Tuần này ra khá nhiều tin và những thông số kinh tế vĩ mô và những tin chính như sau:
- Chỉ số GDP Trung Quốc trong quý IV (thứ ba 02:00 GMT). Bảng báo cáo này có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm lý thị trường. Dự báo trung bình chỉ tốc độ tăng trưởng trong quý IV giảm xuống còn 7,2% so với 7,3% quý trước. Gần đây trên thị trường người ta hay nói về việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm và thông số GDP có thể làm tăng hay giảm những lo ngại này. Cộng với việc giá đang giảm mạnh trong nữa năm nay có khả năng sẽ ra con số cao hơn là dự đoán trung bình và điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến tâm lý thị trường (thị trường chứng khoán sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên).
- Chỉ số lạm phát New Zealand (thứ ba 21:45 GMT). Cũng như ở các nước khác ở New Zealand đang có tình trạng giảm áp lực lạm phát do giá dầu giảm. Không có dấu hiệu kết thúc xu hướng này và nếu chỉ số ra bằng mức dự báo trung bình thì đã là điều tốt (0,0% q/q, +0,9% n/n so với +0,3% и +1,0% quý trước). Lạm phát giảm đáng kể sẽ dẫn đến sự mong chờ ngân hàng RBNZ (Ngân Hàng Dự Trữ New Zealand) tăng lãi suất giảm, hiện nay không có nhiều người mong chờ điều đó sẽ diễn ra năm nay.
- Cuộc họp Ngân Hàng Nhật Bản (thứ tư, tuyên bố kết quả cuộc họp - khoản 03:00 GMT, họp báo của ông Kuroda - khoảng 06:30 GMT). Áp lực lạm phát giảm do giá dầu giảm có thể khiến Ngân Hàng Nhật Bản tăng khối lượng kích thích tiền tệ hoặc rời thời điểm đạt được 2% lạm phát (cả cái này lẫn cái kia sẽ ảnh hưởng xấu đến đồng yên). Điều thứ 2 khả thi hơn nhưng nếu nhớ lại cuộc họp tháng 10 nên tôi cũng không loại bỏ khả năng thứ nhất. Nếu không chính sách tiền tệ sẽ không thay đổi thì điều đáng quan tâm là cuộc họp báo của người đứng đầu Ngân Hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda, người ta mong chờ ở đó ông ta sẽ nêu ra quan điểm của mình về triển vọng lạm phát Nhật Bản.
- Chỉ số về thị trường lao động Anh ( thứ tư 09:30 GMT). Theo dự báo trung bình, thị trường lao động Anh tiếp tục khá lên. Cho dù chỉ số có ra tốt hơn dự đoán, đó sẽ không là bất ngờ lớn và phản ứng của đồng bảng sẽ tương đối ôn hòa. Đồng bảng sẽ phản ứng mạnh hơn nếu chỉ số ra yếu hơn dự báo. Trong báo cáo nên đặc biệt chú ý đến mức thu nhập bình quân. Nếu nó tiếp tục tăng sẽ tạo nên cơ sở cho mong chờ lạm phát tăng và đều đó sẽ cho phép Ngân Hàng Anh tăng lãi suất.
Cùng với thông số về thị trường lao động sẽ còn công bố biên bản cuộc họp tháng 1 MPC Ngân Hàng Anh. Trong cuộc họp trước có hai thành viên bầu cho việc tăng lãi suất. Số lượng người ủng hộ cho chính sách thắt chặt tiền tệ giảm sẽ không là bất ngờ vì trong tình hình áp lực lạm phát giảm không để lại cơ hội cho việc Ngân Hàng Anh tăng lãi suất trong thời gian gần. Cán cân lực lượng trong MPC (The Monetary Policy Committee) sẽ là phần chính trong biên bản cuộc họp và nếu số lượng người ủng hộ cho chính sách tăng lãi suất giảm, thì đó sẽ là ảnh hưởng tiêu cực cho đồng bản.
- Cuộc họp Ngân Hàng Canada (thứ tư, tuyên bố kết quả cuộc họp 15:00 GMT), họp báo của Poloz 16:15 GMT). Sự kiện này dĩ nhiên là quan trọng nhưng tôi không nghĩ là nó sẽ thú vị và là nguyên nhân của những chuyễn động mạnh. Có thể dự đoán chắc gần như 100% về việc chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Canada không đổi. Nhưng một số tiêu cực cho đô Canada có thể nếu Ngân Hàng Canada thể hiện sự lo ngại về việc giá dầu giảm, đó là dấu hiệu của việc tăng lãi suất sau này. Trong tháng vừa rồi cả 12 chi nhánh của Ngân Hàng Canada đều chờ đợi tăng lãi suất đầu tiên vào năm 2015.
Phải nói thêm là vấn đề giảm áp lực lạm phát giảm ở Canada không căng thẳng như là ở các nước khác, còn nền kinh tế nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ việc nền kinh tế Mỹ khởi sắc. Vì vậy mong chờ Ngân Hàng Canada tăng trong năm nay khá khả thi. Trong mấy tháng nữa nếu tình hình kinh tế toàn cầu không xấu đi thì thị trường sẽ để ý đến việc này nhiều hơn và đó sẽ là nền tảng cho đồng đô Canada tăng khi mà trong năm 2014 đã mất hơn 10% so với đồng đô Mỹ. Nhưng khi dầu vẫn còn giảm giá thì đô Canada vẫn chịu áp lực vì vậy tỷ giá USD/CAD có thể tiếp tục tăng đến vùng C$1,2200. Nếu cao hơn mức này thì hiệu chỉnh nếu có sẽ gặp vấn đề. Tin tuần này có thể tác động đến cặp này - cuộc họp Ngân Hàng Canada và chỉ số lạm phát Canada (thứ sáu 13:30 GMT).
- Cuộc họp ECB (thứ năm, tuyên bố kết quả cuộc họp 12:45 GMT, họp báo - 13:30 GMT). Đó sẽ là sự kiện chính không những tuần này mà có lẽ cả tháng 1. Bây giờ không còn nghi ngờ gì nữa, ECB sẽ mở rộng kích thích tiền tệ bằng việc mua trái phiếu các nước Eurozone. Vào những ngày nghỉ vừa rồi tạp chí Spiegel của Đức tuyên bố là người đứng đầu ECB Dragi đã thông báo cho thủ tướng Đức và bộ trưởng bị tài chính về chi tiến chương trình QE, cụ thể là:
- Trái phiếu chính phủ của các nước đồng tiền chung sẽ do ngân hàng trung ương của họ mua;
- Giới hạn mua là 20%-25% nợ công của mỗi nước;
- Hy Lạp sẽ không nằm trong chương trình này do trái phiếu của họ không đạt tiêu chuẩn bắt buộc.
Nhưng Spiegel không chỉ nguồn tin của thông tin này.

Ngoài ra cũng nên để ý đến việc trong tuần này sẽ diễn ra diễn đàng kinh tế hàng năm tại Davos. Nó sẽ được truyền thông nói đến nhiều lần, nhưng có lẽ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.
Và cũng nên để ý là hôm nay thị trường tài chính Mỹ đóng cửa.
Tuần này ra rất nhiều báo cáo quý, danh sách chính sẽ công bố vào ngày mai.
Những cặp ngoại tệ chính:
EUR/USD: Cho dù triển vọng của cặp này vẫn còn tiêu cực nhưng không nên vội bán. Trước cuộc họp ECB và bầu cử Hy Lạp có thể có hiệu chỉnh. Về cuộc bầu cử Hy Lạo: Liên minh các lực lượng cảnh tả (Syriza) tiếp tục dẫn đầu (chiến thắng của nó có thể dẫn đến việc Hy Lạp rời khỏi Eurozone) và khoản cách của nó với **** Dân chủ mới không giảm. Chủ đền Hy Lạp rời khỏi Eurozone vẫn là trọng tâm của thị trường.
Với những triển vọng tiêu cực như vậy tôi không khuyên các bạn mua với mong chờ hiệu chỉnh, tốt nhất là đợi đến kết thúc của nó và nếu nó diễn ra và bạn được giá tốt thì mở các lệnh ngắn hạn. Mức cản gần $1,1740, cao hơn $1,1890/1900. Gần những điểm tối thiểu tuần vừa rồi không thấy có mức hỗ trợ đáng kể nào.
GBP/USD: Nói chung tình hình cặp này vẫn như cũ: khi mà tỷ giá vẫn nằm trên đường cản vẽ trên đáy tối thiểu của năm 2010 và 2013 khả năng hồi phục rất cao. Vùng này có thể dừng giá giảm 7 tháng qua. Cặp GBP/USD rất phù hợp cho việc mở lệnh dài trong trường hợp đô hiệu chỉnh sau khi giảm vừa rồi mà có những dấu hiệu đó: vào thứ sáu vừa rồi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ ra rất yếu; áp lực lạm phát tiếp tục giảm như vậy có thể giời thời điểm thắt chặt chính sách tiền tệ của FED và đó sẽ là cơ sở cho sự hiệu chỉnh của đô.
Khả năng cặp này tiếp tục xu hướng giảm cũng đáng nghi do thông tin sau: theo thông số CFTC hiện tại có rất nhiều nhà đầu cơ và trader lớn ra những lệnh ngắn hạn về cặp này và tình hình này đã diễn ra khá lâu. Đồng thời lại đang tăng số lượng lệnh dài của trader. Tình hình này cho thấy khả năng thay đổi của xu hướng giảm khá cao, nhưng chỉ trong triển vọng trung hạn và dài hạn.
Mức cản gần $1,5320, cao hơn $1,5480/5500.
USD/JPY: Áp lực lạm phát giảm do giá dầu giảm có thể khiến Ngân Hàng Nhật Bản tăng khối lượng kích thích tiền tệ hoặc rời thời điểm đạt được 2% lạm phát (cả cái này lẫn cái kia sẽ ảnh hưởng xấu đến đồng yên, cuộc họp của Ngân Hàng Nhật Bản sẽ diễn 21 tháng 1).
Vùng Y116,00/Y115,60 (vùng tối thiểu của 14 tháng 1 và 38,2% FIBO Y109,30-Y121,80 (vùng tăng do quyết định hồi tháng 10 của Ngân Hàng Nhật Bản)) là mức cản quan trọng. Trong trường hợp người ta đầu cơ về việc Ngân Hàng Nhật Bản tăng khối lương kích thích tiền tệ thì cặp này sẽ hướng đến đỉnh của năm 2007 (vùng Y124) và trong quá trình này thì mức Y119,80 sẽ là mức cản quan trọng (đường vẽ trên đỉnh của của tháng 12 và đầu tháng 1).
AUD/USD: Cặp này gần tới vùng cản quan trọng $0,8290-$0,8360 (mức cản vẽ bởi đỉnh của tháng 9, 10, 11 năm 2014 và МА(50) cho D1). Không thể chắc là sự hiệu chỉnh của tỷ giá đả kết thúc và nên chờ đợi sự xuống giá. Cho dù triển vọng trung hạn và dài hạn vẫn còn tiêu cực, trong ngắn hạn đô Úc sẽ còn hiệu chỉnh. Giá nguyên liệu hiệu chỉnh cũng có thể giúp điều đó. Nhưng nói chung tình hình cặp này không rõ ràng nên đừng đụng đến nó.
NZD/USD: Chuyển động tỷ giá NZD/USD (nếu so về chart ngày và tuần) đang chỉ sự thay đổi triển vọng. Cặp này nhất định không chịu đi xuống cho dù giá của đo New Zealand thật sự quá cao (Ngân hàng dự trữ New Zealand (RBNZ) đã đưa ra những lập luận khách quan về điều đó). Đồng thời chưa thấy lý do để giá tăng. Để cặp này tăng cần phải sự hiệu chỉnh đáng kể của đô Mỹ hoặc là sự mông chờ về việc RBNZ sắp tăng lãi xuất. Lý do thứ hai khó xảy ra nếu không có sự gia tăng áp lực lạm phát và trong triển vọng gần thì đều đó không có. Cặp này cũng không nên đụng đến.
GOLD: Giá vàng đạt và vượt qua vùng MA(200) chart D1 (hiện nay đây là mức hỗ trợ). Nguy cơ Hy Lạp rời khỏi Eurozone và chính sách kích thích tiền tệ của ECB không ủng hộ cho việc giá xuống, nhưng cũng không có sự chắc ăn là xu hướng tăng sẽ tiếp tục (vàng đang quá mua), hiện tại là thời điểm thích hợp cho việc chốt lời.
------------------------------
Phân tích này là của TeleTrade Việt Nam