Sự kiện chính của ngày hôm nay dĩ nhiên là chỉ số lao động của Mỹ ra vào lúc 13:30 GMT. Trước khi bảng báo cáo được công bố chúng ta phần nào nắm được tình hình như sau:
- Dự báo trung bình của báo cáo payrolls – 241,000 so với tháng 11 là 321,000 (sẽ phải còn xem xét lại hai lần nữa vào hôm nay và tháng sau);
- Giá trị trung bình trong năm 2014 là 241,000 , trong 6 tháng cuối năm 2014 – 258,000;
- Trong 11 tháng năm 2014 nền kinh tế Mỹ đã tạo được 2,650,000 việc làm mới (chỉ số tháng 11 và 12 có thể sẽ tính lại), theo Bloomberg đó là con số lớn nhất trong vòng 15 năm nay;
- Thông số của ADP cho thấy sự tăng trưởng việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân của Mỹ theo kết quả của tháng 12 là 241,000 trong khi dự báo trung bình là 223,000;
- Chỉ số tỉ lệ việc làm theo thông số ISM: ngành sản xuất là 56,8 điểm vào tháng 12 (tháng 11 là 54,9 điểm), ngành dịch vụ là 56,0 điểm vào tháng 1 (tháng 11 là 56,7 điểm);
- Báo cáo của JOLTs cho thấy số lượng tuyển dụng trong tháng báo cáo vừa rồi tăng tới mức 4 834 000 so với mức 4 685 000 của tháng trước.
Các dự báo chung cho thông số khá là thực tế cho dù chúng ta không phủ nhận việc có thể công bố chỉ số cao hơn hoặc thấp hơn. Kinh nghiệm cho thấy là các kì vọng về báo cáo payrolls dựa trên sự phân tích của báo cáo khác thường ít tương quan với nhau trong thời hạn 1 tháng, nhưng xu hướng dài hạn là giống nhau. Hiện tại xu hướng việc làm của Mỹ là như sau: thị trường lao động dần được cải thiện và có phần gia tăng trong mấy tháng gần đây. Không nên nói về xu hướng dựa trên chỉ số của một tháng. Vì vậy cho dù chỉ số ra có khác so với dự báo (thận chí khác xa), thì nó sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng của chính sách tiền tệ của FED cho dù phản ứng của đô la có thể sẽ đáng kể (chỉ số cao hơn dự đoán thì đô sẽ lên, chỉ số thấp hơn thì đô sẽ rớt). Hiện tại tình hình lạm phát ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của FED nhiều hơn, vì vậy báo cáo về thu nhập bình quân mỗi giờ, là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập khách hàng nghĩa là ảnh hưởng đến lạm phát, sẽ có tính quan trọng. Thông số đó tăng lên 0,4% vào tháng 11, vào tháng 12 dự đoán là nó sẽ tăng 0,2% (theo lý thuyết thì lương càng tăng thì càng có khả năng lạm phát tăng).

Về những cặp ngoại tệ chính:
EUR/USD đang nằm trong vùng tối thiểu của 9 năm nay. Triển vọng của cặp này vẫn là tiểu cực , cho dù trong ngắn hạn có thể có tự điều chỉnh do lo ngại về việc Hy Lạp ra khỏi khu vực đồng tiền chung giảm đi do có thông tin về việc sự ủng hộ của **** Liên minh lực lượng cánh tả (Syriza) và **** Dân chủ mới đang rút dần. Cho dù Syriza vẫn còn dẫn đầu nhưng đến khi bầu cử 25 tháng 1 xu hướng này rất có thể sẽ còn giữ nguyên.
Cho dù có khả năng điều chỉnh, nhưng không nên mua cặp này vì triển vọng mở rộng chương trình QE của ECB sẽ giữ euro dưới áp lực và cặp này sẽ giảm tiếp. Về cặp euro-usd thì chỉ nên tính việc mở lệnh ngắn hạn và sự điều chỉnh có thể giúp làm giá tốt. Mức cản gần $1,1890/1900, cao hơn $1,1970. Như mọi cặp ngoại tệ khác euro-usd sẽ giao động mạnh theo thông số về thị trường lao động Mỹ.
GBP/USD thì nên coi về việc tăng. Cặp này rất phù hợp để mở các lệnh dài trong trường hợp đô sẽ điều chỉnh sau khi tăng giá vừa rồi (chỉ số đô DXY0 trên đang gần tới đỉnh của 10 năm). Cho dù cặp này có triển vọng tăng, nhưng không có những yếu tố làm nền tảng. Khả năng cặp này tiếp tục xu hướng giảm cũng đáng nghi do thông tin sau: theo thông số CFTC hiện tại có rất nhiều nhà đầu cơ và trader lớn ra những lệnh ngắn hạn về cặp này và tình hình này đã diễn ra khá lâu. Đồng thời lại đang tăng số lượng lệnh dài của trader. Tình hình này cho thấy khả năng thay đổi của xu hướng giảm khá cao, nhưng chỉ trong triển vọng trung hạn và dài hạn. Hiện tại cặp này đang thử mức cản là các đường tối thiểu của năm 2010 và 2013. Mức này có thể dừng giá giảm 7 tháng qua. Mức cản gần $1,5200, cao hơn $1,5480/5500.
Áp lực lạm phát giảm do giá dầu giảm có thể khiến Ngân Hàng Nhật Bản tăng khối lượng kích thích tiền tệ hoặc rời thời điểm đạt được 2% lạm phát (cả cái này lẫn cái kia sẽ ảnh hưởng xấu đến đồng yên). Nhưng mong chờ này khiến cho cặp USD/JPY ra khỏi vùng dao động tháng 12 và tiếp tục tăng giá tới mức tối đa của năm 2007 (mức Y124). Cuộc họp sắp tới của Ngân Hàng Nhật Bản vào 21 tháng 1. Mức trần cho cặp này – Y120,20 (đường cản của mùng 8,23,29 tháng 12 và của 2-5 tháng 1). Mức hỗ trợ – Y117,70
Thông số cán cân thương mại của Úc tốt hơn dự báo và thông tin về việc chính phủ Trung Quốc tiếp tục kích thích kinh tế đã tạo mức hỗ trợ ngắn hạn cho cặp AUD/USD. Cho dù những yếu tố cơ bản chỉ ra việc đô la Úc sẽ tiếp tục giảm, với mức hiện tại thì bán không được tiện lợi cho lắm và nên đợi hiệu chỉnh. Cặp này quá bán. Nên tính đến chuyện bán cặp này khi sự điều chỉnh đạt đến mức cản, vẽ bởi điểm tối đa của tháng 9, 10 và 11.
Triển vọng của cặp NZD/USD vẫn còn tiêu cực, chưa thấy lý do để giá tăng. Để cặp này tăng cần hoặc là sự điều chỉnh đô la với quy mô lớn, hoặc là sự mong chờ về việc tăng lãi xuất của РБНЗ. Lý do thứ hai khó xảy ra nếu không có sự gia tăng áp lực lạm phát và trong triển vọng gần thì đều đó không có.
Tình hình của vàng vẫn như cũ. Trong trung hạn khả năng giá tăng tới vùng MA(200) cho D1 cao hơn là giảm.
---------------------
Phân tích này của TeleTrade Việt Nam