Thị trường thế giới ngày 21/1 ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường forex
Hôm nay nên chú ý đến thông số thị trường lao động Anh (09:30 GMT) và cuộc họp báo của người đứng đầu Ngân Hàng Canada (16:15 GMT) diễn ra sau cuộc họp về chính sách tiền tệ.
Theo dự báo trung bình, thị trường lao động Anh tiếp tục khá lên. Cho dù chỉ số có ra tốt hơn dự đoán, đó sẽ không là bất ngờ lớn và phản ứng của đồng bảng sẽ tương đối ôn hòa. Đồng bảng sẽ phản ứng mạnh hơn nếu chỉ số ra yếu hơn dự báo. Trong báo cáo nên đặc biệt chú ý đến mức thu nhập bình quân. Nếu nó tiếp tục tăng sẽ tạo nên cơ sở cho mong chờ lạm phát tăng và đều đó sẽ cho phép Ngân Hàng Anh tăng lãi suất.
Cùng với thông số về thị trường lao động sẽ còn công bố biên bản cuộc họp tháng 1 MPC Ngân Hàng Anh. Trong cuộc họp trước có hai thành viên bầu cho việc tăng lãi suất. Số lượng người ủng hộ cho chính sách thắt chặt tiền tệ giảm sẽ không là bất ngờ vì trong tình hình áp lực lạm phát giảm không để lại cơ hội cho việc Ngân Hàng Anh tăng lãi suất trong thời gian gần. Cán cân lực lượng trong MPC (The Monetary Policy Committee) sẽ là phần chính trong biên bản cuộc họp và nếu số lượng người ủng hộ cho chính sách tăng lãi suất giảm, thì đó sẽ là ảnh hưởng tiêu cực cho đồng bản.
Cuộc họp Ngân Hàng Canada (tuyên bố kết quả cuộc họp sẽ vào 15:00 GMT). Sự kiện này dĩ nhiên là quan trọng nhưng tôi không nghĩ là nó sẽ thú vị và là nguyên nhân của những chuyển động mạnh. Có thể dự đoán chắc gần như 100% về việc chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Canada không đổi. Nhưng một số tiêu cực cho đo Canada có thể nếu Ngân Hàng Canada thể hiện sự lo ngại về việc giá dầu giảm và đó không những là dấu hiệu của việc tăng lãi suất sau này mà còn có thể là nguyên nhân đầu cơ cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong tháng vừa rồi cả 12 đại lý của Ngân Hàng Canada đều chờ đợi tăng lãi suất đầu tiên vào năm 2015 và theo khảo sát của WSJ họ điều nhất trí cho rằng sẽ không có tăng lãi suất vào tháng 1. Tôi không tìm thấy có update nào của các đại lý Ngân Hàng Canada, nhưng có thể nhiều đại lý đó đã thay đổi ý kiến của mình về triển vọng của chính sách tiền tệ Ngân Hàng Canada trước tình hình giá dầu giảm.
Phải nói thêm là vấn đề giảm áp lực lạm phát giảm ở Canada không căng thẳng như là ở các nước khác, (báo cáo về lạm phát Canada sẽ ra vào thứ sáu 13:30 GMT) còn nền kinh tế nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ việc nền kinh tế Mỹ khởi sắc. Vì vậy mong chờ Ngân Hàng Canada tăng lãi xuất trong năm nay từng khá khả thi. Trong mấy tháng nữa nếu tình hình kinh tế toàn cầu không xấu đi và giá dầu không giảm tiếp thì thị trường sẽ để ý đến việc này nhiều hơn và đó sẽ là nền tảng cho đồng đô Canada tăng khi mà trong năm 2014 nó đã mất hơn 10% so với đồng đô Mỹ. Nhưng khi dầu vẫn còn giảm giá thì đô Canada vẫn chịu áp lực vì vậy tỷ giá USD/CAD có thể tiếp tục tăng đến vùng C$1,2200 và nếu Ngân Hàng Canada thể hiện sự lo ngại về giá dầu giảm thì còn cao hơn
Ở Mỹ báo cáo quý tiếp tục ra. Sau khi kết thúc phiên hôm qua báo cáo IBM ra ở mức trung bình. Hôm nay trước khi bắt đầu phiên sẽ ra báo cáo của UnitedHealth (UNH; dự đoán trung bình: EPS $1.50, lợi nhuận $33146.29 triệu).

Những cặp ngoại tệ chính:
EUR/USD: Cho dù triển vọng của cặp này vẫn còn tiêu cực nhưng không nên vội bán. Trước cuộc họp ECB và bầu cử Hy Lạp có thể có định hình.
Với những triển vọng tiêu cực như vậy tôi không khuyên các bạn mua với mong chờ hiệu chỉnh, tốt nhất là đợi đến kết thúc của nó và nếu nó diễn ra và bạn được giá tốt thì mở các lệnh ngắn hạn. Mức cản gần $1,1740, cao hơn $1,1890/1900. Gần những điểm tối thiểu tuần vừa rồi không thấy có mức hỗ trợ đáng kể nào.
GBP/USD: Mức hỗ trợ vẽ trên đáy của năm 2010 và 2013 tiếp tục kìm hãm giá xuống. Hôm nay mọi sự chú ý dồn về thông số lao động và biên bản cuộc họp Ngân Hàng Anh. Cặp này sẽ giao động nhiều.
Khả năng cặp này tiếp tục xu hướng giảm giá đã 7 tháng nay không khả thi lắm dựa trên báo cáo của CFTC (có thể coi biểu đồ của họ trên site còn đây là hình của họ update thêm những sự kiện tuần này . Rõ ràng là thông số CFTC đang chỉ đến tình thế thay đổi ít nhất là trong trung hạn, trong ngắn hạn có thể có những giao động lớn trong đó có giảm đáng kể, nhưng tôi sẽ không bán cặp này trong tình trạng này. Nhưng đồng thời tôi không thấy cơ sở nào cho việc mua. Có thể cặp này sẽ được hỗ trợ từ luồng đầu cơ về việc FED dời thời điểm tăng lãi suất và/hay là những thông số cao hơn dự đoán về tóc độ tăng mức thu nhập của Anh (tin này sẽ ra cùng với báo cáo về thị trường lao động).
Mức cản gần $1,5320, cao hơn $1,5480/5500. Mức hỗ trợ gần $1,5040/30 (mức cản đường cản vẽ trên đấy tối thiểu của năm 2010 và 2013).
USD/JPY: Ngân Hàng Nhật Bản không thay đổi gì về chính sách tiền tệ của mình, nhưng giảm mức dự báo lạm phát: bây giờ dự báo trong năm 2015 lạm phát sẽ ở mức 1.0% trong khi trước đay dự báo 1.7%. Lý do giảm - giá dầu nguyen liệu giảm.
Nói chung Ngân Hàng Nhật Bản không thông báo gì mới. Có thể cuộc họp báo của người đứng đầu sẽ thú vị hơn.
Cho dù yên bằng việc tăng sau cuộc họp của Ngân Hàng Nhật Bản, nhưng khả năng nó tiếp tục đặt dưới dấu hỏi. Ngân Hàng Nhật hạ mức dự báo lạm phát nhưng lời hứa tiếp tục bơm tiền vào tới khi lạm phát đặt mức 2% vẫn còn hiệu lực. Vì vậy triển vọng trung và dài hạn của đồng yên vẫn tiêu cực.
Vùng Y116,00/Y115,60 (vùng tối thiểu của 14 tháng 1 và 38,2% FIBO Y109,30-Y121,80 (vùng tăng do quyết định hồi tháng 10 của Ngân Hàng Nhật Bản)) là mức cản quan trọng. Mức cản gần Y119,80 (đường vẽ trên đỉnh của của tháng 12 và đầu tháng 1).
AUD/USD: Tình hình cặp này vẫn không rõ ràng. Gần đay tôi thấy không có sự đồng thuận giữa các nhà phân tích (các nhà phân tích của các ngân hàng lớn) về triển vọng chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Dự Trữ Úc (RBA), ý kiến khá trái chiều: có người nói trong năm 2015 RBA sẽ nhiều lần giảm lãi suất, người khác lập luận về việc tăng lãi suất. Hiện nay số lượng người thứ nhất cao hơn thứ hai, nhưng vài tháng trước không có ai nói về khả năng tăng lãi suất trong năm 2015. Theo tôi nguy cơ nới lỏng chính sách tiền tệ của RBA trong năm nay cao hơn là thắt chặt.
Cặp này gần tới vùng cản quan trọng $0,8290-$0,8360 (mức cản vẽ bởi đỉnh của tháng 9, 10, 11 năm 2014 và МА(50) cho D1). Giá dầu thấp trên thị trường nguyên liệu (dù gần đây nó có hiệu chỉnh nhất định) làm cho tỷ giá đô Úc tiếp tục hồi phục gặp khá nhiều vấn đề. Hiện nay tôi không thấy lý do để bán vì vậy nên đừng đụng đến nó.
NZD/USD: Những thông số ra tối hôm qua về lạm phát của New Zealand ra tệ hơn dự đoán và hầu như không để lại cơ hội cho việc Ngân hàng dự trữ New Zealand (RBNZ) tăng lãi suất vào năm 2015.
Cặp này đang ở mức dưới của vùng mà nó giao động đã 4 tháng nay rồi. Rất có thể thông số lạm phát yếu này sẽ là lý do triển vọng của đô NZ sẽ được đánh giá lại và cặp này rời khỏi vùng giao động cũ. Hiện nay mọi thứ đang chỉ đi xuống. Nhưng không nên vội vàng, tốt nhất là nên đợi một tuần, thậm chí một tháng dưới điểm tối thiểu của tháng 12 để chắc ăn là giá sẵng sàng xuống mức tối thiểu của năm 2012, vùng $0,7200/7100.
GOLD: Sáng nay giá vàng tăng lên mức $1300. Xu hướng tăng đang được hỗ trợ bởi rủi ro Hy Lạp rời khỏi vùng Eurozone và mong chờ kích thích tiền tệ của ECB. Ở mức hiện tại vàng đang ở vùng quá mua và có nhiều khả năng hiệu chỉnh. Đối với những ai đang nuôi lệnh dài trên vàng bây giờ nên nghĩ đến việc cố định lại (theo dõi thị trường về những tín hiệu kết thúc xu hướng tăng). Mở lệnh ngắn hạn hiện nay không phải là ý tưởng tốt vì thứ nhất không có dấu hiệu kết thúc xu hướng tăng, thứ hai có những yếu tố cơ bản (Hy Lạp, ECB) giữ giá vàng khỏi tuột dốc
---------------------------
Phân tích này của TeleTrade Việt Nam