VẾT RẠN ĐẦU TIÊN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA OBAMA Ở ĐÔNG Á

Vào ngày thứ Sáu 28/8 vừa qua, tại Washington, Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố "nói họ hi vọng rằng các hãng hàng không thương mại của Mỹ sẽ tuân thủ các điều TQ đòi hỏi của Trung Quốc đối với ADIZ mới ở biển Đông Hải (!) (người viết cố tình không dịch là "biển Hoa Đông" như một số các báo dịch từ cụm từ Anh ngữ "East China Sea").

Tuyên bố được đưa ra chỉ vài giờ sau khi TQ tiết lộ rằng họ đã triển khai máy bay chiến đấu vào thứ Sáu để đáp ứng với máy bay chiến đấu và máy bay giám sát của Nhật đã đi vào ADIZ mới của TQ.

Động thái này của Mỹ có thể làm Nhật và Nam Hàn tức giận vì các hãng hàng không thương mại của cả 2 nước này đều không tuân thủ các quy định ADIZ mới của TQ, trừ khi điểm đến cuối cùng của các phi cơ là TQ.

Đây là hành động mâu thuẫn của chính quyền Obama trong chính sách đối ngoại: một mặt đã nhanh chóng gửi B-52 đến ADIZ mới của TQ, mặt khác sau đó lại kêu các hãng hàng không thương mại Mỹ tuân theo đòi hỏi của TQ khi các phi cơ bay qua vùng này. Liệu có cần phải thấy rằng mục tiêu của TQ đơn phương tuyên bố ADIZ mới là để thay đổi hiện trạng trong khu vực không? Và bất cứ động thái "mềm" nào đối với việc này sẽ là dấu hiệu gián tiếp công nhận hiện trạng mới này không?

Việc TQ tuyên bố thẩm quyền ADIZ mới trong biển Đông Hải là một ví dụ cho thấy họ có lòng ham muốn không độ dừng để mở rộng đế chế của họ bất cứ nơi nào có thể được: ví dụ như chiếm đóng Tây Tạng từ năm 1959; tuyên bố đơn phương rằng Arunachal Pradesh (một lãnh thổ của Ấn Độ) là một phần của họ (!); chiếm đóng bằng vũ lực khu vực Leh/Ladakh (cũng lại là một lãnh thổ Ấn Độ) từ năm 1962; vân vân và vân vân...

Sức mạnh kinh tế tài chính và quân sự gần đây của TQ chính là những động lực của tất cả những tuyên bố hoặc hành động tham vọng lãnh thổ vô độ không ngừng này. Nhưng không may là không có nhiều quốc gia có khả năng đối đầu với TQ về quân sự - ngoại trừ Mỹ và Nga . Nhưng Nga và TQ đang có mối quan hệ tốt với nhau, nên quốc tế hướng đến Mỹ để có một số hành động cụ thể nào đó.

Rất tiếc là động thái mâu thuẫn của Mỹ vừa kể trên chắc sẽ làm Nhật và Nam Hàn đặt dấu hỏi về ý chí đối đầu của Mỹ với TQ. Liệu sẽ thấy một cuộc tái vũ trang lớn của Nhật trong thời gian sắp tới không?


Xem bài viết: Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?