Nhằm bù đắp nguồn cung thiếu hụt do nhu cầu tiếp tục tăng nhanh hơn nguồn cung. Một phần khác cũng cho thấy sự trì hoãn thực hiện các dự án đường ống dẫn khí mới nhằm đưa các mỏ khí mới phát hiện vào hoạt động. Dù gì đi chăng nữa, cả GAS và Shell sẽ xây cảng LNG ở Sơn Mỹ và sẽ nhập khẩu khối lượng LNG còn chưa công bố cho một trạm khác ở Bà Rịa-Vũng Tàu hiện đang trong giai đoạn thi công. Loại hình kinh doanh này sẽ bắt đầu đóng góp vào doanh thu GAS từ 2017 và chúng tôi cho rằng loại hình này sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận gộp là 15% hoặc hơn. Điều này là cơ sở quan trọng cho việc dự báo tốc độ tăng trưởng ổn định đối với doanh thu của GAS kết hợp với tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ suy giảm từ 2017 và các năm tiếp theo. Duy trì đánh giá Nắm Giữ đối với GAS.

Petrovietnam Gas (GAS - Nắm Giữ) vừa với ký các hợp đồng khí hóa lỏng thiên nhiên (LNG) với Royal Dutch Sell vào ngày 16/6, bao gồm một nghị định thư (MOU) về ý định hợp tác của hai bên trong việc xây dựng một cảng nhập khẩu LNG tại Sơn Mỹ (Bình Thuận) và một hợp đồng khác mua LNG cho cảng Thị Vải tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Trị giá và các chi tiết của các hợp đồng trên vẫn chưa được công bố. Điều này đánh dấu một bước đi quan trọng của GAS chuẩn bị cho hoạt động nhập khẩu LNG trong dài hạn nhằm bù đắp sự thiếu hụt khí đốt thiên nhiên trong 2016-2017 và các năm tiếp theo.

LNG là khí thiên nhiên được hóa lỏng ở nhiệt độ âm 162 độ C. LNG bao gồm chủ yếu là khí metan (CH4). Thể tích của LNG chỉ bằng 1/600 thể tích khí thiên nhiên ở điều kiện tiêu chuẩn và dễ dàng chuyên chở mới khối lượng lớn bằng tàu biển chuyên dụng. Về phương tiện tiếp nhận, LNG có thể sẽ được chuyển ngược trở lại ở trạng thái khí và vận chuyển bằng đường ống tới các khách hàng hoặc có thể vận chuyển bằng xe tải, tàu hỏa, tàu dầu nhỏ tới các khách hàng cách xa đường ống. Tương tự như khí thiên nhiên, LNG được dùng với tư cách nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất điện, sản xuất phân bón, chưng cất methanol, DME, sản xuất công nghiệp và các mục đích dân sinh. Khí LNG cũng có thể sử dụng làm nhiên liệu cho tàu thủy, tàu hỏa và các xe tải hạng nặng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. LNG được xem là nhiên liệu thay thế tốt nhất cho khi đốt thiên khi tính đến chi phí.

Theo ước tính của Petrovietnam, tổng nguồn cung khí cả nước sẽ đạt khoảng 10 tỷ m3 vào năm 2015, điều này có nghĩa là sẽ thiếu hụt 3 tỷ m3 khí. Lý do là nhu cầu nội địa về khí tăng với CAGR là 7% hoặc hơn so với mức tăng tổng nguồn cung với CAGR là 1,4% (theo con số thống kê trong vòng 5 năm qua). Petrovietnam dự báo mức thiếu hụt này sẽ tăng lên 6 tỷ m3 vào năm 2020 và hơn 15 tỷ m3 vào 2025. Do vậy, nhập khẩu LNG là điều không tránh khỏi nhằm bù đắp nguồn cung thiếu hụt. Chúng tôi dự báo GAS sẽ bắt đầu nhập khẩu LNG từ 2017.

Cảng LNG Thị Vải tại Bà Rịa-Vũng Tàu và cảng LNG Sơn Mỹ tại Bình Thuận sẽ đóng vai trò quan trọng trong mảng kinh doanh LNG trong tương lai của GAS. Cảng LNG Thị Vải có công suất 1 triệu tấn/năm và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào 2017 và cung cấp khí LNG cho các khu công nghiệp và nhà máy điện độc lập tại các tỉnh phía Nam. Trong khi đó, cảng Sơn Mỹ LNG dự kiến sẽ tiếp nhận LNG lần đầu trong 2019-2020 khi giai đoạn 1 dự án này hoàn tất với công suất ban đầu 3,6 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2, công suất cảng Sơn Mỹ sẽ tăng lên 6 triệu tấn/năm.

Theo mô hình của HSC, chúng tôi cho rằng mảng kinh doanh LNG sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận 15% đối với GAS với doanh thu bao gồm cả chi phí vận chuyển và chênh lệch giá bán/giá mua. Do vậy, từ 2017 và các năm tiếp theo trong khi mảng LNG sẽ giúp thúc đẩy doanh thu thì mảng này cũng góp phần hạ thấp kỳ vọng của chúng tôi về tỷ suất lợi nhuận gộp. Như đã đề cập trong bản tin gần đây của chúng tôi.