Nhà nước nên xem lại chủ trương 'ăn Tết lớn' như hiện nay
  • Thông báo


    + Trả lời Chủ đề
    Kết quả 1 đến 5 của 5
    1. #1
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Nhà nước nên xem lại chủ trương 'ăn Tết lớn' như hiện nay

      Quyết định nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày của chính phủ thúc đẩy tôi viết bài này, tuy nhiên số liệu thì tôi đã chuẩn bị lâu rồi. 'Ăn Tết lớn' chỉ là vấn đề cụ thể, tôi muốn nói rộng hơn là vấn đề kích cầu trong toàn bộ dân chúng lợi hại như thế nào.


      Xem bài viết: Nhà nước nên xem lại chủ trương 'ăn Tết lớn' như hiện nay

    2. #2
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post Quang Dung (23/12/2013 10:37)

      Người nghèo chính ra ăn chơi hơn người giàu, tết dài tết lớn là cơ hợi cho nhà giàu chia sẽ, phân phối lại thu nhập cho người nghèo đó chứ! kích cầu là đúng rồi nhiều người làm cả năm có vế thăm được gia đính đâu? Nghỉ tết lâu là giúp cho người ta xốc lại tinh thần để làm việc tốt hơn trong năm mới chứ? nước ngoài nghỉ tết dương lịch cũng mất 5-6 ngày, còn các nước Châu Á nghỉ 10 ngày là không có gì quá đáng đâu.


      Xem bài viết: Nhà nước nên xem lại chủ trương 'ăn Tết lớn' như hiện nay

    3. #3
      Ngày tham gia
      Aug 2009
      Bài viết
      22
      Được cám ơn 0 lần trong 0 bài gởi

      Mặc định Cần xem lại việc nghỉ lễ

      Việc áp dụng nghỉ bù (những ngày lễ trùng với thứ Bảy, Chủ Nhật), nghỉ thông tầm (do các ngày nghỉ lễ, ngày Thứ bảy, Chủ Nhật nằm gần nhau) chỉ mới xuất hiện khoảng 5 - 7 năm nay. Mục đích là để kích cầu. Nhưng thực sự có tác dụng như thế nào, cho đến nay chưa có sự đo lường nào về ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế cả. Nhưng tôi chỉ thấy một điều thực tế là:

      1. Chủ trương cho cán bộ, công nhân viên nhà nước nghỉ ngày thứ Bảy trước đây (dưới thời thủ tướng Phan Văn Khải) cũng nhằm mục đích tiết kiệm điện nước, kích cầu. Nhưng gần như không có tác dụng mấy, và giờ đây chính phủ, và các doanh nghiệp, đã phải bắt đầu khôi phục lại lịch làm việc ngày thứ Bảy. Mà vẫn chưa phục hồi lại được, người dân vẫn chưa biết có làm việc ngày thứ Bảy, cơ quan nhà nước vẫn lãng công. Vậy thì nghỉ thông tầm rồi làm bù vào thứ Bảy Chủ Nhật liệu có khả thi?

      2. Chẳng lẽ công việc kích cầu chỉ diễn ra vào các kỳ nghỉ, trong khi các hoạt động sản xuất tiêu dùng hàng ngày vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo lại không chú ý kích cầu?

      3. Kích cầu du lịch bằng biện pháp nghỉ dài ngày, sẽ dẫn đến quá tải tàu xe, giá vé du lịch, dịch vụ tăng vọt có thực sự mang lại lợi ích cho mọi người hay chỉ có một ít người hưởng lợi?

      4. Nước ta còn nghèo, năng suất lao động thuộc loại thấp nhất khu vực và trên thế giới, vậy thì nghỉ dài ngày liệu có hợp lý.?

      5. Liệu có công bằng khi khu vực cơ quan nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước được phép nghỉ bù, nghỉ thông tầm. Trong khi đó khu vực tư nhân, FDI lại không được (vì luật không quy định).?

      6. Hàng loạt dịch vụ thiết yếu của xã hội bị đình đốn, xáo trộn lịch làm việc của xã hội: giữ trẻ, học sinh nghỉ học trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, lịch khám chữa bệnh, xác nhận giấy tờ, dịch vụ công khác, . . . Những thiệt hại này và lợi ích của việc kích cầu (nếu có) cái nào lớn hơn?

      7. Lý lẽ của việc cho nghỉ bù, nghỉ thông tầm chỉ thể hiện rằng lao động VN kỷ luật kém, thái độ lao động công nghiệp chưa có. Và rằng chúng ta đã bất lực trong việc xây dựng tac phong lao động công nghiệp cho xã hội. Việc nghỉ bù, nghỉ thông tầm chỉ làm cho mọi việc trở nên tệ hại hơn.

      8. Đề nghị: Nếu cho rằng số ngày nghỉ của lao động VN quá ít so với nước khác thì có thể sửa luật lao động, quy định ngày nghỉ phép năm tăng lên thêm 3 - 4 ngày. Còn việc nghỉ bù, nghỉ thông tầm nên chấm dứt. Vì đây là vấn để kỷ luật lao động của xã hội, không thể tùy tiện nghỉ tùm lum như vậy được. Các khu vực tư nhân họ sẽ quyết định về việc nghỉ thông tầm, nghỉ bù dựa trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Còn khu vực nhà nước thì nên làm gương trong việc thể hiện tác phong lao động công nghiệp, hiện đại.

    4. #4
      Ngày tham gia
      Jun 2011
      Bài viết
      59,568
      Được cám ơn 1,465 lần trong 1,303 bài gởi

      Post kien giang (23/12/2013 14:49)

      Việc áp dụng nghỉ bù (những ngày lễ trùng với thứ Bảy, Chủ Nhật), nghỉ thông tầm (do các ngày nghỉ lễ, ngày Thứ bảy, Chủ Nhật nằm gần nhau) chỉ mới xuất hiện khoảng 5 - 7 năm nay. Mục đích là để kích cầu. Nhưng thực sự có tác dụng như thế nào, cho đến nay chưa có sự đo lường nào về ảnh hưởng của nó đối với phát triển kinh tế cả. Nhưng tôi chỉ thấy một điều thực tế là:

      1. Chủ trương cho cán bộ, công nhân viên nhà nước nghỉ ngày thứ Bảy trước đây (dưới thời thủ tướng Phan Văn Khải) cũng nhằm mục đích tiết kiệm điện nước, kích cầu. Nhưng gần như không có tác dụng mấy, và giờ đây chính phủ, và các doanh nghiệp, đã phải bắt đầu khôi phục lại lịch làm việc ngày thứ Bảy. Mà vẫn chưa phục hồi lại được, người dân vẫn chưa biết có làm việc ngày thứ Bảy, cơ quan nhà nước vẫn lãng công. Vậy thì nghỉ thông tầm rồi làm bù vào thứ Bảy Chủ Nhật liệu có khả thi?

      2. Chẳng lẽ công việc kích cầu chỉ diễn ra vào các kỳ nghỉ, trong khi các hoạt động sản xuất tiêu dùng hàng ngày vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo lại không chú ý kích cầu?

      3. Kích cầu du lịch bằng biện pháp nghỉ dài ngày, sẽ dẫn đến quá tải tàu xe, giá vé du lịch, dịch vụ tăng vọt có thực sự mang lại lợi ích cho mọi người hay chỉ có một ít người hưởng lợi?

      4. Nước ta còn nghèo, năng suất lao động thuộc loại thấp nhất khu vực và trên thế giới, vậy thì nghỉ dài ngày liệu có hợp lý.?

      5. Liệu có công bằng khi khu vực cơ quan nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp nhà nước được phép nghỉ bù, nghỉ thông tầm. Trong khi đó khu vực tư nhân, FDI lại không được (vì luật không quy định).?

      6. Hàng loạt dịch vụ thiết yếu của xã hội bị đình đốn, xáo trộn lịch làm việc của xã hội: giữ trẻ, học sinh nghỉ học trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, lịch khám chữa bệnh, xác nhận giấy tờ, dịch vụ công khác, . . . Những thiệt hại này và lợi ích của việc kích cầu (nếu có) cái nào lớn hơn?

      7. Lý lẽ của việc cho nghỉ bù, nghỉ thông tầm chỉ thể hiện rằng lao động VN kỷ luật kém, thái độ lao động công nghiệp chưa có. Và rằng chúng ta đã bất lực trong việc xây dựng tác phong lao động công nghiệp cho xã hội. Việc nghỉ bù, nghỉ thông tầm chỉ làm cho mọi việc trở nên tệ hại hơn.

      8. Đề nghị: Nếu cho rằng số ngày nghỉ của lao động VN quá ít so với nước khác thì có thể sửa luật lao động, quy định ngày nghỉ phép năm tăng lên thêm 3 - 4 ngày. Còn việc nghỉ bù, nghỉ thông tầm nên chấm dứt. Vì đây là vấn để kỷ luật lao động của xã hội, không thể tùy tiện nghỉ tùm lum như vậy được. Các khu vực tư nhân họ sẽ quyết định về việc nghỉ thông tầm, nghỉ bù dựa trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Còn khu vực nhà nước thì nên làm gương trong việc thể hiện tác phong lao động công nghiệp, hiện đại.


      Xem bài viết: Nhà nước nên xem lại chủ trương 'ăn Tết lớn' như hiện nay

    5. #5
      Ngày tham gia
      Oct 2012
      Đang ở
      Saigon
      Bài viết
      1,107
      Được cám ơn 775 lần trong 402 bài gởi

      Mặc định

      ai được nghỉ thì mừng, ai không được thì ráng chịu, GATO mãi thôi
      Quen biết khắp thiên hạ, tri kỉ được mấy người !!!

      http://forum.vietstock.vn/threads/30...67#post1805967

    Thông tin của chủ đề

    Users Browsing this Thread

    Có 1 thành viên đang xem chủ đề này. (0 thành viên và 1 khách vãng lai)

       

    Similar Threads

    1. Trả lời: 3
      Bài viết cuối: 08-02-2012, 02:57 PM
    2. Trả lời: 1
      Bài viết cuối: 08-06-2008, 10:34 PM
    3. Trả lời: 0
      Bài viết cuối: 09-02-2007, 02:33 PM

    Bookmarks

    Quyền viết bài

    • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
    • Bạn Không thể Gửi trả lời
    • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
    • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình