Mới đang ở giai đoạn xây dựng, phát triển mà đã nợ lớn như vậy thật đáng lo ngại. Đúng như bài viết: cần phải xem nguyên nhân nợ nhiều như vậy từ đâu, các báo cáo tài chính có tin cậy không, thậm chí đã qua kiểm toán... lúc đó mới xem xét kế hoạch trả nợ như thế nào.
Biết đâu đầu tư tràn lan, hiệu quả kém, năng suất lao động kém, giá thành công trình trên trời, chất lượng kém, lãng phí thất thoát trầm trọng cộng với lãi suất vốn vay lãi mẹ đẻ lãi con là những nguyên nhân chính thì vô cùng đáng lo ngại.
Chỉ qua vụ Hoàng Anh Gia Lai định xin tạm nhập tái suất 30 ngàn tấn đường mà ngành mía đường phản đối ầm ầm cho thấy khả năng tổ chức sản suất, chiến lược kinh doanh, quản lý... của chúng ta quá kém... họ sợ hàng của HAGL giá rẻ mà suất sang TQ thì họ sẽ bị TQ cho là bán giá cao dù họ lãi rất ít. Câu chuyện ở đây cũng như tại sao thịt bò Úc rẻ hơn thịt bò VN mà thu nhập đầu người Úc cao hơn VN mấy chục lần, cho thấy chúng ta chỉ nói nhiều mà không có những bộ óc, chiến lược hoạch định cho ra tầm của một quốc gia 90 triệu dân. Nhìn những bãi mía dân trồng ở vùng hẻo lánh, không tập trung thu hoạch tốn công, chuyên chở tốn kém... nhìn những hộ nông dân nuôi vài con bò gầy guộc hay xem tin những ông kẹ thức ăn chăn nuôi, con giống... tăng giá vô tội vạ... thì làm sao cạnh tranh quốc tế được, làm sao giá thành không cao hơn gấp rưỡi, gấp đôi nước ngoài.
Theo tôi cần thuê các chuyên gia nước ngoài về kết hợp với những người có tài, có tâm thật sự, hoạch định lại và tuân thủ các hướng dẫn của người ta mà làm... phải muốn thay đổi thật sự với một tầm nhìn xa với những khát khao cho một đất nước văn minh, giàu có thì mới làm được. Còn nếu không cứ ngồi mà lý luận mà nói những lời chung chung, ngụy biện, đa nghĩa thì sẽ quá muộn...


Xem bài viết: Đáng lo khoản nợ gần 1,35 triệu tỉ đồng của tập đoàn, tổng công ty nhà nước