Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới Thứ hai (CTTGT2), TQ đã vẽ lại bản đồ của họ, xác định lại biên giới, "chế biến" bằng chứng lịch sử, sử dụng vũ lực để tạo ra thực tế mới về lãnh thổ, đổi tên hải đảo, và tìm cách áp đặt PHIÊN BẢN LỊCH SỬ ẢO của họ trên các vùng biển trong khu vực.

Vào năm 1992, thông qua dự luật gọi là " Luật về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp Lãnh Hải", TQ tuyên bố bốn phần năm của biển Nam Hải là của họ, và tiến hành những cuộc đụng độ vũ trang với Phi và lực lượng hải quân VN trong suốt những năm 1990. Gần đây hơn, TQ gửi một số lượng lớn tàu cá và tàu hải giám đến vùng biển tranh chấp và cho đó như là "một cuộc chiến tranh của nhân dân TQ trên biển " làm căng thẳng trên vùng biển Nam Hải tiếp tục tăng cao.

Do có 6 nước tuyên đòi các đảo san hô, hải đảo, đá, và các mỏ dầu ở đáy biển, các tranh chấp về quần đảo Trường Sa là tranh chấp đa phương cần có trọng tài hòa giải quốc tế . Nhưng TQ đã nhấn mạnh rằng các tranh chấp này là song phương để đặt riêng từng nước có sự tranh chấp với họ vào giữa cái thế "trên đe" của lịch sử lãnh hải được họ viết lại và "dưới búa" của sức mạnh quân sự ngày càng tăng của họ.

Một điều đáng lo ngại là yêu sách lãnh thổ của TQ có hàm chứa một sự khẳng định rằng Hán tộc là một ưu chủng tộc hơn hẳn các chủng tộc khác ở châu Á, và rằng các lãnh thổ ngoại vi ngày xửa ngày xưa phải được chiếm lại để đảm bảo cốt lõi Hán tộc (gần giống như quan điểm cực đoan của phát-xít Nazi ở Đức trước khi CTTGT2 bùng nổ). Đây là một khái niệm đế quốc cơ bản đã được nội tại hóa trong ý thức hệ của cả Quốc Dân **** TQ lẫn **** Cộng sản TQ.

Chừng nào mà TQ vẫn còn theo một đường lối quốc gia cực đoan theo khái niệm này, chừng ấy cả biển Đông Hải lẫn biển Nam Hải sẽ tiếp tục còn nhiều bất ổn chiến lược. Điều này thấy rõ hơn khi TQ đơn phương tạo ra "luật mới" của họ về quy định khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ,viết tắt củ Air Defence Identification Zone). Đồng thời, TQ gửi tàu sân bay duy nhất của họ đến vùng biển Nam Hải - gọi là "để làm nhiệm vụ đào tạo" - nơi đang có tranh chấp hải phận với Phi và các nước láng giềng khác, trong đó có cả VN. Mới cách đây khoảng 5 giờ đồng hồ, theo báo South China Morning Post, chính quyền TQ đã được sự ủng hộ rộng rãi của dân TQ về tuyên bố ADIZ. Tuy nhiên, một số người dân khác lại nghi ngờ động thái này của chính quyền TQ có thể nhằm mục đích đánh lạc hướng sự chú ý của dân chúng TQ đối với các vấn đề đối nội.

Theo Bộ Quốc phòng TQ, máy bay nước ngoài bay trong khu vực ADIZ ở biển Đông Hải (Air Defense Identification Zone - Khu Nhận Dạng Phòng Không) của TQ sẽ phải tuân thủ những điều sau đây :
1. Xác định các lộ trình bay. Bất kỳ máy bay trong khu vực phải báo cáo lộ trình bay của mình cho Bộ Ngoại giao TQ hoặc Cục Hàng không dân dụng TQ.
2. Nhận dạng vô tuyến điện. Máy bay trong khu vực phải duy trì thông tin liên lạc radio hai chiều và đáp ứng một cách kịp thời và chính xác các câu hỏi.
3. Người trả lời phải nhận dạng với bất kỳ bộ điều khiển không lưu Radar Beacon và phải duy trì nhận dạng suốt trong thời gian bay trong khu vực.
4. Đăng ký nhận dạng. Bất kỳ máy bay nào trong khu vực đều phải hiển thị hiệu cho thấy quốc tịch và số đăng ký rõ ràng , phù hợp với điều ước quốc tế.
5.Máy bay trong khu vực nên thực hiện theo hướng dẫn. Quân đội TQ sẽ áp dụng "các biện pháp phòng thủ khẩn cấp" để đáp ứng với máy bay nào từ chối làm theo hướng dẫn.

TQ tuyên bố các quy tắc có hiệu lực từ 10 giờ sáng ngày 23 Tháng Mười Một 2013 giờ Bắc Kinh.

Nói ngắn gọn, "luật" ADIZ ở biển Đông Hải của TQ đòi hỏi máy bay của nước khác phải nhận diện và tuân theo chỉ hướng của TQ trên đường bay, nếu không sẽ bị không lực TQ "xử lý" - và áp dụng không chỉ cho các máy bay trên đường bay đến TQ mà còn cho tất cả các máy bay phải bay ngang qua khu vực ADIZ "mới" này: Vietnam Airline bay từ Hà Nội đến Seoul phải tuân theo quy tắc ADZ "mới" của TQ (!); hoặc giả sử VietJetAir có lập tuyến bay mới đi Seoul cũng sẽ phải tuân theo quy tắc này (!).

Điều này mâu thuẫn với mụ


Xem bài viết: Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?