Các chuyên gia nước ngoài cho rằng tốc độ tăng lương của VN cao hơn tốc độ phát triển, quản trị doanh nghiệp và tăng năng suất lao động. Như vậy sẽ dẫn đến sản phẩm làm ra giá thành cao, không cạnh tranh. Nhưng bài toán này khó giải bởi mâu thuẫn giữa các yếu tố: giá cả mọi cái tăng làm cho đời sống đi xuống, sức mua yếu nên vẫn phải tăng lương, mà tăng lương lại vướng vào vấn đề trên. Gót chân A sin ở đây chính là mọi giá cả sinh hoạt dịch vụ đang quá cao so với đồng lương. Vậy cho nên giá cả, CPI phải giảm chứ không tăng một thời gian nữa cho đến khi người lao động sống được bằng dồng lương, khi đó sức mua toàn xã hội sẽ tăng lên, hàng hóa rẻ đi nhưng bán được nhiều, đồng tiền quay vòng nhanh...khi đó sẽ giải quyết được mọi việc như quy luật của các nước đi trước đã trải qua.
Cho nên tôi cho rằng các chuyên gia cần phải tư duy theo hướng đó. Đó là tăng năng suất, quản trị tốt hơn, giá thành giảm, tăng sản lượng, tăng lợi nhuận, tăng lương, sức mua tăng....chứ không phải lỗi thời theo tư duy cũ: phát triển thì giá cả phải lên, CPI phải tăng. Xin lấy Trung Quốc làm ví dụ : hơn 20 năm phát triển thần kỳ, họ có cần CPI tăng mạnh đâu. Chúng ta đã sai khi đẩy giá cả lên quá cao, nay cần phải làm lại cho đúng quy luật, khi đó sự phát triển sẽ vào nhịp và mạnh mẽ.
Cảm ơn nếu các bạn chia xẻ tư duy này, vì một sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước.


Xem bài viết: CPI tháng 4: Ổn định và giúp duy trì dòng tiền cho thị trường chứng khoán