Hybrid View
-
30-12-2013 05:39 PM #1
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Ngân hàng Nhà nước sẽ “mềm mại” với Thông tư 02
“Về lâu dài không thể áp dụng mãi biện pháp tình thế và cần đi dần đến chuẩn mức quốc tế”, ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình có sau khi nhiều lãnh đạo ngân hàng kiến nghị tiếp tục lùi thời điểm áp dụng Thông tư 02.
Xem bài viết: Ngân hàng Nhà nước sẽ “mềm mại” với Thông tư 02
-
30-12-2013 05:39 PM #2
Platinum Member- Ngày tham gia
- Jun 2011
- Bài viết
- 59,568
- Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi
Hồ Huy Anh (30/12/2013 17:12)
Trước đây, nhất là từ lúc có cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu châm ngòi từ việc Lehman Brothers phá sản, một số người nước ngoài có khái niệm "Too Big To Fail". Ý kiến này cho rằng các ngân hàng thương mại (NHTM) hoặc tổ chức tài chính (TCTC) là "quá lớn để sụp đổ". Đây là tiền đề cho kế hoạch giải cứu của chính phủ, trong đó chính phủ hỗ trợ tài chính cho các NHTM trên bờ vực sụp đổ, vì nếu không có viện trợ này, các NHTM sẽ không chỉ bị phá sản, nhưng còn sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền trên toàn nền kinh tế dẫn đến sự thất bại toàn hệ thống tài chánh.
Ở Việt Nam, làm thế nào để tránh được tình huống trong đó chính phủ phải quyết định hoặc hỗ trợ một NHTM đang tê liệt, hoặc để cho nó sụp đổ? Vấn đề là chính phủ có thể đã ngăn chặn một thảm họa tài chính trong thời gian này - thời gian mà nạn sở hữu chéo tràn lan trong đó NHTM vừa là chủ nợ vừa là con nợ (cổ đông nắm quyền kiểm soát NHTM cho chính doanh nghiệp sân sau của mình mượn vốn huy động từ công chúng). Mặt khác, chính phủ đã đồng thời gián tiếp cho phép NHTM chấp nhận rủi ro cao bằng cách cung cấp cho họ một mạng lưới an toàn tài chính vô hình. Điều này sẽ dẫn đến một vòng luẩn quẩn: các NHTM chấp nhận rủi ro (hay đánh bạc tài chính?), rồi thất bại, sau đó nhận được một gói cứu trợ tiếp để tiếp tục chấp nhận rủi ro lần nữa!
Gần đây, với sự ra đời của giao ước quốc tế do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng soạn lập, càng ngày càng có nhiều ý kiến ở các nước ngoài cho rằng chính phủ không nên dùng tiền thuế mà dân của họ nộp để cứu trợ tài chính cho các NHTM trong trường hợp có thêm một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Cụ thể là mới đây, ngày 23/12, Cơ quan Giám sát Tài chính Úc (Australian Prudential Regulation Authority, viết tắt là APRA) đã công bố sẽ buộc 4 ngân hàng lớn nhất (trong đó có 2 ngân hàng đang đầu tư tại VN) là Commonwealth Bank, ANZ, Westpac, National Australia Bank phải tăng lượng tiền mặt mà họ nắm giữ trong dự trữ như khoản tiền "đệm" để phòng chống lại một cuộc khủng hoảng tài chính. APRA sẽ bắt buộc 4 ngân hàng này tăng 1% vốn dự trữ bắt buộc, lên đến hàng tỷ đô la trên mức tài sản tài chính hiện tại. Đây rõ ràng là phần việc của chính phủ Úc trong nỗ lực toàn cầu để đảm bảo các NHTM lớn có thể chịu được những cú sốc tài chính.
Xem bài viết: Ngân hàng Nhà nước sẽ “mềm mại” với Thông tư 02
Thông tin của chủ đề
Users Browsing this Thread
Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)
Similar Threads
-
Ngân hàng Nhà nước: Khó lùi thời hạn Thông tư 02
By Bull12 in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 0Bài viết cuối: 18-12-2013, 10:35 PM -
Ngân hàng Nhà nước rót 20.000 tỷ cho vay mua nhà ở
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 26-02-2013, 09:42 AM -
“Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục hỗ trợ sáp nhập ngân hàng”
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 30-05-2012, 02:51 PM -
Mỹ: Nhà bị phát mãi nhưng vẫn nợ ngân hàng
By tintucsukien in forum Thảo luận Tình hìnhTrả lời: 1Bài viết cuối: 03-10-2011, 06:19 AM -
Tác động của truyền thông đối với cổ phiếu Ngân hàng
By BENT in forum CLB Chứng khoánTrả lời: 0Bài viết cuối: 22-03-2006, 02:20 PM
Bookmarks