Vàng hôm nay có đang quá mua hay tiếp tục đẩy lên 1300? Các cặp ngoại tệ khác thì như thế nào?
Chủ đề chính được bàn tán trên thị trường đầu ngày hôm nay là chỉ số GDP Trung Quốc, IMF giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và **** Syriza tiếp tục bứt phá trước các đối thủ trong cuộc đua bầu cử Hy Lạp.
Chỉ số GDP Trung Quốc khá hơn dự đoán (+7,3% so với dự báo +7,2%) trùng với số liệu quý trước. Ngòai ra thông số về sản lượng công nghiệp và bán lẻ cũng cao hơn dự báo. Cho dù chỉ số của Trung Quốc ra hôm nay cao hơn dự báo sẽ hỗ trợ cho thị trường (trước tiên là thị trường chứng khoán), xu hướng chậm dần của nền kinh tế Truong Quốc vẫn còn hiệu lực và những lo ngại về việc đó thỉnh thoảng sẽ lại trỗi lên.
IMF ra thông cáo "Triển vọng phát triển nền kinh tế thế giới", trong đó đã giảm tốc độ tăng trưởng của nó trong năm 2015 từ mức +3.8% xuống còn 3.5% so với dự bái hồi tháng 10. Tóc độ tăng trưởng của nền kinh tế thế giới giảm do tóc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển giảm, dự báo chỉ còn 4.3% so với 5.0% trước đây. Dự báo về tốc độ ăng trưởng kinh tế của các nước phát triển tăng từ 2.3% lên 2.4%. Toàn bộ báo cáo có thể đọc ở đây:

Hãng tin Reuters thông báo, khi bầu cử quốc hội Hy Lạp đang đến gần, các cuộc thăm dò dư luận chỉ ra là **** Syriza (chiến thắng của nó có thể dẫn đến việc Hy Lạp rời khỏi khu vực Châu Âu) đang nới rộng khoảng cách với **** Dân Chủ Mới. Rất có thể Syriza sẽ thắng trong cuộc bầu cử tới. Theo khảo sát có 35,5% số người bầu cho Syriza, trong khi chi **** Dân Chủ Mới chỉ có 27% số người khảo sát. Hiện nay không rõ Syriza sẽ theo các khẩu hiệu dân túy của mình bao nhiêu phần (nhất là từ chối hợp tác với các tổ chức tín dụng quốc tế), nhưng dù sao thì nguy có Hy Lạp rời khỏi vùng Eurozone đang tăng.
Trong số các sự kiện 20 tháng 1 thì đáng quan tâm nhất là chỉ số lạm phát của New Zealand sẽ được công bố vào 21:45 GMT. Cũng như các nước khác, New Zealand đang có hiện tượng giảm áp lực lạm phát do giá dầu giảm. Không có dấu hiệu kết thúc xu hướng này và nếu chỉ số ra bằng mức dự báo trung bình thì đã là điều tốt (0,0% q/q, +0,9% n/n so với +0,3% и +1,0% quý trước). Lạm phát giảm đáng kể sẽ dẫn đến sự mong chờ ngân hàng RBNZ (Ngân Hàng Dự Trữ New Zealand) tăng lãi xuất giảm, hiện nay không có nhiều người mong chờ điều đó sẽ diễn ra năm nay.
Trên thị trường chứng khoán hôm nay báo cáo quý của Johnson & Johnson sẽ thu hút sự quan tâm (JNJ; dự báo trung bình: EPS $1.25, doanh thu $18,528 tỷ). Bảng báo sẽ được công bố trước phiên họp của thị trường chứng khoán Mỹ. Tuần này ra rất nhiều báo cáo quý, danh sách chính sẽ công bố trên bảng tin chúng tôi vào 13:30 GMT.
Những cặp ngoại tệ chính:
EUR/USD: Cho dù triển vọng của cặp này vẫn còn tiêu cực nhưng không nên vội bán. Trước cuộc họp ECB và bầu cử Hy Lạp có thể sẽ có hiệu chỉnh.
Với những triển vọng tiêu cực như vậy tôi không khuyên các bạn mua với mong chờ hiệu chỉnh, tốt nhất là đợi đến kết thúc của nó và nếu nó diễn ra và bạn được giá tốt thì mở các lệnh ngắn hạn. Mức cản gần $1,1740, cao hơn $1,1890/1900. Gần những điểm tối thiểu tuần vừa rồi không tháy có mức hỗ trợ đáng kể nào.
GBP/USD: Cặp này quay trở lại mức cản đáy tối thiểu của năm 2010 và 2013 và có thể thấp hơn mức này. Nhưng khả năng cặp này tiếp tục xu hướng giảm giá đã 7 tháng nay không khả thi lắm dựa trên báo cáo của CFTC (có thể coi biểu đồ của họ trên site , còn đây là hình của họ update thêm những sự kiện tuần này . Rõ ràng là thông số CFTC đang chỉ đến tình thế thay đổi ít nhất là trong trung hạn, trong ngắn hạn có thể có những giao động lớn trong đó có giảm đáng kể, nhưng tôi sẽ không bán cặp này trong tình trạng này. Nhưng đồng thời tôi không thấy cơ sở nào cho việc mua. Có thể cặp này sẽ được hỗ trợ từ luồng đầu cơ về việc FED dời thời điểm tăng lãi suất và/hay là những thông số cao hơn dự đoán về tóc độ tăng mức thu nhập của Anh (tin sẽ ra ngày mai).
Mức cản gần $1,5320, cao hơn $1,5480/5500. Mức hỗ trợ gần $1,5040/30 (mức cản đường cản vẽ trên đấy tối thiểu của năm 2010 và 2013).
USD/JPY: Áp lực lạm phát giảm do giá dầu giảm có thể khiến Ngân Hàng Nhật Bản tăng khối lượng kích thích tiền tệ hoặc rời thời điểm đạt được 2% lạm phát (cả cái này lẫn cái kia sẽ ảnh hưởng xấu đến đồng yên, cuộc họp của Ngân Hàng Nhật Bản sẽ diễn 21 tháng 1).
Vùng Y116,00/Y115,60 (vùng tối thiểu của 14 tháng 1 và 38,2% FIBO Y109,30-Y121,80 (vùng tăng do quyết định hồi tháng 10 của Ngân Hàng Nhật Bản)) là mức cản quan trọng. Trong trường hợp người ta đầu cơ về việc Ngân Hàng Nhật Bản tăng khối lượng kích thích tiền tệ thì cặp này sẽ hướng đến đỉnh của năm 2007 (vùng Y124) và trong quá trình này thì mức Y119,80 sẽ là mức cản quan trọng (đường vẽ trên đỉnh của của tháng 12 và đầu tháng 1).
AUD/USD: Tình hình cặp này vẫn không rõ ràng. Gần đây tôi thấy không có sự đồng thuận giữa các nhà phân tích (các nhà phân tích của các ngân hàng lớn) về triển vọng chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Dự Trữ Úc (RBA), ý kiến khá trái chiều: có người nói trong năm 2015 RBA sẽ nhiều lần giảm lãi suất, người khác lập luận về việc tăng lãi suất. Hiện nay số lượng người thứ nhất cao hơn thứ hai, nhưng vài tháng trướng không có ai nói về khả năng tăng lãi suất trong năm 2015. Theo tôi nguy cơ nới lỏng chính sách tiền tệ của RBA trong năm nay cao hơn là thắt chặt.
Cặp này gần tới vùng cản quan trọng $0,8290-$0,8360 (mức cản vẽ bởi đỉnh của tháng 9, 10, 11 năm 2014 và МА(50) cho D1). Giá dầu thấp trên thị trường nguyên liệu (dù gần đây nó có hiệu chỉnh nhất định) làm cho tỷ giá đô Úc tiếp tục hồi phục gặp khá nhiều vấn đề. Hiện nay tôi không thấy lý do để bán vì vậy nên đừng đụng đến nó.
NZD/USD: Chuyển động tỷ giá NZD/USD (nếu so về chart ngày và tuần) đang chỉ sự thay đổi triển vọng. Cặp này nhất định không chịu đi xuống cho dù giá của đo New Zealand thật sự quá cao (Ngân hàng dự trữ New Zealand (RBNZ) đã đưa ra những lập luận khách quan về điều đó). Đồng thời chưa thấy lý do để giá tăng. Để cặp này tăng cần phải sự hiệu chỉnh đáng kể của đô Mỹ hoặc là sự mông chờ về việc RBNZ sắp tăng lãi xuất. Lý do thứ hai khó xảy ra nếu không có sự gia tăng áp lực lạm phát và trong triển vọng gần thì đều đó không có. Cặp này cũng không nên đụng đến.
GOLD: Giá vàng đang nằm trên vùng MA(200) chart D1 (hiện nay đây là mức hỗ trợ). Nguy cơ Hy Lạp rời khỏi Eurozone và chính sách kích thích tiền tệ của ECB không ủng hộ cho việc giá xuống, nhưng cũng không có sự chắc ăn là xu hướng tăng sẽ tiếp tụ (vàng đang quá mua), hiện tại là thời điểm thích hợp cho việc chốt lời.
------------------------
Phân tích này là của TeleTrade Việt Nam