Hybrid View
-
28-01-2015 01:26 PM #1
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
DỮ liệu phân tích kỹ thuật US Dollar Index
Link này cho xem dữ liệu phân tích kỹ thuật US Dollar Index từ 2007 nên cũng khá hay nhé các bác
http://www.netdania.com/Products/liv...anceChart.aspx
Nhớ phải cài java vào
-
14-02-2015 11:43 AM #2
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
Theo như các chuyên gia Phân tích kỹ thuật trong đây thì US Dollar Index đang chuẩn bị bứt phá
Chỉ số Dollar U.S. là trung bình trọng lượng của những đồng ngoại tệ trong cùng một “rổ” so với đồng Dollar.
Chỉ số Dollar U.S ( USDX) là gì?
Nếu bạn đang kinh doanh chứng khoán, những chỉ sổ như Dow Jones Industrial Average (DJIA), NASDAQ Composite, Russell 2000, S&P 500, Wilshire 5000, và Nimbus 2001 chẳng phải xa lạ gì. Ồ! Đợi một chút nào. Thật ra chỉ số sau cùng còn trông giống như cái cán chổi thần kì của Harry Potter nữa chứ.
Đấy bạn thấy không nếu chứng khoán U.S. có chỉ số thì đồng Dollar U.S cũng thế. Do vậy những ai kinh doanh tiền tệ như chúng ta đều gắn kết với chỉ số Dollar U.S (viết tắt là USDX)
Chỉ số Dollar U.S. là trung bình trọng lượng của những đồng ngoại tệ trong cùng một “rổ” so với đồng Dollar.
Thôi nào! Có lẽ tôi phải quay trở lại vấn đề trước khi bạn bắt đầu buồn ngủ với mớ định nghĩa nhùng nhằng này, hãy cùng nhau bắt tay phân nhỏ nó ra nhé!
Thật ra nó cũng tương tự như cách bạn thấy các chỉ số cổ phiếu chạy hoạt động cho chúng ta biết tổng quát tình hình giá trị của các cổ phiếu chứng khoán. Dĩ nhiên lúc này “chứng khoán” mà chúng ta đề cập ở đây chính là những đồng tiền lớn khác trên thế giới.
Khái niệm “rổ”
Chỉ số Dollar U.S. liên quan đến sáu ngoại tệ:
1. Đồng Euro (EUR)
2. Đồng Yên (Nhật)
3. Bảng Anh (Anh)
4. Đồng Loonie (Canada)
5. Đồng Kronas (Thụy Điển)
6. Đồng Francs (Pháp)
Còn đây là một một câu hỏi có 1 bẫy nhỏ: Nếu chỉ số được cấu thành từ 6 đồng ngoại tệ, vậy theo bạn cả thảy có bao nhiêu quốc gia liên quan?
Bạn nào trả lời “6” vậy, thành thật chia buồn cùng bạn: “Trật rồi!” . Vậy có ai đáp “17” không? Bạn quả là một thiên tài.
Đáp án đúng phải là “17”. Có lẽ bạn đã quên mất rằng Cộng đồng chung Châu Âu có cả thảy là 12 thành viên sau đó mới cộng thêm 5 quốc gia khác nữa (gồm Nhật, Anh, Canada, Thụy Sĩ và Thụy Điển)
Rõ ràng 17 quốc gia chỉ chiếm một phần nhỏ trên thế giới song rất nhiều đồng tiền khác phải theo sát chỉ số Dollar U.S. Chính điều này khiến USDX trở thành công cụ rất tốt để đo lường sức mạnh toàn cầu của đồng Dollar U.S.
Lại thêm một điều thú vị nữa đây: khi đồng Euro rớt giá, theo bạn chỉ số Dollar U.S. sẽ di chuyển như thế nào?
Đồng Euro chiếm một tỉ lệ lớn trong cấu thành chỉ số Dollar U.S., thậm chí có thể gọi nó là “chỉ số phản Euro”. Bởi USDX bị tác động cực mạnh từ đồng Euro, mọi người đang mong đợi một chỉ số Dollar “cân bằng” hơn. Mặc dù vậy, không chỉ đơn giản có thế.
Đọc chỉ số Dollar U.S. như thế nào?
Đây là biểu đồ của U.S. Holler tại chỉ số đồng Dollar:
Đầu tiên, hãy chú ý chỉ số luôn được tính toán suốt 24 giờ 1 ngày, 7 ngày trong 1 tuần. USDX đo lường giá trị tổng quát của đồng Dollar tương ứng với mức cơ bản là 100,000. Hừ! Khó hiểu rồi đấy!
OK! Ví dụ, hiện tại bạn đọc thấy con số trên biểu đồ là 86.212. Nó có nghĩa đồng Dollar đã rớt 13.788% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số. (86.212 – 100.000)
Nếu bạn đọc thấy 120.650 nghĩa là giá trị của đồng Dollar đã tăng 20.650% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số. (120.650 – 100.000)
Thời điểm khởi đầu của chỉ số là vào tháng 3 năm 1973. Đó là lúc những quốc gia lớn nhất thế giới ngồi lại với nhau tại thủ đô Washington và tất cả đồng ý cho phép đồng tiền của họ lưu hành tự do qua lại lẫn nhau. Khởi đầu của chỉ số còn được xem là “thời kì nền tảng”
Công thức tính chỉ số Dollar U.S.
Đây là công thức dài ngoằn nhưng đòi hỏi tính chặt chẽ cao đấy. Không đơn giản tí nào!
USDX = 50.14348112 x EURUSD^(-0.576) x USDJPY^(0.136) x GBPUSD^(-0.119) x USDCAD^(0.091) x USDSEK^(0.042) x USDCHF^(0.036)
Cũng có một loại chỉ số dollar khác được Federal Reserve sử dụng gọi là “chỉ số trade-weighted U.S. Dollar”
Fed muốn tạo ra một chỉ số có thể phản ánh giá trị đồng dollar so với các ngoại tệ chính xác hơn dựa trên khả năng cạnh tranh hàng hóa của Mỹ so với các quốc gia khác.
Khác biệt chính giữa chỉ số USDX và traded-weighted dollar index nằm ở rổ riền tệ được sử dụng và trọng lượng liên quan của chúng. Trọng lượng này dựa trên số liệu thương mại hằng năm.
-
26-03-2015 09:39 AM #3
Senior Member- Ngày tham gia
- Aug 2010
- Bài viết
- 648
- Được cám ơn 325 lần trong 218 bài gởi
Chỉ số này đợt rồi tăng kinh khủng. Chắc lại gây sức ép lên tỷ giá đây
-
01-04-2015 09:21 AM #4
Gold Member- Ngày tham gia
- Oct 2009
- Bài viết
- 1,925
- Được cám ơn 617 lần trong 428 bài gởi
US Dollar Index đã rơi khỏi mốc 100 sau gần 1 tuần duy trì trên ngưỡng này. Sự xuất hiện liên tục của những mẫu hình nến đỏ dài cho thấy sự thận trọng tăng cao.
Theo phân tích kỹ thuật thì USD khó tái lập mốc 100
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 3 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 3 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Xin tài liệu phân tích kỹ thuật
By anhrin07091992 in forum Kiến thức về Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 14Bài viết cuối: 22-04-2015, 01:49 PM -
Phân tích kỹ thuật VN-Index
By tradingpro8x in forum Nhận định thị trường bằng Phân tích kỹ thuậtTrả lời: 21Bài viết cuối: 03-03-2015, 08:59 AM -
Can xin tai lieu ve Phan tich ky thuat!!!
By luongngocphuc in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 29-04-2006, 11:40 AM
Bookmarks