Lo ngại nền kinh tế bị FDI thao túng
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 2 của 2
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Lo ngại nền kinh tế bị FDI thao túng

      Nền kinh tế có vẻ đang phụ thuộc “thái quá” vào khu vực đầu tư nước ngoài (FDI). Giới chuyên gia lo ngại, một lúc nào đó, khu vực này sẽ dẫn dắt nền kinh tế theo hướng có lợi cho họ.


      Xem bài viết: Lo ngại nền kinh tế bị FDI thao túng

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Hồ Huy Anh (21/04/2014 1:37)

      Để phát triển kinh tế, chúng ta cần có những điều kiện giống như một công ty công nghiệp, đó là đất đai tài nguyên, lực lượng lao động, vốn liếng, công nghệ, và khả năng kinh doanh. VN chỉ mới vươn tới nước có thu nhập trung bình thấp và vẫn đang ở giai đoạn thứ nhất của tiến trình phát triển và công nghiệp hóa nên vẫn phải có vốn liếng FDI - 1 trong những điều kiện cần có, nhưng chưa đủ - để không bị vướng bẫy thu nhập trung bình thấp và để vươn lên giai đoạn kế tiếp: có thu nhập trung bình cao và bước vào giai đoạn thứ hai của tiến trình phát triển và công nghiệp hóa - vốn là một tiến trình dài một hai thập niên mà các nước láng giềng ở Đông Nam Á đã từng trải qua.

      Từ ngày đầu đổi mới kinh tế, chúng ta chỉ có đất đai tài nguyên và lực lượng lao động. Sau đó, dòng FDI chảy từ nước ngoài vào cùng với sự chuyển giao công nghệ thấp mang tính chất gia công để xuất khẩu hàng có giá trị thấp, thí dụ như dệt may, giày dép, nông lâm thủy sản, khoáng sản v.v. do ưu thế ban đầu của VN là giá lao động thấp và đất đai tài nguyên rẻ. Mặc dù gần đây VN có gia tăng xuất khẩu hàng công nghệ cao cấp, thí dụ như mobile phone, thiết bị điện tử và các thành phần rời, và các mặt hàng điện tử khác, nhưng nhìn chung vẫn còn trong giai đoạn thứ nhất của tiến trình phát triển và công nghiệp hóa: trong giai đoạn này, từ thiết kế, chuyển giao công nghệ, cho đến sản xuất và tiếp thị đều được công ty nước ngoài "đạo diễn", và đất nước ta chỉ đóng góp lao động không đòi hỏi tay nghề cao và đất công nghiệp. Dù việc này tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho dân, tỷ lệ giá trị nội tại trong thành phẩm do người VN tạo ra vẫn còn nhỏ so với tỷ lệ giá trị ưu thế cao do người nước ngoài tạo ra cho nền kinh tế nước nhà.

      Trong giai đoạn hai, phải cần thêm FDI nữa để mở rộng sản xuất, qua đó các doanh nghiệp địa phương bắt đầu cung cấp các bộ phận và thành phần rời cho các công ty FDI, và do đó tỷ lệ giá trị nội tại trong thành phẩm tạo ra tăng vừa phải, nhưng sản xuất về cơ bản vẫn thuộc quyền quản lý và hướng dẫn của nước ngoài. Thái Lan và Malaysia đã đạt đến giai đoạn này và đang bị vướng bẫy thu nhập trung bình cao.

      Đến giai đoạn ba, đó là trường hợp Hàn Quốc: các doanh nghiệp trong nước thay thế FDI nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực sản xuất bao gồm cả quản lý , công nghệ, thiết kế, vận hành nhà máy sản xuất, phân phối hậu cần, kiểm soát chất lượng, và tiếp thị. Từ đó, phụ thuộc nước ngoài giảm, tỷ lệ giá trị nội tại trong thành phẩm do người HQ gia tăng đáng kể. Đất nước HQ nổi lên như là nước năng động xuất khẩu với sản phẩm có chất lượng cao, thách thức doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh ngay cả ở những nước tiến bộ hơn.

      Trong giai đoạn thứ tư, đất nước sở hữu khả năng tạo ra sản phẩm mới và dẫn dắt xu hướng thị trường toàn cầu. Nhật Bản, Hoa Kỳ, và một số thành viên của Liên minh châu Âu là đã và đang là những đất nước sáng tạo công nghiệp mới dạng này.

      Đối với VN hiện nay, phải làm gì chỉ để vươn lên từ giai đoạn một đến giai đoạn hai của tiến trình phát triển và công nghiệp hóa? Như đã nói ở đoạn mở đầu, để phát triển kinh tế, chúng ta cần 5 điều kiện giống như một công ty công nghiệp, trong đó có khả năng kinh doanh. Ở tầm mức quốc gia, khả năng kinh doanh phải được hiểu như là có tầm nhìn, có khả năng hoạch định chính sách kinh tế khả thi, và có những phương án hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu kinh tế đo lường được. Hiện nay chúng ta đang thiếu các chiến lược công nghiệp thực tế và kế hoạch hành động cụ thể để đến năm 2020 đạt được tầm nhìn Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa.


      Xem bài viết: Lo ngại nền kinh tế bị FDI thao túng

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 03-06-2013, 12:22 PM
    2. Lo ngại sự chuyển dịch dòng vốn FDI
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 21-03-2013, 08:37 AM
    3. Chống thao túng giá cổ phiếu: Cần nỗ lực từ DN
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 03-10-2011, 03:52 PM
    4. 'Nghi án' thị trường vàng bị thao túng giá
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 25-07-2011, 11:18 PM
    5. Có nên nghi ngại cổ phiếu Petrolimex?
      By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hình
      Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 24-07-2011, 03:50 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình