngay từ tháng 1.”

      Xuất khẩu tăng

      Theo số liệu từ Cục Hải quan Nga, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Nga tháng 1 tăng 24% so với tháng trước, lên 5.26 triệu thùng/ngày.

      Giá dầu Brent hôm nay giảm 3%, xuống còn $51.41/thùng trên sàn ICE Futures Europe, London, giảm hơn 1 nửa so với đỉnh điểm $115.71 hồi tháng 6/2014.

      Theo số liệu từ nhóm CDU-TEK, sản lượng dầu của Nga thời kỳ hậu Soviet lên tới mức kỷ lục 10.66 triệu thùng/ngày. BP Plc cũng cho biết sản lượng dầu thô và dầu ngưng tụ năm 1987 còn đạt 11.48 triệu thùng/ngày.

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của Nhóm IF24h

    6. #4
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      SỨC BẬT CỦA DẦU CHỈ LÀ TẠM THỜI


      Dầu đã trở lại! Có vẻ là không.

      Sau khi hứng chịu chuỗi mất giá dài nhất trong lịch sử, dầu thô đã “trở mình” tăng giá 24% vào hôm qua. Lí do cho sự thay đổi này là kì vọng việc hạn chế đầu tư sẽ giúp cắt giảm sản lượng.

      Tuy vậy, từ Barclays đến Societe Generale SA và UBS Group AG đều nhận định rằng việc giá dầu bật trở lại chỉ là tạm thời, bởi cắt giảm đầu tư không thể làm suy giảm sản lượng trong chớp mắt. Thay vì quay lại mức giá $100/thùng, dầu có thể xuống tới mức $30, nhà phân tích hàng hoá Miswin Mahesh của Barclays cho biết.

      Giovanni Staunovo, nhà phân tích tại UBS, Zurich khẳng định: “Chúng tôi không nghĩ rằng dầu đã chạm đáy và kì vọng dự trữ dầu thô Mỹ tăng mức kỉ lục trong 84 năm vào thứ 4, trong khi đó sản lượng dầu thô Mỹ nhiều khả năng sẽ không thay đổi trong thời gian tới.”

      Dầu Brent tăng $3.16 lên $57.91/thùng tại London vào thứ 3 khi hoạt động khai thác dầu bị thu hẹp tại Mỹ, đồng thời các doanh nghiệp dầu khí đã cắt giảm hơn 40 tỉ USD chi phí tính từ ngày 1/11. Các quỹ phòng hộ và các nhà đầu cơ khác có lượng lệnh bán dầu lớn nhất trong 4 năm vào tuần trước.

      Dầu thô giảm

      Thông tin từ Cục năng lượng thế giới (IEA) cho biết nếu như các nhà sản xuất ngoài OPEC đối phó với tình hình bằng cách dừng hoạt động nhiều giàn khoan thì OPEC lại tiếp tục tăng sản lượng. Theo Cục thông tin năng lượng Mỹ (EIA), hiện tại Mỹ có lượng dự trữ dầu thô lớn nhất kể từ từ năm 1982.

      Các công ty dầu khí Mỹ ngưng hoạt động 94 giếng dầu trong 1 tuần, nhiều nhất kể từ năm 1987 theo số liệu của Baker Hughes. Trong số đó Permian Basin of Texas và New Mexico cắt giảm nhiều nhất, lên đến 25 giàn khoan.

      Hans van Cleef, chuyên gia kinh tế tại ABN Amro Bank, Amsterdam nhận định: “Số giàn khoan giảm nhanh chóng đã mở đầu cho làn sóng mua đầu cơ. Những ngày gần đây cho thấy hi vọng việc dầu tiếp tục hồi phục.”

      Dầu WTI bật trở lại

      Dầu WTI tăng $3.48 lên $53.05 vào thứ 3, tăng 19% so với 28/1. Dầu Brent quay đầu, chặn đà giảm từ 20/6 và trở thành mức tăng cao nhất trong vòng 207 ngày.

      Theo khảo sát 86 nhà đầu tư chuyên nghiệp của Bloomberg, dầu Brent có thể lên $61/thùng, WTI lên $57/thùng trong năm nay.

      Cắt giảm đầu tư

      Chveron Corp hạ ngân sách xuống mức thấp nhất trong 12 năm vào 30/1 và cho biết họ sẽ tạm ngưng một số dự án dầu đá phiến. Royal Dutch Shell Plc sẽ cắt giảm 15 tỉ USD tiền đầu tư trong 3 năm. Occidental Petroleum Corp, ConocoPhillips và BP Plc tương tự cũng tuyên bố sẽ thu hẹp đầu tư.

      Tổng đầu tư cho các dự án dầu giảm khoảng 100 tỉ USD (15%) trong năm nay, chuyên gia kinh tế của IEA cho hay trong diễn đàn kinh tế thế giới hôm 21/1. Tổ chức này cũng hạ mức tăng sản lượng ngoài OPEC xuống còn 950,000 thùng vào 16/1.

      Trong khi việc cắt giảm đầu tư có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong năm 2016 hoặc 2017 thì cũng không thể giải quyết được vấn đề dư cung hiện tại, theo Mahes của Barclays. Trữ lượng dầu Mỹ thêm 8.9 triệu thùng/ngày đạt 406.7 triệu thùng tính đến ngày 23/1. Sản lượng dầu của nước này tăng 9.21 triệu thùng/ngày, mức kỉ lục trong cơ sở dữ liệu của EIA.

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của nhóm IF24h

    7. #5
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      HALL DỰ BÁO GIÁ DẦU $65 DO THIẾU HỤT CUNG DẦU TRONG TƯƠNG LAI


      Quản lý quỹ phòng hộ hàng hóa Andrew J. Hall cho biết hàng tỷ Đô-la cắt giảm chi tiêu cho ngành dầu khí đã tạo điều kiện cho giá dầu bật lên, điều này sẽ thu hút thêm đầu tư vào các công ty dầu đá phiến hoạt động hiệu quả nhất. Andrew J. Hall rất nổi tiếng trong giới đầu tư từ năm 2009 do những dự đoán chính xác về biến động của thị trường.

      Tình hình bây giờ khác với thời điểm thị trường dầu suy thoái hồi năm 1986, khi mà giá dầu chỉ dưới $25, bởi vì hiện nay OPEC không phải là nhà cung cấp dầu duy nhất mà không thể thay thế. Giám đốc của Astenbeck Capital Management nhận định, dầu đá phiến sẽ sớm đủ sức để bù đắp sản lượng dầu mà thế giới thiếu hụt, và giá dầu thô của Mỹ có thể sẽ lên đến $65.

      Hall đã nói rằng: “Mức giá hiện tại (hoặc là thấp hơn) sẽ không duy trì lâu. Dư thừa hiện tại sớm muộn gì cũng kéo theo sự thiếu hụt trong tương lai.”

      Các công ty khai thác dầu thông thường (không phải dầu đá phiến) đã cắt giảm chi tiêu 40 tỷ đô và sa thải hàng nghìn lao động. Sự phục hồi của giá dầu mà Hall kỳ vọng sẽ là không đủ để điều chỉnh đầu tư vào các dự án năng lượng quan trọng (khoan dầu thông thường), cần thiết để gia tăng sản lượng toàn cầu.

      Điều này sẽ khiến dầu đá phiến trở nên hấp dẫn đầu tư hơn do chi phí hoạt động thấp, và có thể sẽ còn rẻ hơn nữa.

      Giá WTI tháng trước đã giảm 9.4% và đã tăng 14% trong tuần này, đóng cửa phiên giao dịch hôm qua tại $50.48, vẫn thấp hơn mức đỉnh hồi tháng 6 53%.

      Không chỉ Hall mới chỉ ra rằng giảm đáng kể chi tiêu sẽ dẫn đến thiếu hụt cung. Tổng thư ký của OPEC, ông Abdalla El-Badri tuần trước cũng khẳng định giá dầu sẽ vòng trở lại $200.

      Một số nhà phân tích như Bob Brackett của Sanford C. Bernstein & Co đã khuyên nhà đầu tư mua cổ phiếu của các công ty dầu EOG Resources Inc, Anadarko Petroleum Corp và Apache Corp, vì giá sẽ tăng đủ để bù đắp chi phí cận biên.

      Nhưng Goldman Sachs Group Inc lại có dự đoán khác giá dầu cùng lắm lên được $70 sau 12 tháng. CEO Bob Dudley của BP Plc cũng cùng quan điểm và cho rằng sẽ mất một khoảng thời gian dài giá mới trở lại mức $100, nếu so với hồi 1986, khi mà giá dầu tụt xuống 10$, và không bật lên nổi cho đến khi Iraq xâm lược Kuwait năm 1990.

      Hall nhận xét, OPEC hiện nay có khả năng dư trữ khoảng 25%. Mức dư cung chỉ cao hơn nhu cầu tiêu thụ toàn cầu 2%. Nguồn cung sẽ cạn kiệt vào cuối năm, nếu không muốn nói là sớm hơn.

      Steven Kopits, Giám đốc Princeton Energy Advisors, cho biết một cú sốc dầu nữa sẽ diễn ra trong nửa cuối năm nay. Lý do rất đơn giản, giá thấp sẽ kích cầu, sản lượng dầu thông thường sẽ giảm khoảng 2.4 triệu thùng ngày.

      Các dự báo của OEC, Cơ quan năng lượng quốc tế và Cục Thông tin năng lượng Mỹ không cho thấy một phản ứng đáng kể nào đó trước mức giá thấp thế này. Kopits cho biết, không như hồi 1986, thị trường phản ứng ngay lập tức, tiêu thụ tăng 5% trong một quý ngay sau khi dầu lao dốc.

      Kopits cũng báo trước sản lượng dầu thông thường sẽ giảm đi nhanh chóng. Nếu lịch sử lặp lại, giá thấp sẽ kéo cầu lên, giảm cung xuống và sau đó giá dầu sẽ phục hồi.

      “Thị trường bắt đầu cảm thấy cung cầu được cân bằng và điều chỉnh nhanh hơn và sớm hơn kỳ vọng. Sắp tới, giá sẽ có dấu hiệu vào nửa cuối năm 2015 và kích thích sản xuất dầu.”

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/hall-du-bao-gia-dau...ong-tuong-lai/

    8. Những thành viên sau đã cám ơn :

    9. #6
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      SAUDI HẠ GIÁ BÁN CHÍNH THỨC THÁNG 3 CHO CHÂU Á


      Hôm qua (5/2), Ả-rập Saudi tuyên bố giảm giá dầu hàng tháng cho khách hàng châu Á xuống mức thấp nhất trong ít nhất 12 năm trong khi lại tăng giá đối với châu Âu và Hoa Kỳ. Công ty dầu khí nhà nước Saudi Aramco giảm giá bán chính thức (OSP) đối với dầu thô Arab Light vào tháng 3 cho khu vực châu Á, giảm 90 cent một thùng so với tháng 2. Theo số liệu của Reuters ghi lại từ 2003, việc giảm giá 2.30 USD một thùng so với mức trung bình Oman/Dubai là lớn nhất.

      Động thái giảm giá cho châu Á đã được phần lớn thị trường dự kiến, đặc biệt là do nhu cầu dầu yếu kém. Một số khác cho rằng quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này không muốn mất thị phần tại thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất của mình.

      Ông Dominic Haywood, một nhà phân tích dầu của Energy Aspects tại London cho rằng, "Với thị trường contango của diesel, việc hạ giá bán chính thức của Saudi có khả năng được các nhà máy lọc dầu chấp nhận.”

      Trong khi đó, Aramco cũng giảm giá bán dầu Arab Light tháng 3 cho Tây Bắc Âu (khu vục chỉ nhập khẩu một phần nhỏ dầu thô của Saudi) 70 cent, ở mức giảm giá 3.95 USD một thùng so với Brent Weighted Average (BWAVE) .

      Giá bán chính thức cho Mỹ cũng tăng 15 cents so với tháng 2. Lần cuối Aramco tăng giá đối với thị trường Mỹ là tháng 7 năm ngoái, thời điểm giá dầu toàn cầu bắt đầu giảm sâu gần 60%.

      Hành động Saudi giảm giá bán, giới đầu tư cho rằng đây không phải là dấu hiệu của việc giảm lợi ích để duy trì thị phần, mà là dầu thô vẫn đang phải cạnh tranh với dầu đá phiến Mỹ.

      Theo số liệu từ Cục Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), trong tháng 11 năm ngoái, lượng dầu thô Mỹ nhập khẩu khẩu từ Ả-rập Saudi đã giảm xuống mức thấp nhất trong vong 5 năm qua, ở mức 826,000 thùng/ngày.

      Theo Reuters
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/saudi-ha-gia-ban-ch...-3-cho-chau-a/

    10. #7
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      CNBC: DẦU SẼ LAO XUỐNG ĐÁY $30. CHIẾN TRANH TIỀN TỆ "GÕ CỬA"


      Theo đánh giá của chuyên gia phân tích của CNBC hôm thứ Năm– John Kilduff, dầu có thể giảm sâu hơn nữa, xuống mức đáy $30.

      Các đối tác đồng sáng lập của Again Capital nhận định trong buổi phỏng vấn “Squawk Box”: “Tôi tin rằng, dầu có thể xuống thấp hơn nữa, ở mức $30 đến $33, giống như mốc đáy xác lập trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và 2009. Những gì chúng ta thấy trong mấy ngày qua chỉ là tác động về yếu tố kĩ thuật khi các nhà đầu tư cắt các lệnh sell dầu tạm thời. Sự biến động này hơi bất thường, tôi nghĩ cái đáy $30 mới là mục tiêu nhắm tới của các chuyên gia kĩ thuật trên thị trường”.

      Giá dầu thô Mỹ giảm 9% vào thứ Tư, thiết lập ở mức $48.45. Giá dầu WTI đã tăng 22% từ mức thấp nhất trong gần 6 năm qua $43.58 vào thứ Năm tuần trước, kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, đạt $53.05/thùng.

      Sự đảo chiều đi xuống của dầu khiến thị trường chứng khoán ảm đạm, với chỉ số chứng khoán năng lượng giảm mạnh nhất trong ngày, niêm yết trên S&P 500.

      Các dữ liệu ngày thứ Sáu cho thấy có tới 90 giàn khoan của các công ty khai thác và sản xuất dầu bị “đóng băng” vào tuần trước thúc đẩy dầu tăng giá. Ông Kilduff cho rằng: “Ngành công nghiệp dầu chỉ đang loại bỏ đi những giàn khoan rác”, sản lượng của Mỹ không hề giảm, và vẫn ở mức cao 9.1 triệu thùng/ngày. Ông nhận định, Ả Rập sẽ đồng ý cắt giảm sản lượng để tiến tới đàm phán với Nga về xung đột Syria, đẩy giá dầu đi lên.

      Ả Rập đã phớt lờ yêu cầu của các nước thành viên và kiên quyết không cắt giảm sản lượng trong cuộc họp OPEC hồi tháng 11, châm ngòi cho cuộc chiến về giá dầu. Trong khi đó, Nga đang phải đối mặt với tác động kép của giá dầu giảm và các lệnh trừng phạt kinh tế từ Mỹ và phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine. Ông Kilduff nói: “Một số đối tượng muốn xóa xổ OPEC. Nhưng điều đó là không thể. OPEC vẫn có vai trò quan trọng trong cuộc chơi. Các nước cùng hợp tác, thống nhất cắt giảm sản lượng dưới một mức độ nào đó sẽ khiến dầu tăng giá”.

      Thị trường tiền tệ biến động cùng với những động thái của ngân hàng trung ương khiến thị trường dầu “dậy sóng”. Đồng Đô-la mạnh lên “kìm hãm” giá dầu do dầu được neo theo USD.

      David Woo, giám đốc phụ trách nghiên cứu tiền tệ và lãi suất của Ngân hàng thương mại Mỹ Merrill Lynch cho biết: “Tại điểm này, sự biến động trên thị trường ngoại hối trở thành tác nhân chính gây ra biến động trên toàn cầu. Khó mà đưa ra quyết định đầu tư ngay lúc này khi mà không thực sự nắm được hướng đi tiếp theo của USD.”

      Thị trường ngoại hối đang biến động mạnh nhất trong 20 năm qua, theo nghiên cứu công bố từ Ngân hàng thương mại Hoa Kỳ.

      Biến động sẽ tiếp tục gây tác động lên thị trường tài chính toàn cầu khi các quốc gia cùng tham gia vào cuộc chiến tranh tiền tệ. Đối với các quốc gia đang phải đối mặt với khó khăn tài chính, công cụ duy nhất có thể áp dụng lúc này đối với các ngân hàng trung ương trong việc thúc đẩy tăng trưởng là hạ giá trị đồng tiền nội địa.

      Ông Woo phát biểu: “Nếu cả thế giới đều tham gia vào cuộc chơi này, bạn sẽ không có quyền lựa chọn nào khác ngoài việc nhảy vào cuộc chơi. Bởi lẽ, nếu không, bạn sẽ bị bỏ lại. Chúng tôi gọi đây là cuộc chơi chơi có tổng bằng 0. Có người thắng và kẻ thua là lẽ đương nhiên”.

      Mỹ khó có thể kìm hãm được sức mạnh của đồng USD lúc này, do Ngân hàng trung ương Châu ÂU (ECB) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản đều có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế qua chính sách nới lỏng tiền tệ.

      Nhưng câu hỏi quan trong nhất cho nhân vật chính trong cuộc chơi này – “dầu” trong năm nay là triển vọng Trung Quốc hạ thấp giá trị tiền tệ.

      Ông Woo cho biết: “Nếu Trung Quốc quyết định nhảy vào cuộc chơi với kịch bản tương tự, nó sẽ trở thành một thảm họa do giá cả hàng hóa đang giảm, và Trung Quốc tiêu thụ đến 40% hàng hóa cơ bản của thế giới, từ đó châm ngòi cho cuộc chiến giá giá tiền tệ trên toàn cầu. Lợi suất trái phiếu 10 năm sẽ ở mức 1.25% nếu Trung Quốc phá giá tiền tệ 10%.

      Theo CNBC
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/dau-se-lao-xuong-da...ien-te-go-cua/

    11. Có 2 thành viên đã cám ơn Alice Vu :
      kevindu (10-02-2015)

    12. #8
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      DẦU TĂNG TIẾP 1$, NHƯNG KHÔNG CÓ DẤU HIỆU THỊ TRƯỜNG PHỤC HỒI


      Thứ 6 hôm nay, giá dầu đã tăng thêm $1, tiếp tục chuỗi ngày tăng thoát mức đáy của 6 năm, nhưng thị trường dầu mỏ vẫn không có dấu hiệu hồi phục khi dự trữ dầu của Mỹ vẫn tăng đều và sản lượng của OPEC vẫn duy trì.

      Xung đột tại Lybia và triển vọng Trung Quốc nới lỏng tiền tệ, kích thích cầu dầu đã tiếp thêm hi vọng cho giá dầu.

      Giá Brent tương lai tăng $1.30 lên $57.86/thùng vào 06:11 GMT.

      Giá dầu thô WTI giao vào tháng 3 tăng $1.28 lên $51.78/thùng.

      Vyanne Lai, nhà phân tích của Ngân hàng quốc gia Úc, cho biết: “Có sự phục hồi của nhu cầu dầu thực tế trong ngắn hạn.”

      Nhu cầu thực tế gần đây đã tăng lên do nhà đầu tư tích trữ dầu trong các tàu chở dầu cỡ lớn, nhằm thu lợi khi giá dầu tăng lên vào lúc giao hàng trong tương lai, một kiểu cấu trúc thị trường contago, hay còn gọi là “bù hoãn bán”. Ngoài ra, các nước nhập khẩu dầu mỏ lớn cũng tăng cường dự trữ dầu, như Trung Quốc, Ấn Độ.

      “Tuy nhiên, như thế là chưa đủ để xóa đi ảnh hưởng của lượng cung dư thừa.”

      Hôm thứ 5, Arab hạ giá dầu cho châu Á xuống mức thấp trong 12 năm qua.

      Động thái này là một nỗ lực nhằm bảo vệ thị phần quan trọng và hất cẳng các công ty dầu có chi phí sản xuất cao.

      Hôm nay, thứ 6, số liệu về bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố. Hôm thứ 5, báo cáo thất nghiệp khả quan đã tiếp lửa cho giá dầu và thị trường chứng khoán Mỹ.

      Cuộc đình công tại 9 nhà máy lọc dầu đã kéo dài đến ngày thứ 6 sau khi những người lãnh đạo công đoàn từ chối đề xuất từ Royal Dutch Shell Plc.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h
      http://if24h.com/dau-tang-tiep-1-nhu...uong-phuc-hoi/

    13. Có 2 thành viên đã cám ơn Alice Vu :
      kevindu (10-02-2015)

    14. #9
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 09/02/2015

      THÊM NHIỀU GIÀN KHOAN NGỪNG HOẠT ĐỘNG, DẦU TIẾP TỤC ĐÀ TĂNG

      Dầu tiếp tục tăng sau tuần khởi sắc ấn tượng khi càng lúc càng nhiều giàn khoan ngừng hoạt động, giúp củng cố khả năng cắt giảm sản lượng do dư cung toàn cầu.

      Giá dầu tương lai lên 3.3% tại New York sau tăng 7.2% vào tuần trước. Baker Hughes cho biết, có thêm 83 giàn khoan dầu ngừng hoạt động, kéo số lượng giàn khoan xuống còn 1,140, thấp nhất kể từ tháng 12/2011. Công nhân của 2 nhà máy trực thuộc BP Plc tiến hành cuộc đình công lớn nhất kể từ năm 1980 khi không đi đến được sự đồng thuận trong kí kết hớp đồng lao động.

      Ông Ric Spooner chiến lược gia tại CMC Markets, Sydney nhận định: “Giá đang tăng nhờ triển vọng cung dầu đá phiến từ Mỹ được cắt giảm trong những tháng tới. Nếu giá dầu WTI có thể vượt mức $54.24/thùng của tuần trước thì có khả năng sẽ tiếp tục lên nữa.”

      Dầu WTI giao vào tháng 3 tăng $1.71 đạt $53.40/thùng trên sàn giao dịch điện tử New York Merchantile Exchange và chạm mức $52.27 vào 2:90 tối giờ Sydney. Tổng khối lượng giao dịch tương lai cao hơn 67% so với trung bình 100 ngày.

      Số lượng giàn khoan dầu

      Dầu Brent giao vào tháng 3 lên giá $1.26, đạt $59.06/thùng trên sàn ICE Futures Europe exchange. Dầu thô Châu Âu cao hơn dầu WTI $5.81/thùng.

      Theo Baker Hughes, số lượng giàn khoan dầu tại Mỹ giảm chưa từng thấy trong 9 tuần (435 giàn). Permin Basin, doanh nghiệp sản xuất dầu lớn nhất Hoa Kỳ đã cho ngưng hoạt động 37 giàn khoan, mức kỉ lục tính từ khi số lượng bắt đầu được thống kê.

      Đình công tại nhà máy lọc dầu

      Theo nguồn tin của người trong cuộc, công đoàn Hoa Kỳ sẽ tái đàm phán về hợp đồng lao động cho 30,000 công nhân vào ngày 10/2 tới đây.

      Ông Scott Dean, phát ngôn viên của Royal Dutch Shell Plc cho biết, công ty này sẽ thay mặt cho Exxcon Mobil Corp, Cheveron Corp để thương lượng. Nhà máy lọc dầu của BP tại Whiting, Indiana và Toledo, Ohio đang hoạt động nhờ các công nhân thay thế.

      Venezuela trong một phát ngôn cho biết OPEC không thể tự mình ổn định giá cả mà cần có sự hợp tác của các nước sản xuất dầu mỏ khác.

      Tuần trước, CBOE Crude Oil Volatility Index, chỉ số đo lường độ biến động của dầu dựa trên hợp đồng quyền chọn của quỹ Dầu Hoa Kỳ, kết thúc phiên tại mức 63.14, cao nhất kê từ năm 2009.

      Theo số liệu của Tổng cục hải quan Trung Quốc, nhập khẩu dầu thô của nước này trong tháng 1 xuống còn 29.98 triệu MT, tương đương 6.62 triệu thùng/ngày, giảm 7.9% so với mức kỉ lục 7.19 triệu thùng (tháng 12).

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/them-nhieu-gian-kho...p-tuc-da-tang/

    15. Có 2 thành viên đã cám ơn Alice Vu :
      kevindu (10-02-2015)

    16. #10
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 09/02/2015

      OPEC HẠ DỰ BÁO NGUỒN CUNG DẦU CỦA MỸ

      OPEC đã giảm dự đoán cung dầu toàn cầu trong năm 2015 khi mà các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ tạm ngừng hoạt động của các giàn khoan do giá dầu giảm sâu.

      Từ giữa năm 2014 đến nay, giá dầu trên thế giới đã giảm khoảng 60%. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã hạ dự đoán cung dầu của các nước ngoài OPEC khoảng 400,000 thùng/ngày, trong đó ước tính nguồn cung từ Mỹ cũng giảm 130,000 thùng/ngày. Dự đoán sản lượng của Colombia, Canada và Yemen cũng bị cắt giảm. OPEC cho rằng, điều đó có thể làm tăng dự đoán về nhu cầu trong tháng này, khi mà lượng tiêu thụ gas ở Mỹ đang tăng.

      Giá dầu đã phục hồi hơn 20% trong 2 tuần qua sau khi đã giảm 7 tháng liên tiếp, tạo áp lực khiến các giàn khoan ở Mỹ phải ngừng hoạt động, các công ty lớn từ Royal Dutch Shell Plc tới Chevron Corp. phải cắt giảm các kế hoạch chi tiêu. Số lượng các giàn khoan ở Mỹ bị ngừng hoạt động đạt đến con số kỷ lục, giảm 83 giàn xuống còn 1,140 giàn.

      Bộ phận nghiên cứu của OPEC tại Vienna công bố trong báo cáo thị trường hàng tháng: “Những yếu tố khiến chúng tôi hạ dự báo nguồn cung trong năm 2015 là kỳ vọng về giá, số lượng các giàn khoan đang hoạt động giảm ở Bắc Mỹ, giấy phép khoan dầu ở Mỹ cũng giảm, thêm vào đó là kế hoạch chi tiêu của các công ty dầu quốc tế cũng giảm trong năm nay.”

      OPEC đã hạ dự đoán cung dầu của các nước ngoài OPEC khoảng 400,000 thùng/ngày, trong đó ước tính nguồn cung từ Mỹ cũng giảm 130,000 thùng/ngày

      Dự báo nguồn cung Mỹ

      Theo báo cáo, OPEC hạ dự báo nguồn cung dầu từ Mỹ, sản lượng sẽ chỉ tăng 820,000 thùng/ngày trong năm 2015, đạt 13.64 triệu thùng/ngày. Dự báo cung dầu của các nước ngoài OPEC cũng bị giảm 420,000 thùng/ngày, xuống còn 850,000 thùng/ngày, trong đó Colombia là nước bị hạ dự báo nguồn cung thứ 2 sau Mỹ. Các nước ngoài OPEC vẫn sẽ cung cấp 57.09 triệu thùng/ngày trong năm 2015.

      Trong khi đó, OPEC tăng dự báo sản lượng dầu thô mà tổ chức này cần cung cấp trong năm nay là 29.2 triệu thùng/ngày, thấp hơn khoảng 1 triệu thùng/ngày so với mức sản lượng cam kết hiện tại (30 triệu thùng/ngày).

      Cũng theo báo cáo, sản lượng của 12 nước thành viên trong OPEC đã giảm 53,000 thùng/ngày trong tháng 1, xuống còn 30,15 triệu thùng/ngày do tổn thất ở Iraq. Sản lượng của Iraq đã giảm 279,100 thùng/ngày trong tháng 1 vừa qua, xuống còn 3.35 triệu thùng/ngày. Nhu cầu về dầu trên toàn cầu cũng sẽ tăng 1.17 triệu thùng/ngày, tương đương 1.3% trong năm 2015, lên mức 92.32 triệu thùng/ngày.

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/opec-ha-du-bao-nguon-cung-dau-cua-my/

    17. Những thành viên sau đã cám ơn :

    18. #11
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Trích dẫn Gửi bởi Simredepvn Xem bài viết
      giá dầu rớt thảm như đang bị trượt dốc không phanh ý nhỉ
      Ừ bạn. Mình cũng nghĩ là giá dầu tăng chỉ là tạm thời thôi. Hi

    19. #12
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 10/02/2015

      CITI: GIÁ DẦU CÓ THỂ GIẢM XUỐNG MỨC $20/THÙNG

      Citigroup tuyên bố trong báo cáo hôm thứ hai (9/2) khi hạ mức dự báo cho giá dầu: Sự phục hồi về giá gần đây chỉ là một dấu hiệu “ảo”, dầu giảm xuống $20/thùng sẽ sớm xảy ra.

      Ông Edward Morse, Giám đốc bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Citigroup đã viết: “Mặc dù chi tiêu toàn cầu đã giảm khiến giá dầu tăng trở lại trong một vài tuần gần đây, nhưng sản lượng của Mỹ vẫn tăng. Brazil và Nga cũng đang khai thác dầu ở mức kỷ lục. Ả-rập Saudi, Iraq và Iran lại đang đấu với nhau để duy trì thị phần của mình bằng cách giảm giá bán cho khu vực Châu Á. Thị trường đang dư cung và các bể chứa dự trữ dầu đang tăng kỷ lục.”

      Ông Morse cũng cho biết thêm, việc giảm sản lượng sẽ không có khả năng xảy ra cho đến tận quý III năm nay. Theo báo cáo của Citi, giá dầu WTI đang giao dịch ở khoảng $52/thùng, có thể giảm xuống mức $20/thùng trong một thời gian nữa. Sự bùng nổ dầu đá phiến Mỹ đã làm “lung lay” khả năng thao túng giá dầu của OPEC để tối đa hóa lợi nhuận cho các nước thành viên.

      Ông Morse cho rằng: “Dường như cực kỳ khó để OPEC có thể quay trở lại con đường kinh doanh như ngày xưa. Nhiều nhà phân tích đã nhìn thấy “hồi kết của OPEC” trong các cuộc khủng hoảng thị trường trong quá khứ, tuy nhiên mỗi người lại đưa ra khoảng thời gian khác nhau.”

      Lần thứ 2 trong năm 2015, Citi đã hạ dự báo hàng năm đối với dầu Brent. Theo báo cáo của Citi, giá trong khoảng $45- $55 là không bền vững. Giá sẽ phục hồi đạt mức $75/thùng vào quý IV năm nay. Trung bình cả năm giá dầu sẽ đạt $54/thùng.

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/citi-dau-co-the-gia...g-muc-20thung/

    20. #13
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      IEA: THỜI KỲ HOÀNG KIM CỦA DẦU ĐÁ PHIẾN MỸ SẼ KÉO DÀI TỚI TẬN 2020


      Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, Mỹ sẽ vẫn là nguồn cung hàng đầu thế giới về dầu cho đến năm 2020, ngay cả khi giá dầu đã giảm mạnh gần đây, bất chấp nhiều dự đoán sản lượng dầu đá phiến sẽ suy giảm.

      Cơ quan này cũng cho biết trong báo cáo trung hạn về thị trường dầu: giá dầu LCOc1 đã giảm từ $115/thùng trong tháng 6/2014 xuống mức thấp nhất trong vòng 6 năm tại $45/thùng trong tháng 1/2015, có khả năng ổn định ở dưới mức giá cao trong vòng 3 năm qua.

      IEA cho rằng, Mỹ sẽ vẫn là nguồn cung hàng đầu thế giới về dầu cho đến năm 2020

      Giá dầu đã giảm sâu hơn sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, trong cuộc họp ngày 27/11/2014 đã thay đổi chiến lược và từ chối cắt giảm sản lượng để duy trì thị phần so với các nước đối thủ như dầu đá phiến Mỹ.

      IEA cho biết: “Việc tái cân bằng thị trường nhiều khả năng sẽ xảy ra tương đối nhanh chóng nhưng sẽ bị giới hạn về phạm vi. Việc giá thay đổi sẽ tạm ngừng bùng nổ nguồn cung dầu ở Bắc Mỹ chứ không thể khiến điều này chấm dứt được.”

      IEA cũng cho biết thêm, tăng trưởng nguồn cung dầu ở Mỹ, ban đầu sẽ chậm đến mức nhỏ giọt, nhưng sau đó sẽ lấy lại đà, và sản lượng sẽ đạt mức 5.2 triệu thùng/ngày vào năm 2020. Triển vọng cho nguồn cung dầu từ Nga cũng ít lạc quan hơn.

      IEA dự báo lượng dầu hợp đồng của Nga ở mức 560,000 thùng/ngày: “Nga đang phải đối mặt với một cơn bão khủng hoảng do giá dầu sụp đổ, các biện pháp trừng phạt quốc tế và đồng nội tệ mất giá, nhiều khả năng ngành công nghiệp khai thác dầu sẽ thất bại.”

      Dự báo nhu cầu dầu

      Một phần do các nước ngoài OPEC cắt giảm sản lượng, IEA dự báo nhu cầu đối với dầu từ OPEC sẽ tăng trong năm 2016, ở mức 29.90 triệu thùng/ngày, sau khi duy trì ở khoảng 29.4 triệu thùng/ngày trong năm nay.

      Những nhà phân tích khác cũng nhìn thấy giá dầu lao dốc và việc cắt giảm đầu tư đã tác động mạnh mẽ đến nguồn cung từ các nước ngoài OPEC. Chính OPEC, trong báo cáo hàng tháng vào thứ 2 hôm qua, cũng đã tăng dự báo nhu cầu dầu đối với các nước thành viên trong tổ chức sẽ cao hơn dự kiến, khi chiến lược của tổ chức này là sẽ không tăng giá, nhằm hạ gục các nước đối thủ khác.

      Báo cáo mới nhất của IEA hôm qua trái ngược lại với dự báo trung hạn do Cơ quan này công bố tháng 6/2014. Trong khi báo cáo tháng 6 dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng cao hơn và nhấn mạnh các rủi ro về nguồn cung, ví dụ như bạo lực từ Iraq, thì trong báo cáo ngày hôm qua, IEA dự lại đoán nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên, từ mức 910,000 thùng/ngày trong năm 2015 lên tới mức 1.13 triệu thùng/ngày trong năm 2016. Tuy nhiên, IEA cũng nhìn nhận giá dầu sẽ giảm do nhiều yếu tố tác động đến nguồn cung toàn cầu trong những năm còn lại của thập kỉ này.

      Báo cáo cho biết: “Kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được sửa đổi nhiều lần theo xu hướng giảm xuống trong vòng 6 tháng qua, mặc dù giá dầu giảm sâu, kéo theo dự đoán về nhu cầu dầu trên thế giới cũng giảm ở mức 1.1 triệu thùng/ngày trong thập kỷ này.”

      Theo Reuters
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/iea-thoi-ky-hoang-k...-toi-tan-2020/

    21. #14
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      Ngày 11/2/2015

      API: DỰ TRỮ DẦU THÔ MỸ THẤP HƠN DỰ KIẾN, BRENT DUY TRÌ TRÊN $56/THÙNG

      Giá dầu Brent ổn định ở mức trên $56/thùng vào thứ 4, dầu thô Mỹ tăng hơn 1 USD sau khi có thông tin trữ lượng dầu Mỹ ít hơn dự tính, cho thấy tình trạng dư cung đã phần nào được cải thiện.

      Tuy nhiên, đà tăng của giá dầu tương lại bị chặn lại ngay khi Cục năng lượng thế giới (IEA) cho biết sản lượng dồi dào vẫn khiến dự trữ dầu thế giới tăng cao trước khi việc cắt giảm đầu tư kịp đẩy sản lượng xuống.

      Ông Fereidun Fesharaki tại Facts Global Energy nhận định: “Có vẻ sản lượng vẫn sẽ tiếp tục tăng trong năm 2015 nhưng với tốc độ chậm hơn. Điều này đồng nghĩa với thị trường suy yếu và giá dầu đi xuống. Cầu tăng cũng không đủ để cứu thị trường.”

      Giá dầu Brent giao vào tháng 3 hạ 13 cent còn $56.30/thùng vào 3:34 GMT, sau khi giảm $1.91 trong phiên gia0 dịch trước sau dự đoán của IEA. Giá dầu thô Mỹ giao vào tháng 3 tăng 30 cent đạt $50.32/thùng sau khi trượt giá $2.84 vào phiên trước đó.

      Theo chuyên gia phân tích Wang Tao của Reuters, giá dầu được kì vọng sẽ phá vỡ mức hỗ trợ, cụ thể dầu Brent có cơ hội xuống dưới $56.21, dầu thô Mỹ có thể đâm sâu hơn mức $49.88.

      Số liệu từ American Petroleum Institute (API) vào thứ 3 cho biết dự trữ dầu thô Mỹ tăng chỉ bằng 1/2 dự đoán của giới phân tích do các nhà máy lọc dầu giảm sản lượng. Trữ lượng dầu Mỹ tăng 1.6 triệu thùng tính đến ngày 6/2, ít hơn nhiều so với mức dự đoán 3.7 triệu.

      Trước đó vào thứ 3, IEA tuyên bố Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu về tăng sản lượng dầu cho đến năm 2020 bất chấp giá cả khủng hoảng. Cục thông tin năng lượng Mỹ (EIA) ủng hộ viễn cảnh giá giảm khi dự đoán sản lượng trong năm 2015 và 2016 không mấy biến động.

      EIA cho rằng sản lượng dầu của Mỹ sẽ lên 9.3 triệu thùng/ngày vào năm 2015, thấp hơn chút ít so với dự đoán 9.31 triệu thùng từ tháng trước.

      Người đứng đầu Rosneft vào thứ 3 nhận định OPEC đã sai lầm khi từ chối cắt giảm sản lượng trên quy mô lớn và đổ trách nhiệm khủng hoảng giá dầu cho các nhà đầu cơ tài chính và chính sách của các nhà cầm quyền Mỹ.

      Theo Reuters
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/du-tru-dau-tho-my-t...y-tri-tren-56/

    22. #15
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      KUWAIT: DẦU CÓ THỂ ĐẠT $60/THÙNG VÀO CUỐI NĂM NAY



      Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ của Kuwait phát biểu trên tờ báo địa phương ngày hôm nay (11/2) rằng ông kỳ vọng giá dầu thô sẽ tăng trong nửa cuối năm 2015, và có thể đạt $60/thùng.

      Ông cũng cho rằng, giá dầu phục hồi trong một vài ngày gần đây là do giảm nguồn cung từ những nhà sản xuất có chi phí cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang khôi phục.

      Giá dầu Brent hôm nay ổn định ở mức $56/thùng và giá WTI tăng hơn 1 USD, sau khi một số nhà phân tích dự đoán lượng dầu thô dự trữ của Mỹ sẽ giảm so với tuần trước, cho thấy dấu hiệu nguồn dư thừa bắt đầu giảm.

      Theo Reuters
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/kuwait-dau-co-the-c...-cuoi-nam-nay/

    23. #16
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      NỘI BỘ OPEC CẠNH TRANH KHỐC LIỆT. IRAQ, IRAN GIẢM GIÁ BÁN DẦU CHO CHÂU Á


      Iraq và Iran cũng theo chân Ả Rập Saudi giảm giá dầu thô cho Châu Á xuống mức thấp nhất trong vòng 1 thập kỉ, châm ngòi cuộc chiến không khoan nhượng trong tranh giành thị phần tại thị trường tiêu thụ dầu lớn nhất của OPEC.

      Theo Oil Marketing Co, dầu thô Basrah Light của Iraq được bán thấp hơn dầu chuẩn Trung Đông $4.10/thùng. National Iranial Oil Co chiết khấu $2.10/thùng cho dầu Light giao tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2000.

      Việc này diễn ra sau khi Ả Rập Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất, giảm giá cho thị trường Châu Á vào tuần trước.

      Sarah Emerson, nhà quản lí tại ESAI Energy Inc nhận định: “Đây là nỗ lực nhằm bảo vệ thị phần. Chiến lược này rất rõ ràng, giảm giá để giữ chỗ đứng trên thị trường.”

      Cạnh tranh khốc liệt

      Các nhà sản xuất dầu Trung Đông đang tăng cường cạnh tranh với các doanh nghiệp đến từ Mỹ Latin, Châu Phi và Nga để thu hút khách hàng Châu Á.

      Cục năng lượng thế giới (IEA) cho biết Mỹ sẽ đóng góp nhiều nhất vào việc tăng sản lượng dầu toàn cầu cho đến năm 2020, trong khi nỗ lực nhằm bảo vệ thị phần của OPEC sẽ tiếp tục gây tổn thất cho các nhà cung cấp dầu khác bao gồm cả Nga.

      Nhà quản lí đầu tư John Sfakianaski tại Ashomore Group Plc khẳng định: “Nếu đưa ra mức giá cao hơn, họ sẽ không bán được nhiều. Ả Rập Saudi phải giữ được thị phần bằng mọi giá. Họ là kẻ đi đầu trong việc này, và các nước còn lại buộc phải nối bước theo sau.”

      Theo khảo sát các doanh nghiệp dầu, nhà sản xuất và nhà phân tích do Bloomberg tiến hành, sản lượng dầu Iran tăng lên 2.78 triệu thùng/ngày trong tháng 1. Trong khi đó Iraq nâng cung dầu lên 3.9 triệu thùng/ngày. Sản lượng của Ả Rập Saudi cũng lên mức 9.72 triệu thùng trong tháng trước.

      Quan điểm từ phía Ả Rập Saudi

      Giám đốc điều hành Saudi Arabian Oil Co, Khalid Al-Falih, phát biểu vào hôm 27/1 rằng Ả Rập Saudi sẽ không một mình bình ổn giá dầu dù giá có xuống đến mức nào đi chăng nữa. Bộ trưởng dầu nước này, Ali Al-Naimi cũng nhấn mạnh các nhà sản xuất ngoài OPEC nên cắt giảm sản lượng trước.

      Dầu Brent lên giá 0.4% đạt $56.63/thùng trên sàn ICE Futures Europe exchange vào thứ 4. Dầu thô Châu Âu chạm mức $45.19 vào hôm 13/1, thấp nhất từ tháng 3/2009. Dầu WTI tăng 1%, chạm mức $50.51/thùng trên sàn New York Merchantile Exchange sau khi xuống giá 5.4% hôm thứ 3.

      Nhà quản lí Emerson cũng cho biết: “Thị trường dầu đang dư cung trầm trọng. Cuối tháng 3 đầu tháng 4 là giai đoạn nhu cầu suy yếu, vì vậy, bạn phải giảm giá “nhiệt tình” nếu muốn bán được hàng.”

      Theo Bloomberg
      Bài dịch của nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/noi-bo-opec-canh-tr...au-cho-chau-a/

    24. #17
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      NGÀY 24/2/2015

      GIÁ DẦU TIẾP TỤC GIẢM. OPEC KHÔNG TỔ CHỨC BẤT KỲ CUỘC HỌP KHẨN NÀO

      Đại biểu từ Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sẽ không có bất kỳ một cuộc họp khẩn nào trước phiên họp dự kiến vào ngày 5/6 tới, mặc giá dầu ngày càng giảm sút nghiêm trọng.

      Kể từ tháng 6/2014 đến nay, giá dầu thô thế giới bay hơi gần 1 nửa, khi OPEC cương quyết từ chối cắt giảm sản lượng, trong khi đó, sản lượng dầu thô của Mỹ lại tăng vọt.

      Giá Brent tương lai hôm nay giảm $1.32, xuống còn $58.90 trên sàn ICE Futures Europe, London. Giá dầu có lúc tăng 45 cents, khi Chủ tịch OPEC, bà Diezani Alison-Madueke, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times cho biết sẽ kêu gọi một cuộc họp bất thường nếu giá dầu tiếp tục suy giảm.

      Ông Bill O’Grady, chiến lược gia thị trường tại Confluence Investment Management, St. Louis nhận định: “OPEC tổ chức cuộc họp khẩn đồng nghĩa với việc họ sẵn sàng ra tay cứu giúp thị trường. Bằng không thì chẳng có lý do gì mà vội vui mừng. Đó chính là tình thế hiện tại của chúng ta.”

      Theo dự báo của Bloomberg, OPEC (cung cấp 40% sản lượng dầu thô thế giới) đã bơm ra 30.9 triệu thùng/ngày vào tháng 1/2015, vượt mục tiêu 8 tháng liên tiếp (30 triệu thùng/ngày).

      Cục Thông tin Năng lượng (EIA) dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ đạt 9.3 triệu thùng/ngày trong năm nay, cao nhất kể từ năm 1972. Dự trữ dầu thô của quốc gia này cũng tăng lên 425.6 triệu thùng tính đến ngày 13/2, cao nhất kể từ năm 1982.

      Bà Alison-Madueke nhận định: Nếu giá dầu “tiếp tục giảm, nhiều khả năng tôi sẽ phải kêu gọi một cuộc họp nội bộ OPEC bất thường trong vòng 6 tuần nữa hoặc hơn.”

      Ngoài chức vụ Chủ tịch khối OPEC, bà Alison-Madueke còn là Bộ trưởng Dầu mỏ của Nigeria, quốc gia đang chịu thiệt hại nặng nề bởi giá dầu lao dốc. Cụ thể là, đồng nội tệ Naira trượt giá xuống mức thấp nhất so với Đô-la Mỹ, các cuộc tấn công khủng bố bởi quân Hồi giáo Boko Haram ngày càng tồi tệ, những cuộc bầu cử quốc gia cũng bị hoãn lại hơn 1 tháng nay. Rõ ràng là Nigeria đang vô cùng nóng lòng đẩy giá dầu lên, bằng cách can thiệp vào những bước đi của OPEC, cho dù những động thái này là bất khả thi.

      Tuy nhiên, nếu suy xét kỹ thì vẫn còn khá nhiều nghi ngại xung quanh lời phát biểu của bà Alison-Madueke:

      Thứ nhất, một đại biểu khác (yêu cầu giấu tên) của OPEC cho biết không có bất cứ cuộc họp khẩn nào trước tháng 6 năm nay, trừ khi có sự đồng thuận của tất cả 12 thành viên.

      Thứ hai, khả năng Saudi (quốc gia lớn nhất OPEC) chấp thuận cuộchọp bất thường đã khó, chưa nói gì đến việc cắt giảm sản lượng. Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi, ông Ali Al-Naimi, cho biết OPEC sẽ không cắt giảm sản lượng ngay cả khi giá dầu chạm mốc $20/thùng. Như vậy, cho dù OPEC có họp khẩn cấp đi chăng nữa, cũng chưa thể khẳng định khối này có thể đẩy giá lên nhờ vào can thiệp sản lượng, mà còn phụ thuộc nhiều vào các quốc gia xuất khẩu dầu thô khác nữa. Hơn nữa, dù OPEC có giảm sản lượng đủ để kéo giá lên, thì phản ứng của những nhà sản xuất dầu Mỹ sẽ như thế nào? Có thể là hoạt động lại tất cả những giếng dầu đang “đắp chiếu”, tăng cường sản lượng, khiến nỗ lực của OPEC tiêu tan.

      Cuối cùng, với thị trường dầu mỏ, cùng một tin tức nhưng đôi khi hơn nhau ở nhận thức. Nhiều khả năng thông tin về một cuộc họp khẩn ngày hôm nay chỉ đơn giản nhằm tái khẳng định sự bất ổn của thị trường. Và đôi khi, việc khẳng định những bước tiến tiếp theo chỉ là “mồi nhử” cho những nhà đầu tư thiếu cân nhắc. Thực tế là, việc thị trường nhanh chóng bỏ ngoài tai những lời đe dọa của OPEC cho thấy lời nói của khối này đang dần mất uy tín.


      Theo Bloomberg
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/opec-khong-to-chuc-...-hop-khan-nao/

    25. #18
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      NGÀY 25/2/2015

      KHÔNG HỀ CÓ DẤU HIỆU OPEC SẼ HỌP SỚM

      Một vài nguồn tin từ OPEC cho biết Ả-rập Saudi sẽ không đồng ý tổ chức bất kỳ cuộc họp khẩn nào mặc dù các nước thành viên khác đang chịu ảnh hưởng nặng nề do giá dầu giảm sâu.

      Trong khi đó, bộ trưởng dầu của Nigeria, bà Diezani Alison-Madueke đã trả lời trên trang Financial Times hôm thứ 2 (23/2) rằng có khả năng cao sẽ kêu gọi OPEC mở cuộc họp khẩn trong 6 tuần tới, nếu không giá dầu sẽ còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa. Trong khi đó, các nước thành viên vùng Vịnh trong khu vực thì ngược lại, phản đối tổ chức cuộc họp khẩn.

      Một quốc gia OPEC ngoài vùng Vịnh cho rằng “Mặc dù lượng dư thừa vẫn đang tăng lên và giá dầu có thể bị đẩy xuống thấp hơn nữa thì cũng không thể thuyết phục được Ả-rập Saudi tổ chức cuộc họp khẩn. Dù là rất hy vọng Saudi sẽ hành động nhưng tôi không hề thấy dấu hiệu nào cho thấy động thái của Saudi cả.”

      Một đại biểu của OPEC cho rằng quyết định của Nigeria dường như bị tác động bởi tình hình chính trị. (Đây là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của việc giá dầu giảm. Dầu mỏ chiếm hầu hết kim ngạch xuất khẩu của Nigeria, mang về 95% lợi nhuận dưới dạng ngoại tệ và 85% tổng doanh thu. Theo Deutsche Bank , Nigeria cần giá dầu ở mức $120/thùng để cân bằng ngân sách. Trong khi đó, quốc gia này cũng đang trong chiến dịch bầu cử. Cuộc tổng tuyển cử ở Nigeria, dự kiến diễn ra vào ngày 14/2, đã phải hoãn lại 6 tuần do cơ quan an ninh Nigeria cho biết họ cần thêm thời gian để kiềm chế tình trạng bạo lực ở miền Đông Bắc nước này.)


      Một quốc gia vùng Vịnh cho biết: “Theo tôi được biết thì OPEC không có kế hoạch tổ chức bất kỳ cuộc họp khẩn nào và chúng tôi cũng không hề đặt mục tiêu về giá để mở cuộc họp khẩn đó. Việc cắt giảm sản lượng thực sự rất khó khăn và đó không phải là một giải pháp cho OPEC. Muốn chính sách của OPEC thay đổi thì trước hết các nước sản xuất ngoài OPEC phải hạn chế sản lượng. Và việc này rất khó đàm phán thành công.”

      Trong cuộc họp gần đây nhất của mình (27/11/2014), OPEC quyết định giữ nguyên mức sản lượng (30 triệu thùng/ngày) nhằm cạnh tranh với các nguồn cung mới như dầu đá phiến Mỹ. Quyết định này đã ảnh hưởng rất lớn đến các nước trong và ngoài khu vực như Nigeria, Venezuela hay Nga. Cuối năm ngoái, Bộ trưởng Bộ dầu mỏ của Saudi cũng phát biểu sẽ không cắt giảm sản lượng cho dù dầu có ở mức $20/thùng.

      Các nhà phân tích cũng cho rằng rất ít khả năng OPEC sẽ thay đổi chính sách về sản lượng. Ý định tổ chức cuộc họp khẩn không phải là của Saudi, thế lực thực sự đứng sau OPEC, hay thậm chí là các nước đồng minh trong khu vực khư Kuwait hay UAE.

      Nếu một cuộc họp khẩn được mở ra thì sản lượng sẽ bị cắt giảm và giá sẽ được đẩy lên ở mức cao hơn. Thực tế thì viễn cảnh đó dường như là không thể. Ông Tom Kloza, nhà phân tích dầu tại Oil Prices Information Service cho biết: “Hoàn toàn không hề có dấu hiệu gì cho thấy OPEC sẽ triệu tập cuộc họp khẩn nào cả.” Thậm chí, nếu tổ chức này có họp sớm đi chăng nữa, thì chiến lược về sản lượng cũng sẽ không thay đổi.

      Ả-rập Saudi quyết định không cắt giảm sản lượng để “hất cẳng” các nước sản xuất có chi phí cao hơn như dầu đá phiến Mỹ hay dầu cát Canada ra khỏi thị trường dầu mỏ. Rõ ràng, với giá dầu giảm sâu, Mỹ và Canada đều chịu ảnh hưởng không nhỏ.

      Khủng hoảng giá dầu: $35/thùng?


      Edward Morse, chuyên gia phân tích hàng hóa của Citigroup, người đã dự đoán chính xác sự sụp đổ dầu trở lại trong năm 2008, đưa ra cảnh báo trong một báo cáo nghiên cứu công bố hôm thứ 2 rằng sự phục hồi gần đây của giá dầu chỉ là tạm thời.

      Chính Morse cũng đánh giá “OPEC đang dần mất đi quyền lực thực sự”, cho rằng giá dầu có thể chìm xuống mức $35/thùng trong quý II và sẽ không quay lại mức $60/thùng cho đến năm sau.

      Theo CNN Money
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/khong-he-co-dau-hieu-opec-se-hop-som/

    26. #19
      Ngày tham gia
      Jan 2015
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      161
      Được cám ơn 25 lần trong 22 bài gởi

      Mặc định

      DẦU THÔ TĂNG TRƯỚC TUYÊN BỐ CỦA FED VÀ SỐ LIỆU TỪ TRUNG QUỐC

      Giá dầu Brent hôm qua tăng nhẹ, đạt $59/thùng, nhờ chỉ số công nghiệp của Trung Quốc khả quan. Thêm vào đó, việc Fed tuyên bố linh động trong việc nâng lãi suất, cùng với đề nghị cải cách tài chính của Hy Lạp được chấp thuận cũng góp phần đẩy giá đi lên.

      Cụ thể là, giá Brent tăng 22 cents, lên $58.88/thùng, trong khi giá WTI tương lai giảm 2 cents, xuống còn $49.26/thùng.

      Công bố số liệu cho biết HSBC/Markit Purchasing Managers’ Index của Trung Quốc đạt 50.1 điểm vào tháng 2 (cao nhất trong 4 tháng qua), cho thấy ngành công nghiệp trong nước đang mở rộng.

      Ông Yusuke Seta, quản lý mua bán hàng hóa tại Newedge Japan nhận định: “Điều này cho thấy cầu về dầu sẽ tăng, tuy nhiên, chưa thể khẳng định điều gì cho đến khi cầu từ Trung Quốc (quốc gia tiêu thụ dầu mở thứ 2 thế giới) thật sự mạnh mẽ và ổn định.”

      Số liệu từ một cuộc điều tra khác cho thấy số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của quốc gia này giảm mạnh nhất trong gần 2 năm qua.

      Giá dầu cũng được hỗ trợ khi Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen cho biết ngân hàng này đang cân nhắc nâng lãi suất “trong vài cuộc họp tới.” Nhiều nhà đầu tư tin rằng lãi suất sẽ tăng cuối tháng 6 năm nay.

      Đề xuất cải cách tài chính của Hy Lạp được chấp thuận, khiến nỗi lo quốc gia này dời khỏi Euro zone tạm thời lắng xuống, cũng góp phần đẩy giá đi lên.

      Nhìn tổng thể, mặc dù thị trường kinh tế vĩ mô khá thuận lợi, nhưng những nghi ngại về phía cung dư thừa trên thị trường còn khá lớn, khiến giá chưa thể “tăng vọt” được.

      Số liệu công bố bởi Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API) hôm qua cho biết dự trữ dầu thô tuần trước tăng lên 8.9 triệu thùng. Trong khi đó, OPEC không hề có ý định tổ chức cuộc họp khẩn nàotrước tháng 6 năm nay, mặc dù Bộ trưởng dầu khí Nigeria đang nóng lòng mong đợi một cuộc họp như vậy.

      Trong khi đó, Libya vừa hoạt động lại 2 mỏ dầu Sarir and Messla, bơm hơn 40,000 triệu thùng/ngày tới cảng Hariga.

      Theo Reuters
      Bài dịch của Nhóm IF24h
      Link: http://if24h.com/gia-dau-tho-tang-nh...eu-trung-quoc/

    27. #20
      Ngày tham gia
      Jun 2014
      Bài viết
      10
      Được cám ơn 1 lần trong 1 bài gởi

      Mặc định

      sao chưa thấy giá xăng tăng theo thị trường nhỉ.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 6
      Bài viết cuối: 23-01-2015, 05:30 PM
    2. Bản tin nhận định thị trường ngày 18/09
      By thitruongforex in forum Forex và Hàng hóa
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 18-09-2013, 09:39 AM
    3. Bản tin nhận định thị trường ngày 27/08
      By thitruongforex in forum Forex và Hàng hóa
      Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 27-08-2013, 09:47 AM
    4. Topic tin tức giữa VN và quốc tế, những nhận định thị trường
      By Trudanhck in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 49
      Bài viết cuối: 21-03-2012, 11:25 AM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình