Điểm tin quan trọng và dự báo tuần 2/2 - 6/2 - Nhận định xu hướng gía cho mỗi ngày trong tuần
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 7 của 7

    Hybrid View

    1. #1
      Ngày tham gia
      Oct 2014
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      203
      Được cám ơn 16 lần trong 13 bài gởi

      Mặc định Điểm tin quan trọng và dự báo tuần 2/2 - 6/2 - Nhận định xu hướng gía cho mỗi ngày trong tuần

      Điểm tin quan trọng và dự báo tuần 2/2 - 6/2 - Nhận định xu hướng gía cho mỗi ngày trong tuần
      Những tin tức và chỉ số quan trọng nhất trong năm ngày nữa sẽ là:
      - Chỉ số tiêu dùng cá nhân cơ bản (thứ 2, 13:30 GMT). Đây là thông số lạm phát chính đối với FED vì vậy việc công bố nó có thể sẽ tác động nhiều đến thị trường (nếu việc kết thúc chương trình QE phụ thuộc nhiều vào tình hình thất nghiệp, thì triển vọng tăng lãi suất phụ thuộc hoàn toàn vào lạm phát). Theo dự báo trung bình trong tháng 12 chỉ số sẽ ở mức +1,4% y/y. Con số đó hơi thấp hơn mong chờ của FED, theo đó trong năm 2014 phải đạt mức 1,5-1,6%. Trong cuộc họp tháng 12 (ở đó người ta công bố bản cập nhật của những dự đoán kinh tếhttp://www.federalreserve.gov/moneta...bl20141217.pdf) Fed vẫn chờ đợi lạm phát ở Mỹ trong năm 2015 tăng tới mức 1,5-1,8%. Nếu các con số cho thấy áp lực lạm phát giảm thì trong cuộc họp mở rộng sau FED sẽ hạ mức dự báo. Những thông số yếu sẽ tạo áp lực lên đô la vì lạm phát giảm sẽ là tiền đề cho FED dời việc bắt đầu tăng lãi suất.
      Nên chú ý là chỉ số chi phí cá nhân được công bố cùng lúc với chỉ số thu nhập cá nhân mà bản thân chỉ số đó cũng khá quan trọng vì vậy phản ứng đầu tiên đối với những thông số đó có thể không rõ ràng.
      - Cuộc họp RBA (kết quả sẽ được công bố và thứ 3 vào lúc 03:30 GMT). Trong tuần trước người ta bàn luận nhiều về việc RBA có triển khai các biện pháp phòng ngừa chống việc áp lực lạm phát tiếp tục giảm ở dạng giảm lãi suất (theo Ngân Hàng Canada). Cho dù khả năng ngân hàng trung ương giảm lãi suất trong năm nay thậm chí tháng 3 này khá cao, nhưng tôi nghi ngờ rằng họ sẽ làm điều đó vào tháng 2. Vì vậy đô Úc, mà hiện đang ở vùng quá bán, có thể phản ứng tăng lên sau khi công bố kết quả cuộc họp, nhưng chỉ trong trường hợp nếu bản kết quả không có những tín hiệu gợi ý cho việc giảm lãi suất trong tương lai. Những tín hiệu đó hoàn toàn có thể có vì trong ba quý gần đây lạm phát ở Úc giảm từ mức 3,1% y/y xuống mức 1,7% (chi tiết hơn về bảng báo cáo lạm phát hãy xem trong bài ngày 28 tháng 1).
      - Thông số về thị trường lao động New Zealand (thứ 3, 21:45 GMT). Bảng báo cáo này dĩ nhiên quan trọng và có thể là lý do cho những giao động mạnh của đô New Zealand, nhưng không ảnh hưởng về trung hạn và dài hạn. Về phương diện đó thì hiện tại lạm phát có ý nghĩa quan trọng nhất.
      - Cuộc họp Ngân Hàng Anh (kết quả sẽ được công bố và thứ 5 vào lúc 12:00 GMT). Có lẽ ngân hàng trung ương Anh sẽ không đổi chính sách (không có cơ sở cho việc thay đổi), vì vậy sự kiện này có lẽ không ảnh hưởng đến đồng bảng. Nhưng gần đây các ngân hàng trung ương hay mang đến những bất ngờ, vì vậy nên theo dõi Ngân Hàng Anh. Nếu cuộc họp diễn ra và không có những quyết định bất ngờ được đưa ra thì biên bản cuộc họp này ra ngày 18 tháng 2 sẽ có ý nghĩa quan trọng.
      Nhắc lại rằng trong cuộc họp gần đây của Ủy ban chính sách tiền tệ Ngân Hàng Anh (MPC) đánh dấu sự thay đổi: nếu trong tháng 12 cho dù cho áp lực lạm phát giảm, nhưng có 2 thành viên ủy ban đã bầu cho việc tăng lãi suất thì vào tháng 1 họ đã đồng thuận bỏ phiếu cho việc giữ nguyên lãi suất.
      - Báo cáo của RBA về chính sách tiền tệ (thứ 6, 00:30 GMT). Có khả năng RBA lại giảm dự đoán về lạm phát. Trong báo cáo gần đây, được công bố và tháng 11, dự đoán lạm phát vào giữa năm 2015 đã giảm tới mức 1,5%-2,5% so với mức 1,75%-2,75% như dự đoán trước đây. Từ lúc đó giá cả trên thị trường nguyên liệu đã giảm nhiều. Giảm dự báo lạm phát sẽ ảnh hưởng xấu đến biên độ đô Úc vì đã xác nhận những mong chờ rằng RBA sẽ giảm lãi xuất trong năm nay (nêú ngân hàng trung ương không giảm ngay trong thứ 3).
      - Thông số về thị trường lao động Canada (thứ 6, 13:30 GMT). Tình hình rất giống bảng báo cáo thất nghiệp của New Zealand: bảng báo cáo này dĩ nhiên quan trọng và có thể là lý do cho những giao động mạnh của đồng Canada, nhưng không ảnh hưởng về trung hạn và dài hạn. Về phương diện đó thì hiện tại lạm phát có ý nghĩa quan trọng nhất.
      - Thông số thị trường lao động Mỹ (thứ 6, 13:30 GMT). Và ở đây cũng vậy: bảng báo cáo này dĩ nhiên quan trọng và có thể là lý do cho những giao động mạnh của đô Mỹ, nhưng không ảnh hưởng về trung hạn và dài hạn, vì ở đây lạm phát có ý nghĩa quan trọng nhất.
      Trong khi chờ đợi bảng báo cáo về tình hình thất nghiệp, thì thị trường có thể phản ứng mạnh đối với những báo cáo khác như chỉ số ISM (chỉ số về sản xuất, ra vào thứ 2, về dịch vụ - thứ 4) và báo cáo việc làm từ ADT (ra vào thứ 4). Những thông số đó có thể ảnh hưởng đến những mong chờ cho báo cáo payrolls.
      Trên thị trường chứng khoán Mỹ trong tuần này tiếp tục là mùa của những báo cáo quý. Thứ 2 trước khi bắt đầu phiên sẽ có báo cáo của Exxon Mobil (XOM). Dự báo trung bình EPS $1.34, doanh thu $79543.57 triệu. Thứ 6 vừa rồi có báo cáo của đối thủ XOM - Chevron (CVX). Báo cáo của CVX tốt hơn dự đoán. Có lẽ việc giá dầu giảm với quy mô lớn chưa ảnh hưởng nhiều đến báo cáo của các công ty dầu mỏ và/hoặc là các nhà phân tích quý bi quan khi đánh giá. Rất có thể tình hình của XOM cũng tương tự vậy.
      Danh sách những báo cáo quý quan trọng khác trong tuần này sẽ được công bố trên trang tin tức vào lúc 13:45 GMT.
      -----------------
      Phân tích này của TELETRADE VIỆT NAM
      Đăng kí nhận chiến lược free:
      http://teletrade.vn/analytics/signals

    2. Những thành viên sau đã cám ơn :
      SusanFBS (05-02-2015)

    3. #2
      Ngày tham gia
      Oct 2014
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      203
      Được cám ơn 16 lần trong 13 bài gởi

      Mặc định

      Phân tích cơ bản 3/2
      RBA cuối cùng vẫn quyết định triển khai những biện pháp phòng ngừa, lập luận quyết định của mình là điều này sẽ hỗ trợ cho nhu cầu nội địa yếu và tốc độ tăng trưởng kinh tế đang dưới mức yêu cầu. Nhưng lý do chính là làm cho đồng nội tệ yếu vì theo RBA nó đang ở trên mức giá cân bằng của mình. Điều này sẽ tạm thời hỗ trợ cho ngành khai thác khoán sản đang bị thiệt hại vì giá nguyên liệu đang giảm.
      Dù có biện hộ như vậy nhưng tôi vẫn không hiểu lý do khiến cho RBA và Ngân Hàng Canada giảm lãi xuất: những vấn đề mà nước Úc đang chịu phải (nó mang tính chất cấu trúc) thì sẽ không giải quyết được bằng việc giảm lãi suất, còn xu hướng lạm phát toàn cầu cho dù cũng ảnh hưởng đến nước Úc, nhưng không phải là vấn đề cấp bách.
      Dù sau đi nữa thì lãi suất đã giảm. Đô Úc dĩ nhiên là hạ xuống và theo quán tính sẽ còn giảm thêm một thời gian nữa. Cho dù người đứng đầu RBA Glenn Stevens không phát đi tín hiệu về việc ngân hàng trung ương Úc sẽ làm gì, nhưng rất có khả năng lãi suất sẽ tiếp tục giảm, nhất là nếu giá trên thị trường nguyên liệu tiếp tục giảm. Nhưng vậy việc đô Úc giảm xuống vùng $0,7300/7200 rất có cơ sở.
      Hôm nay sẽ không có những báo caó quan trọng. Có báo đáng quan tâm là về việc cán cân thương mại Thụy Sĩ (07:00 GMT). Trong đó vẫn chưa có phản ánh hậu quả quyết định của ngân hàng trung ương Thụy Sĩ, nhưng bản báo cáo sẽ cho thấy rõ hơn tính chất xu hướng chuyển động của đồng frank mà từ tháng trước đã thay đổi nhiều. Về đồng frank và hành động của Ngân Hàng Thụy Sĩ thì các phương tiện truyền thông vừa rồi có thông tin về những cuộc thảo luận không chính thức rằng mức tối thiểu của đồng frank đối với euro phải hạn chế ở khoản 1,05 - 1,10 frank/euro.
      Hôm nay cũng sẽ ra thông số về thị trường lao động New Zealand (21:45 GMT). Bảng báo cáo này dĩ nhiên quan trọng và có thể là lý do cho những giao động mạnh của đô New Zealand, nhưng không ảnh hưởng về trung hạn và dài hạn. Về phương diện đó thì hiện tại lạm phát có ý nghĩa quan trọng nhất.
      Mùa công bố báo cáo quý của Mỹ đang đến hồi kết. Tuần này chỉ có vài báo cáo quan trọng được công bố:
      3 tháng 2
      Trước phiên giao dịch:
      UPS. Dự báo trung bình: EPS $1.28, doanh thu $15772.12 triệu
      Sau phiên giao dịch:
      Walt Disney (DIS). Dự báo trung bình: EPS $1.07, doanh thu $12877.32 triệu
      4 tháng 2
      Trước phiên giao dịch:
      General Motors (GM). Dự báo trung bình: EPS $0.83, doanh thu $38911.59 triệu
      Merck (MRK). Dự báo trung bình: EPS $0.86, doanh thu $10487.63 triệu
      -----------------
      Phân tích này của TELETRADE VIỆT NAM
      Đăng kí nhận chiến lược free:
      http://teletrade.vn/analytics/signals

    4. Có 2 thành viên đã cám ơn Teletrade :
      minhphan0102 (05-02-2015), SusanFBS (05-02-2015)

    5. #3
      Ngày tham gia
      Dec 2014
      Bài viết
      3,201
      Được cám ơn 70 lần trong 68 bài gởi

      Mặc định

      05 tháng 2: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

      Đồng euro đã bị đánh mạnh khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết họ sẽ không chấp nhận trái phiếu Hy Lạp như tài sản thế chấp. EUR / USD giảm xuống mức chỉ trên 1,1300. EUR / CHF trượt bên dưới 1,0500.

      Quyết định của ECB cũng là tiêu cực cho tâm lý rủi ro của thị trường. Chứng khoán Châu Á giảm. USD / JPY đã một lần nữa hạ xuống mức hỗ trợ trong khu vực 117.00. Nhà đầu tư đang chờ đợi phát hành trợ cấp thất nghiệp của Mỹ sau ngày hôm nay (12:30 GMT) là một bản xem trước cho các dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp quan trọng hôm thứ Sáu (NFP).

      Tuy nhiên chứng khoán Trung Quốc tăng khi ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm mức dự trữ ngân hàng để khuyến khích cho vay và tăng trưởng kinh tế. AUD / USD và NZD / USD nhích cao hơn một chút. Doanh số bán lẻ của Úc tăng trưởng ít hơn dự kiến.

      Một phát triển tiêu cực đối với tâm lý của nhà đầu cơ giá tăng là sự suy giảm trong giá dầu thô sau khi Mỹ công bố rằng kho dự trữ dầu của nó đạt mức cao kỷ lục.

      GBP / USD đang giao dịch ở 1,5200 trước cuộc họp của Ngân hàng trung ương Anh. Các ngân hàng trung ương kỳ vọng chính sách không thay đổi.

    6. Có 2 thành viên đã cám ơn SusanFBS :
      minhphan0102 (05-02-2015), Teletrade (05-02-2015)

    7. #4
      Ngày tham gia
      Sep 2014
      Bài viết
      25
      Được cám ơn 16 lần trong 11 bài gởi

      Mặc định

      sao ko thấy ngày 5/1 nhỉ?

    8. Những thành viên sau đã cám ơn :
      Teletrade (05-02-2015)

    9. #5
      Ngày tham gia
      Oct 2014
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      203
      Được cám ơn 16 lần trong 13 bài gởi

      Mặc định

      Cám ơn bạn đã quan tâm, tôi sẽ nhanh chóng có tin vào những ngày sau.

    10. #6
      Ngày tham gia
      Oct 2014
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      203
      Được cám ơn 16 lần trong 13 bài gởi

      Mặc định

      PHÂN TÍCH CƠ BẢN 5/2
      Chủ đề Hy Lạp vẫn là chủ đề chính trên thị trường. Buổi sáng thị trường chú ý về quyết định ECB ngưng nhận trái phiếu Hy Lạp làm thế chấp cho vay. Quyết định có hiệu lực từ ngày 11 tháng 2. Khi đó các ngân hàng Hy Lạp chỉ có thể nhận kinh phí trong khuôn khổ chương trình Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp ELA (Emergency Liquidity Assistance), nhưng để có thể chi tiền theo chương trình này, ngân hàng trung ương Hy Lạp cần phải có sự cho phép đặc biệt của ECB. ECB tuyên bố là phải thực hiện biện pháp này do trong tình hình này không thể phân tích tình hình tài chính Hy Lạp.
      Quyết định của ECB hoàn toàn có cơ sở và dự đoán được. Nó sẽ làm phức tạp hóa cho các ngân hàng Hy Lạp có thể tiếp cận đến nguồn kinh phí và sẽ làm xấu đi tình hình khó khăn của họ. Vào tuần trước hay tuần trước nữa đã có vài ngân hàng phải nhờ đến Ngân Hàng Hy Lạp cung cấp thanh khoản do tiền gửi bị rút.
      Hôm nay sẽ có cuộc họp của Ngân Hàng Anh (kết quả sẽ được công bố vào 12:00 GMT). Có lẽ ngân hàng trung ương Anh sẽ không đổi chính sách (không có cơ sở cho việc thay đổi), vì vậy sự kiện này có lẽ không ảnh hưởng đến đồng bảng. Nhưng gần đây các ngân hàng trung ương hay mang đến những bất ngờ, vì vậy nên theo dõi Ngân Hàng Anh. Nếu cuộc họp diễn ra và không có những quyết định bất ngờ được đưa ra thì biên bản cuộc họp này ra ngày 18 tháng 2 sẽ có ý nghĩa quan trọng.
      Nhắc lại rằng trong cuộc họp gần đây của Ủy ban chính sách tiền tệ Ngân Hàng Anh (MPC) đánh dấu sự thay đổi: nếu trong tháng 12 cho dù cho áp lực lạm phát giảm, nhưng có 2 thành viên ủy ban đã bầu cho việc tăng lãi suất thì vào tháng 1 họ đã đồng thuận bỏ phiếu cho việc giữ nguyên lãi suất.

    11. #7
      Ngày tham gia
      Oct 2014
      Đang ở
      Hanoi
      Bài viết
      203
      Được cám ơn 16 lần trong 13 bài gởi

      Mặc định

      Những cặp ngoại tệ chính 5/2:

      EUR/USD: Quyết định của ECB là nguyên do của việc euro rớt. Triển vọng cặp này sau khi ECB triển khai chương trình QE đầy đủ và nguy cơ tình tình eurozone tệ đi, vẫn còn rất tiêu cực. Vì vậy về euro chỉ nên tính những tín hiệu bán. Mức cản gần nhất hiện tại là vùng $1,1400/40, cao hơn - vùng $1,1530/40. Mức hỗ trợ thấp hơn đáy sáng nay là vùng $1,1250/60.

      GBP/USD: Nếu tính thông số CFTC (hình của họ update thêm những sự kiện tuần nàyhttp://clip2net.com/s/3bGNLc9), chỉ ra sự thay đổi cán cân sức mạnh đồng bảng, khả năng bảng tăng trong trung hạn cao hơn là giảm. Việc đô đang hiệu chỉnh và có nhiều khả năng tiếp tục hiệu chỉnh (quy mô việc hiệu chỉnh của đô trong 7 tháng gần đay có thể thấy rõ trên biểu đồ chỉ số của nó http://clip2net.com/s/3bLn48y), sẽ hỗ trợ cho cặp này tăng. Việc tỷ giá co cụm trong suốt tháng 1 có thể sẽ là cơ sở tối cho việc đi lên.

      Mức cản gần quan trọng là $1,5270/5300. Mức hỗ trợ gần - vùng $1,5100

      USD/JPY: Trên đồ thị cặp này có thể thấy rõ hình tam giác (trên chart H4 và D1). Có lẽ giá khi ra khỏi tam giác này sẽ đi lên và đi khá mạnh. Trong trường hợp này phương pháp kỹ thuật nhất trí với phương pháp cơ bản, theo đó dự báo về đồng yên là tiêu cực. Ngân Hàng Nhật hạ mức dự báo lạm phát nhưng lời hứa tiếp tục bơm tiền vào tới khi lạm phát đặt mức 2% vẫn còn hiệu lực.

      Vùng Y116,00/Y115,60 (vùng tối thiểu của 14 tháng 1 và 38,2% FIBO Y109,30-Y121,80 (vùng tăng do quyết định hồi tháng 10 của Ngân Hàng Nhật Bản)) là mức cản quan trọng. Mức cản gần - vùng Y119,00 (đường vẽ trên đỉnh của của tháng 12 và đầu tháng 1).

      AUD/USD: Việc RBA không phát đi tín hiệu về triển vọng chính sách tiền tệ năm 2015 và sự hiệu chỉnh của đô Mỹ đã không cho cặp này tiếp tục xu hướng giảm do quyết định của ngân hàng trung ương Úc giảm lãi suất. Cho dù triển vọng cặp này khá tiêu cực, nhưng tình hình thị trường hiện nay và xu hướng của tỷ giá không tạo tiền đền để đặt vào việc tỷ giá giảm. Tiếp tục xem xét đến việc bán trên cặp này chỉ sau khi cặp này hiệu chỉnh vào vùng $0,8040/70, và đều này rất có khả năng.

      NZD/USD: Tôi đang chờ đợi sự hiệu chỉnh tiếp tục vào vùng $0,7600/40.
      GOLD: Tôi chờ đợi sắp tới giá vàng tiếp tục tăng do việc nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn của thế giới và nguy cơ tình hình châu Âu tệ đi. Hiện nay mọi thứ đang chỉ cho thấy là đỉnh của năm 2014 sẽ bị phá. Vùng $1254/50 (đáy của tuần trước và tuần này, МА(200) chart D1) hiện nay là mức hỗ trợ quan trọng. Cho dù không nên loại bỉ khả năng sự hiệu chỉnh sâu hơn vào vùng $1220, nhất là nếu trên thị trường có bùng nổ tâm trạng tích cực vì lý do nào đó.

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 8
      Bài viết cuối: 30-01-2015, 05:56 PM
    2. Trả lời: 6
      Bài viết cuối: 23-01-2015, 05:30 PM
    3. Trả lời: 22
      Bài viết cuối: 10-06-2013, 06:14 PM
    4. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 18-12-2011, 11:19 PM
    5. Dự đoán đỉnh mới cho VN INDEX trong tuần này
      By trungnamdinh in forum Nhận định Thị trường
      Trả lời: 8
      Bài viết cuối: 01-07-2008, 02:12 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình