http://.vn/thi-truong-chung-khoan/co...321363ca31.chn

Đây là thông tin về chỉ số vận tải biển 31/07/2010

Ngành vận tải biển đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ cuối quý II. Không ít cổ phiếu vận tải biển mặc dù có giá hấp dẫn nhưng vẫn không thể tăng mạnh.
TIN MỚIThứ trưởng Trần Xuân Hà: 2014 phải coi việc cổ phần hóa DNNN và thoái vốn Nhà nước là trọng tâm Thứ trưởng Trần Xuân Hà: 2014 phải coi việc cổ phần hóa DNNN và thoái vốn Nhà nước là trọng tâmHai Sở GDCK công bố nghỉ 14 ngày giao dịch trong năm 2014Tổng công ty Cà phê bán 24,14% cổ phần VCF cho khối ngoại, hàng loạt bluechips bị bán mạnh trong phiên 20/12
Khoảng lặng BDI

Chỉ số Baltic Dry Index (BDI), được xem là chỉ báo sức khỏe của ngành vận tải biển, từ đầu tháng Sáu đã sụt giảm khá sâu, gần 30%, khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về khả năng phục hồi của ngành vận tải biển trong nửa cuối năm nay.

Trước tiên cần phải thấy rằng, BDI chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nhu cầu chuyên chở quặng sắt và than cốc (chiếm tỷ trọng chi phối đến 30%). Những quan ngại về bong bóng bất động sản Trung Quốc đã kéo giảm nhu cầu thép, do đó làm giảm nhu cầu quặng sắt và than cốc của Trung Quốc. Hơn nữa, mùa cao điểm xuất khẩu ngũ cốc của Nam Mỹ đã chấm dứt, tạo áp lực lên giá cước.

Bên cạnh đó, BDI cũng là một công cụ chỉ báo cho nền kinh tế thế giới. Những quan ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ đến chỉ số này, vì 90% sản lượng hàng hóa giao thương trên toàn thế giới là thông qua đường hàng hải.

Về khả năng phục hồi của BDI, các chuyên gia cho rằng nhu cầu vận chuyển hàng hải từ Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng. Mọi người kỳ vọng chính phủ Trung Quốc sẽ đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh phía tây (vốn kém phát triển hơn các tỉnh phía đông), và điều này sẽ là lực đỡ cho chỉ số BDI.

Đối với các doanh nghiệp vận tải trong nước, đa phần đội tàu thuộc loại handysize với trọng tải từ 15.000 - 35.000DWT. Giá cước của loại tàu handysize được phản ánh thông qua chỉ số Baltic Handysize Index (BHSI).

Thông thường, các công ty thường chốt giá vận tải trước 1,5 - 2 tháng nên mặc dù BHSI sụt giảm trong tháng Sáu cùng với BDI, nhưng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam vẫn có thể xem là khả quan, nhưng có thể gặp khó khăn từ quý III.

Hiện tại, BHSI đang dao động trong khu vực 1.000 điểm, và theo ước tính, nếu BHSI rơi xuống khu vực 900 - 950 điểm thì các doanh nghiệp tàu biển sẽ khó làm ăn có lãi và thậm chí có thể lỗ nếu không đảm bảo nguồn hàng.


Chọn mặt gửi vàng

Hiện tại, mức P/E bình quân của các cổ phiếu vận tải biển đang dao động khoảng 8 - 9 lần, tương đương so với mặt bằng chung của thị trường. Chỉ số P/BV tầm 1,4 - 1,6 lần, và xét theo mặt bằng chung thì cũng không phải là quá hấp dẫn. Nhưng mấu chốt của những lo ngại nằm ở triển vọng ngành trong 6 tháng cuối năm.

Nhà đầu tư ngắn hạn nếu muốn đón sóng ngành này thì ngoài việc theo dõi cung cầu của cổ phiếu còn cần phải tìm hiểu diễn biến hai chỉ số BDI và BHSI, xem khi nào có dấu hiệu đi lên trở lại.

Đây là yếu tố quan trọng nhất, tác động đến giá cổ phiếu các công ty trong ngành. Ngoài ra, thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay được đánh giá vẫn ảm đạm, khiến nhà đầu tư chùn tay khi giải ngân. Và cổ phiếu ngành vận tải biển cũng không là ngoại lệ.

Như vậy, để cổ phiếu vận tải biển tăng giá, cần phải giải quyết được ba cái chốt: triển vọng ngành, diễn biến của thị trường chứng khoán và tâm lý của nhà đầu tư.

Nhưng ngoài việc trông đợi vào hoạt động kinh doanh thuần túy, các doanh nghiệp tàu biển Việt Nam vẫn thường có lợi nhuận đột biến xuất phát từ việc bán tàu.

Thời gian sắp tới, hai trong số những công ty tiêu biểu được hưởng lợi từ việc này là Vinaship (VNA) và Vitranschart (VST). Nhưng cần lựa chọn thời điểm thích hợp mua vào để tối đa hóa lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro về giá khi VN-Index diễn biến khó lường như hiện nay.

VST có lợi thế là đội ngũ thuyền viên tương đối chuyên nghiệp nhất trong ngành và đội tàu trẻ. Về cơ bản, VST là cổ phiếu tốt nhất, thích hợp cho đầu tư trung hạn.

Quan sát diễn biến giá cổ phiếu VSTVNA giai đoạn vừa qua có thể thấy nhà đầu tư ngắn hạn “kết” VNA hơn. Vì vốn điều lệ của VNA thấp (chỉ 200 tỷ), nên một tác động vừa phải đến lợi nhuận cũng ảnh hưởng nhiều đến EPS, đây có thể là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư ưa mạo hiểm và thích lướt sóng.

Theo Bùi Đăng Bảo
Doanh nhân Sài Gòn


Các bác xem thử nhé.
Thời điểm ra bài báo 31/07/2010 giá VST là 21k, tháng 12 năm 2009 giá VST là 22k. Lúc ấy chỉ số BHSI đang là 900-1000. Xu hướng chỉ số vận tải biển ảm đạm. giá trị sổ sách của VST thời điểm ấy là 14k. Phương pháp khấu hao đội tàu thấp hơn hiện tại. giá dầu 120USD/barel

Sau 3 năm thua lỗ. hiện tại VST giá 3.5k, chỉ số BHSI 820. xu hướng vận tải biển tăng mạnh. Giá trị sổ sách hiện tại 6k. Phương pháp khấu hao mới làm VST bị mất đi phần nhiều VCSH nhưng bù lại sẽ có nhiều khoảng lợi nhuận đột biến. Giá dầu 100USD/barel.
Lợi nhuận của VST nhìn vào sẽ thấy phần lớn năm 2012 và 2013 chết ở chi phí khấu hao đội tàu quá lớn. dữ liệu Q3 năm nay cho thấy dù chi phí khấu hao rất lớn ( khấu hao thêm 40 tỷ so với phương pháp khâu hao trước đó) nhưng lỗ lũy kế chỉ 25 tỷ, trừ đi 20 tỷ lợi nhuận bán tàu vậy tính ra nếu dùng phương pháp khấu hao cũ, VST chỉ lỗ 5 tỷ (25 tỷ +20 tỷ - 40 tỷ) . Thời điểm làm báo cáo Q3 chỉ số BHSI dao động trong khoảng 530 điểm



http://www.lloydslistintelligence.co...4311856CD1D56B

Hiện tại BHSI đã tăng thêm 55% so với trung bình quý 3, nên em xin mạo muội tự tin dự phóng VST sẽ có lợi nhuận kha khá trong quý 4 này ( vì chỉ số BHSI đã tăng bền vững từ cuối quý 3 đến nay, em dự đoán VST đã ký các hợp đồng mới)

Điểm mạnh của VST là dù giá cước giảm mạnh qua các năm nhưng doanh số của VST vẫn giữ nguyên, nghĩa là đội tàu của VST vẫn hoạt động hết công suất và có tăng trưởng doanh thu lẫn đội tàu hàng năm để bù vào giá cước giảm.

Mức giá mục tiêu trong tháng 1 của em là 6k. trong năm 2014 là 12k ( khi BHSI chạm ngưỡng 1000)

BÁC NÀO THẤY ĐÚNG SAI GÌ XIN NÉM ĐÁ NHẸ TAY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN ĐỂ TRANH LUẬN, KHÔNG DÙNG LÝ SỰ CÙN NHÉ.
THANKS CÁC BÁC. BÁC NÀO THẤY CÓ LÝ THÌ MUA VST ỦNG HỘ EM PHÁT.